Chồng hà tiện đến mức vợ bỏ đi vẫn đăng đàn tố “đồ hoang phí"

Cô ăn tiêu phá mả hay lấy tiền cho trai? Cô nói đi - Thái quát Thảo.

Chồng hà tiện đến mức vợ bỏ đi vẫn đăng đàn tố “đồ hoang phí"

Thảo và Thái đúng kiểu "yêu nhanh cưới vội". Bởi 2 người đã ngoài 30 tuổi, bố mẹ đều đã thúc giục chuyện lập gia đình. Tuy nhiên mới lấy nhau được gần 2 năm, Thảo đã bỏ của chạy lấy người.

Còn nhớ những ngày sắp cưới, Thái dẫn Thảo đi sắm nội thất phòng ngủ. Anh tỉ mỉ ghi chi tiết giá tiền từng món đồ lại để về tính toán chia đôi, mỗi người chịu tiền 1 nửa.

Bởi theo quan điểm của Thái, anh đã chi tiền mua nhà (đứng tên mỗi Thái) thì Thảo cũng phải có trách nhiệm vun vén cho gia đình tương lai của mình. Tiền mừng cưới Thái cũng cầm hết, anh nói rằng để chi trả những khoản mà nhà trai đã chi ra.

Thái còn đòi Thảo tiền lễ đen nhà anh đã đưa cho nhà gái. Khi Thảo không đồng ý thì chồng cô phân trần rằng tiền đó đằng nào bố mẹ chả cho 2 đứa. Mẹ anh bỏ vào tráp cho đẹp thôi. Với trước sau gì anh cũng là con của bố mẹ Thảo thì tính toán quá mấy chuyện này làm gì?

Lúc đó, Thảo đã lờ mờ nhìn ra sự tính toán của chồng tương lai, nhưng rồi cô cũng tặc lưỡi lên xe hoa vì nghĩ rằng chồng chặt chẽ 1 chút cũng không phải là xấu, anh sẽ bớt ăn chơi và lo lắng cho gia đình hơn.

Chong ha tien den muc vo bo di van dang dan to “do hoang phi

Ảnh minh họa.

Cũng vì Thảo đã nhiều tuổi nên ngay sau khi lấy Thái, chị liền sinh em bé luôn. Thảo đẻ con gái, điều đó làm Thái không được vui. Anh muốn cô sinh con trai vì gia đình anh làm trưởng họ. Bé gái mới được 3 tháng, Thái lại bàn với Thảo chuyện sinh bé thứ 2 luôn.

Thảo không đồng ý, cô muốn để 1 thời gian nữa cho đứa bé cứng cáp và hồi sức sau sinh. Sinh ra 1 em bé, người phụ nữ thường yếu đi rất nhiều. Thảo cũng chỉ mới 30 tuổi thì 1-2 năm sau sinh em bé cũng chưa muộn.

Hơn nữa, Thảo không muốn ở nhà quá lâu. Cô nói với chồng sự lo lắng của mình về công việc. Bây giờ sinh đứa thứ 2, Thảo lại mất thêm 1-2 năm ở nhà. Nghỉ liền tù tì 3-4 năm, đến lúc quay lại làm việc rất khó. Công việc như Thảo đang làm đâu phải ai cũng dễ dàng xin được.

Tuy nhiên Thái gạt phắt đi. Anh nói Thảo nghỉ luôn việc, toàn tâm toàn ý ở nhà sinh con.

"Em đi làm kiếm được vài đồng chẳng bõ. Cứ ở nhà chăm con cho tốt. Mình cũng đỡ tiền thuê giúp việc, thế là tiết kiệm được ối rồi. Việc kiếm tiền cứ để anh lo. Anh nói em nghỉ là em phải nghỉ" - Thái nói với vợ.

Không cãi lại nổi Thái, Thảo viết đơn xin nghỉ việc. Mỗi tháng Thái cũng thực hiện trách nhiệm của mình là đưa tiền lương cho Thảo. Tuy nhiên, anh chỉ đưa 4 triệu ( bằng 1/5 lương của anh) để Thảo chi tiêu tất tật mọi thứ trong nhà.

Thái nghĩ thế là đủ, thậm chí là còn dư. Bởi con anh mới hơn 1 tuổi, giờ mới bắt đầu ăn dặm thì tốn mấy. Thái đi làm cả ngày, anh ăn mỗi bữa tối ở nhà thì đã tiết kiệm được 1 nửa tiền sinh hoạt rồi.

