Chồng khai vợ là “đồng phạm” trong vụ bán giấy khám sức khoẻ giả

Ngày 30/6, cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Quách Huy Dũng (SN 1985) và Đào Thị Phương Anh (SN 1988, cùng trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. 

Vợ đăng bán giấy khám sức khỏe giả, chồng đi giao cho khách
Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn, lực lượng Công an quận Cầu Giấy phát hiện một số đối tượng có hành vi mua bán giấy khám sức khỏe nên đã tập trung vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ.
Đến khoảng gần 11h trưa 18/6, tổ công tác Đội CSĐTTP về kinh tế và chức vụ Công an quận Cầu Giấy đã bắt quả tang Quách Huy Dũng đang có hành vi mua bán giấy khám sức khỏe trước số 190 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
Tang vật thu giữ là 47 giấy khám sức khoẻ, giấy chứng nhận sức khoẻ, giấy ra viện, bộ biên lai thu tiền có hình mẫu dấu tròn của Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai, Cty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải.
Chong khai vo la “dong pham” trong vu ban giay kham suc khoe gia
Hai vợ chồng Dũng và Phương Anh.

Qua đấu tranh, Dũng khai vợ mình là Đào Thị Phương Anh đã mua các loại giấy khám sức khoẻ giả con dấu của các bệnh viện rồi đăng lên mạng xã hội bán. Mỗi tờ giấy khám sức khỏe, Phương Anh sẽ thoả thuận với khách với giá từ 60.000 đồng đến 150.000 đồng rồi đưa cho Dũng đi giao cho khách.

Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra đối với Phương Anh, phát hiện 38 giấy khám giấy khám sức khoẻ, giấy chứng nhận sức khoẻ, giấy ra viện, bộ biên lai thu tiền có hình mẫu dấu tròn của Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai, Cty cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải. Khám xét chỗ ở của vợ chồng Dũng - Phương Anh, lực lượng Công an phát hiện thêm 29 tài liệu giả của nhiều bệnh viện.
Những hệ lụy khi mua bán và sử dụng giấy khám sức khỏe giả
Một cán bộ điều tra cho biết, hiện nay, rất nhiều người vì không muốn mất thời gian đến các cơ sở y tế để khám và làm giấy khám sức khỏe theo quy định nên đã lên mạng mua các giấy khám sức khỏe giả. Họ không nghĩ đến những nguy hại khi sử dụng giấy khám sức khỏe giả.
Việc không thông qua thăm khám, người lao động sẽ không thể biết được tình trạng bệnh tật, sức khỏe của bản thân. Ví dụ người mắt kém vẫn đi lái xe sẽ gây tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân và những người tham gia giao thông khác, đồng thời gây khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí vị trí công việc phù hợp cho người lao động, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lao động.
Chong khai vo la “dong pham” trong vu ban giay kham suc khoe gia-Hinh-2
Giấy khám sức khỏe giả được các đối tượng đăng bán trên mạng xã hội.
Nhiều trường hợp bị các cơ quan quản lý xử lý kỷ luật do thiếu trung thực trong hồ sơ. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân cần sử dụng giấy khám sức khỏe nên đến các cơ sở y tế được cấp phép của Bộ Y tế, Sở Y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và tránh các hệ lụy đáng tiếc.
Theo Điều 341, Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Như vậy, đối với người sử dụng giấy khám sức khoẻ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có hình thức xử phạt khác nhau. Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 7 năm tù.

Đại tướng Tô Lâm: Sẽ xử lý hình sự những người sử dụng giấy tờ giả

Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội chiều 9/11, Đại tướng Tô Lâm cho biết: Hiện nay có tình trạng các đối tượng giả mạo các trang web quảng bá dịch vụ làm giấy tờ giả, chứng chỉ giả với nhiều mức giá, diễn ra một cách công khai trên mạng Internet.

Vừa qua Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng chức năng triệt phá nhiều tổ chức, những băng nhóm sản xuất, đường dây làm giấy tờ giả, chứng chỉ giả, thậm chí có những tổ chức quy mô rất lớn. Có những vụ, công an thu khoảng 1.500 mẫu dấu, nhiều công cụ, máy móc phục vụ cho việc làm tài liệu giả, con dấu giả.

Từ vụ 2 xe Mercedes cùng biển số: Phá dường dây làm giả giấy tờ

Từ vụ phát hiện 1 xe ô tô trùng thương hiệu, biển số, lực lượng chức năng đã bóc gỡ đường dây chuyên sản xuất giấy tờ giả để mua bán xe ô tô đắt tiền.