Nhiều hôm có việc về qua nhà, Thái thấy Thảo ăn cơm với quả trứng luộc dằm nước mắm, bên cạnh có đĩa rau nhỏ. Bữa ăn chưa tới 10.000 đồng thì một tháng có là bao?

Sau vài tháng, Thái bớt lại 1 triệu, chỉ đưa vợ 3 triệu. Thảo giãy đành đạch lên không chịu, cô tính chi li cho anh từng khoản chi tiêu mỗi tháng, tính ra cũng đã rơi vào 4,5-5 triệu.

Nhưng Thái lại đập tay xuống bàn, lớn giọng nói: "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Bây giờ 1 mình anh đi làm nên phải tiết kiệm chứ. Em xem khoản nào không cần thiết thì bớt đi. Như tiền bỉm cho con có thể bớt được này. Để nó bĩnh ra quần tí cũng được, em ở nhà mà, có làm gì đâu thì chịu khó giặt tay. Trẻ con đóng bỉm cả ngày cũng có tốt đâu, còn sinh bệnh ấy chứ?".

Thảo thấy xấu hổ nhất là mỗi lần 2 vợ chồng cô về quê. Anh cứ như chết đói đến nơi. Sang nhà họ hàng của Thảo chơi, thấy gì anh cũng xin, vơ vét hết lên Hà Nội. Thậm chí Thái chẳng ngại nhảy vào vườn bắt gà, cắt rau nhà họ để xin. Ban đầu thì ai cũng vui vẻ, nhưng Thái nhiều lần tự nhiên thái quá như thế nữa, họ cũng khó chịu ra mặt.

Tuy nhiên không biết Thái cố tình như thế hay anh không nhận ra sự ái ngại lộ rõ trên nét mặt của mọi người. Về quê chẳng mua gì bao giờ, nhưng lúc lên thì bao lớn, bao nhỏ đồ đạc, thực phẩm mang theo.

Chong ha tien den muc vo bo di van dang dan to “do hoang phi

Thảo bỏ đi, Thái vẫn kiểm tra vali sợ cô tha của cải trong nhà về mẹ đẻ. Ảnh minh họa.

Tuần trước, mẹ Thái gọi điện lên nói rằng muốn sửa gian bếp lại cho khang trang chứ để bao năm nó cũng đã sập sệ rồi. Thái vui vẻ đồng ý luôn. Vừa cúp máy anh quay sang nói với Thảo: "Mai em đưa anh 15 triệu nhé, anh gửi về cho mẹ".

Thảo sửng sốt nói cô không có tiền. Hơn năm nay cô nghỉ ở nhà, tiền thai sản cũng đã hết, lấy ở đâu mà đưa?

Nghe vợ nói thế, Thái liền mất bình tĩnh đứng lên chỉ thẳng mặt vơ và lớn tiếng: "Tháng nào cũng đưa tiền mà động đến là hết à? Em đừng nghĩ anh không tính toán được chi tiêu của em ở cái nhà này. Anh bằng kế toán kiêm quản trị loại giỏi đó nhé".

Thảo đang bế con cũng phải đứng bật dậy thanh minh cho mình, cô khẳng định là không có. Thái cũng đâu vừa, anh lôi giấy bút ra tính trước mặt vợ.

"Thứ nhất là tiền ăn của 2 vợ chồng. 1 tháng chỉ ăn đến 1 triệu là cùng vì anh ăn có 1 bữa. Ăn trưa thì đã chẳng tốn rồi. Thứ 2, tiền bỉm sữa cho con thì khoảng 800.000 đồng. Bởi con mới chỉ ăn dặm, bỉm cả tháng may ra hết 1 bịch. Anh tính số tiền ấy còn là ít đó nhé. Điện nước thì giá dân. 2 người thì tốn 200.000-300.000 đồng là cùng. Dư hẳn ra 1 triệu, em không đi đâu, không mua quần áo váy vóc gì thì chả còn nguyên.

Anh đưa em hơn năm nay tiền rồi thì 15 triệu là quá ít ấy. Hay em có thậm thụt cho ai thì anh không biết" - vừa ngồi tính Thái vừa nói.

Thảo bức xúc: "Anh nói nghe buồn cười thế. Em không đòi hơn thì thôi. Ở đâu ra tiền ăn 1 triệu, tiền bỉm sữa 800.000 đồng. Còn tiền điện nào mà ít thế. Gấp đôi số tiền đó còn chưa chắc đã đủ. Anh tính chi li nó vừa thôi, người ta nghe thấy lại cười cho".

Thái nổi khùng: "Chả ai cười ở đây cả. Cười là cười cái loại ăn tiêu phá mả ấy. Chồng thì đi làm đầu tắt mặt tối, vợ tiêu như phá mả. Thế này tôi trả cô về mẹ đẻ dạy lại thôi, chứ tôi chịu không nuôi nổi".

Thảo ức phát khóc, cô bế con đùng đùng đi về phòng mình để dọn đồ đạc bỏ về mẹ đẻ. Thái đuổi theo sau nói vội: "Cô đi đâu thì đi, đừng có mà tha lôi thêm của nhà này đi đấy. Nên nhớ cái nhà này cũng là tôi đứng tên. Mọi thứ trong nhà là của tôi tất". Thảo quay lại lườm chồng, còn ít tiền lẻ trong túi, cô móc ra ném thẳng mặt Thái: "Đời tôi ngu ngốc nhất là lấy anh".

Thái cười mỉa: "Ối dồi thằng này lấy cho là may rồi còn cao giá à?"...

Thảo tức giận thu vội đống quần áo bỏ vào rồi gọi xe về. Bế con ra đến cửa, Thái còn giằng cái vali lại để xem có thật là cô không tha của cải trong nhà về không?

Quá bức xúc Thảo đạp chồng ngã ngửa rồi lôi đi. Tối hôm đó, Thái còn đăng đàn rồi livestream kể xấu vợ, anh vừa khóc vừa than vãn Thảo hoang phí, chi tiêu phá mả, không biết thương chồng con. Ngoài ra, Thái còn vu cho vợ nhiều tiếng xấu khác như "phải lòng trai", "giấu tiền cho trai"...

Bi kịch khi chồng hà tiện “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành“

Tiết kiệm, cân nhắc chi li trong chi tiêu là tốt, nhưng nếu quá mức sẽ trở thành keo kiệt, bủn xỉn, nhất là đối với người đàn ông - thường được xem là phóng khoáng, chi tiêu mạnh tay. Chồng hà tiện gia đình sẽ gặp bi kịch.

Bi kịch khi chồng hà tiện “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành“
Chồng hà tiện thì người khổ sở nhất chính là người bạn đời. Nhiều tổn thương về tâm lý trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ tính dè xẻn, keo kiệt của người chồng. Sự đời thật lạ, không phải cứ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn thì người đàn ông mới “kẹo”. Thậm chí, có những anh hà tiện cả đối với những thứ vốn không hẳn là của mình. Vậy nếu người phụ nữ “chẳng may” gặp phải người chồng có thói “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” thì cần phải ứng xử như thế nào cho hợp lý mà không sứt mẻ tình cảm vợ chồng?

Mẹ chồng hà tiện hành động bất ngờ khiến con dâu khóc thét

Biết mẹ chồng có tính tiết kiệm quá mức nên Thủy chỉ dám nói chiếc áo 2 triệu cô vừa mua có giá 200 nghìn. Nào ngờ hành động ngay sau đó của bà khiến cô muốn khóc thét mà không thể.

Mẹ chồng hà tiện hành động bất ngờ khiến con dâu khóc thét
Thủy mới kết hôn được hơn nửa năm nay và từ khi đám cưới xong đến giờ, vợ chồng cô vẫn đang ở cùng mẹ chồng. Thực ra cô muốn ở riêng lắm nhưng không được. Nhà chồng cô có 3 chị em thì chồng cô là con út, 2 chị đều đã đi lấy chồng. Trong khi đó, bố chồng lại mất sớm, nhà chỉ còn mẹ nên việc vợ chồng cô phải ở cùng bà để tiện bề chăm sóc là điều đương nhiên.

Ngày biến cố ập đến, chồng ‘tròn mắt’ với cô vợ chắc lép của mình

Cô ấy không bao giờ chủ động mua đồ ăn ngon về cho gia đình. Con trai tôi đã 3 tuổi nhưng số lần ăn cua, ghẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần tôi hỏi, vợ lại cười xòa: “Em tiết kiệm vì gia đình mình, vì bố con anh chứ có cho ai đâu mà thiệt”.

Ngày biến cố ập đến, chồng ‘tròn mắt’ với cô vợ chắc lép của mình
Tôi đang cảm thấy mình may mắn trong bất hạnh. Đúng là chỉ những khi nghịch cảnh, chúng ta mới nhận ra giá trị về những thứ mà ta đã lãng quên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.