Ngày 20/4, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, vừa triệt phá đường dây làm giả giấy tờ, tiêu thụ xe gian. Trước đó, khoảng 18h ngày 28/2, Công an quận Hà Đông nhận được đơn trình báo của ông Nguyễn Anh Dũng (trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về việc trong quá trình điều khiển xe ô tô Mercedes Benz BKS: 30E-488.16 lưu thông trên đường Vạn Phúc, Hà Đông, ông phát hiện một chiếc xe ô tô cùng chủng loại và biển kiểm soát với phương tiện của mình.
Tu vu 2 xe Mercedes cung bien so: Pha duong day lam gia giay to
Hình ảnh ô tô Mercedes Benz giống nhau. 
Công an quận Hà Đông đã đến hiện trường và mời ông Dũng cùng anh Nguyễn Đình Bảo (nhà ở Chương Mỹ, Hà Nội) - là người điều khiển chiếc xe ô tô có cùng biển kiểm soát với xe của ông Dũng - về trụ sở để làm việc. Quá trình xác minh, anh Bảo khai nhận mua chiếc xe trên của Nguyễn Đình Minh Lãm (SN 1991, quê quán Đông Sơn, Thanh Hóa, tạm trú tại đường Khương Đình, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) từ tháng 1/2020 với giá 520 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Bảo mới trả trước 260 triệu đồng và chưa được Lãm giao giấy tờ xe. Công an đã triệu tập Nguyễn Đình Minh Lãm đến làm việc. Tại cơ quan Công an, nam thanh niên này đã khai nhận từ đầu năm 2020, anh ta tìm mua xe ô tô không có giấy tờ qua mạng Internet, rồi đặt mua các giấy tờ xe giả để bán kiếm lời.

Một trong những nguồn xe mà Lãm thường “săn” là các xe ô tô mà chủ xe thế chấp tại ngân hàng, sau đó lại mang đến cửa hàng cầm đồ cầm cố lấy tiền rồi bỏ xe (các loại xe này đều không có giấy tờ). Khi bán những chiếc xe này cho khách mua thì giá bán chỉ bằng khoảng 1/2 xe có đầy đủ giấy tờ. Nếu khách mua có nhu cầu về giấy tờ giả cho xe gồm: sổ đăng kiểm, tem kiểm định, BKS, đăng ký xe thì Lãm sẽ liên hệ với đối tượng Trần Huỳnh Đức (SN 1995, quê quán Nam Đàn, Nghệ An) đặt làm.

Lãm thường giao dịch với Đức qua tài khoản mạng xã hội có tên là Long và đặt mua với giá 4 triệu đồng để bán lại cho khách mua với giá từ 6 – đến 8 triệu đồng. Căn cứ tài liệu thu thập, CQĐT Công an Hà Đông đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Đình Minh Lãm về tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, theo quy định tại Điều 341 BLHS.

Xác định tính chất phức tạp của vụ án, Công an quận Hà Đông đã phân công nhiều điều tra viên có kinh nghiệm để tập trung điều tra làm rõ, khai thác mở rộng hành vi buôn bán xe ô tô không có giấy tờ và hành vi làm giả giấy tờ xe.

Qua đấu tranh với Nguyễn Đình Minh Lãm và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, ngoài Trần Huỳnh Đức, Công an quận Hà Đông xác định được thêm vai trò của của Nguyễn Hữu Chiến (SN 1983, quê quán Hưng Nguyên, Nghệ An) và Lê Thị Hiên (SN 1984, quê quán TP. Vinh, Nghệ An), những đối tượng chuyên bán giấy tờ ô tô giả.

Tu vu 2 xe Mercedes cung bien so: Pha duong day lam gia giay to-Hinh-2

Các đối tượng trong vụ án và những chiếc xe ô tô bị cơ quan chức năng tạm gi­ữ. 

Công an quận Hà Đông lập tức cử tổ công tác vào phối hợp với Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An, để truy bắt các đối tượng trong đường dây tội phạm tinh vi này. Lần lượt từ ngày 11 đến 15/3, ban chuyên án đã bắt giữ được các đối tượng Đức, Chiến, Hiên. Khám xét tại nhà Hiên, cơ quan Công an thu giữ 5 máy in, 1 bộ máy tính, 1 máy scan photo, 1 máy ép plastic, 1 máy cắt khắc laze, 18.000 phối giấy chứng nhận kiểm định 13.500 phôi giấy chứng nhận đăng ký xe.

Quá trình đấu tranh CQĐT làm rõ và thu giữ được 5 xe ô tô không có giấy tờ, gồm: 1 xe BMW X5 màu đen, lắp BKS: 30A-656.80; 1 xe Mercedes Benz CLA45 màu đỏ, lắp BKS: 30G-373.18; 1 xe ô tô Mercedes Benz C200 màu đỏ, BKS: 30E-452.50; 1 xe ô tô Toyota Camry màu trắng; 1 xe Mercedes Benz E300, lắp BKS: 30E 488.16.

Lời khai của Trần Huỳnh Đức thể hiện, từ khoảng tháng 4/2020, anh ta lên mạng xã hội đặt mua của một đối tượng (chưa rõ nhân thân) khoảng 50 con dấu giả của các cơ quan đăng ký, đăng kiểm xe cùng các mẫu phôi; sau đó Đức sử dụng máy tính, máy in, máy ép plastic để tự làm giấy tờ giả. Cho đến khi bị bắt, Đức đã bán khoảng 500 bộ giấy tờ xe giả cho khách theo yêu cầu. Ngoài bán các giấy tờ giả cho Lãm, Đức khai nhận còn bán cho Nguyễn Hữu Chiến và Lê Thị Hiên (khoảng 20 bộ giấy tờ xe ô tô giả.

Ngày 19/3, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với Trần Huỳnh Đức về tội danh làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Ngày 23/3, Cơ quan CSĐT, Công an TP Vinh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hữu Chiến và Lê Thị Hiên về tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.

Ngày 9/4/2021, Cơ quan CSĐT - Công an quận Hà Đông đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cùng tang vật và bị can đến Cơ quan CSĐT - Công an TP Vinh để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Hiện vụ triệt phá dường dây làm giả giấy tờ đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.