Choáng với tần suất làm “chuyện ấy” của loài sư tử

Việc có thể “yêu” tới 86 lần/ngày đã giúp sư tử trở thành loài động vật có khả năng giao phối nhiều nhất trong thiên nhiên hoang dã.

Choáng với tần suất làm “chuyện ấy” của loài sư tử
Việc có thể “yêu” tới 86 lần/ngày đã giúp sư tử trở thành loài động vật có khả năng giao phối nhiều nhất trong thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc số lượng của chúng phát triển nhanh lên được.
Sư tử là một loài động vật có vú, thuộc chi báo, họ mèo và sinh sống chủ yếu ở các vùng đồng cỏ rộng lớn thuộc Tanzania và Nam Phi. Đây chính là kẻ săn mồi lớn thứ 2 trên mặt đất (sau hổ) khi mỗi con trưởng thành có thể nặng tới 250kg.
Cũng giống như tất cả các loài động vật thuộc họ mèo khác, sư tử có khả năng nhìn trong đêm rất tốt. Điều này giúp chúng trở nên linh hoạt hơn trong màn đêm và trở thành một nỗi ám ảnh đáng sợ đối với các động vật khác. Tuy nhiên, sư tử lại rất “lười biếng” khi mỗi ngày nó thường ngủ tới 20 tiếng.
Choang voi tan suat lam “chuyen ay” cua loai su tu
Tần suất yêu đáng nể của loài sư tử. 
Đặc điểm đáng chú ý nhất của sư tử là chúng có tần suất làm “chuyện ấy” vô cùng đáng nể. Theo các nhà khoa học, vào thời kỳ sinh sản, mỗi cặp sư tử có thể “yêu” từ 20-40 lần/ngày và liên tiếp trong 4 ngày. Thậm chí, có không ít tài liệu đã ghi nhận rằng, có những cặp sư tử còn giao phối với nhau đến 86 lần/ngày.
Được biết, sau khi thụ thai, sư tử cái sẽ mang thai khoảng 3 tháng rồi “lâm bồn”. Mỗi lần sinh, nó có thể cho ra đời từ 1-5 con non. Trong thiên nhiên hoang dã, mỗi chú sư tử con thường bị bắt cai sữa vào tuần thứ 8, nhưng có không ít trường hợp bú mẹ kéo dài tới 18 tháng. Sau đó, chúng sẽ được mẹ dạy cách săn mồi, trước khi bước vào cuộc sống tự lập hoặc sống theo bầy đàn.
Dù có khả năng sinh khá nhiều con, nhưng điều đó không thể giúp loài sư tử phát triển được số lượng. Bởi vì, tỷ lệ tử vong ở sư tử con là rất cao do chết đói, bị thú ăn thịt khác tấn công và nhiều nhất là do sư tử đực khác giết chết khi nó chiếm lĩnh được bầy đàn.
Ngoài ra, nạn săn bắn trái phép quá mức và môi trường sống ngày càng bị thu hẹp cũng là nguyên nhân khiến số lượng sư tử giảm mạnh. Theo các thống kê, cách đây khoảng 10.000 năm, sư tử là loài động vật có vú có số lượng nhiều thứ 2 trên Trái Đất (chỉ sau con người). Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 35.000 sư tử châu Phi và 400 sư tử châu Á còn tồn tại trên khắp thế giới.
Mời quý độc giả xem video Trăn Anaconda (nguồn Youtube):

Chân dung khát máu của những con sư tử

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Sahasrangshu Choudhury ghi nhận cuộc sống của những con sư tử trong công viên động vật hoang dã Selous ở Tanzania.

Chân dung khát máu của những con sư tử
Chan dung khat mau cua nhung con su tu
Trong khi tham quan dọc bờ sông Rufiji trong công viên động vật hoang dã Selous, nhiếp ảnh gia Choudhury đã có cơ hội chứng kiến cảnh ăn trưa đẫm máu của những con sư tử.

Khám phá mới về sư tử gây kinh ngạc

(Kiến Thức) - Con sư tử dài nhất tính từ đầu tới đuôi dài khoảng 3,6m, là loài vật ít hoạt động, chỉ dành 2 giờ để đi bộ và 50 phút để ăn.

Khám phá mới về sư tử gây kinh ngạc
Kham pha moi ve su tu gay kinh ngac
Sư tử sống trong tự nhiên được khoảng 14 năm, còn trong môi trường giam cầm, chúng có thể sống lên tới 20 năm. Nguồn: Soft Schools
Kham pha moi ve su tu gay kinh ngac-Hinh-2

Chúng được tìm thấy ở khu vực miền nam sa mạc Sahara và một vài nơi ở Châu Á. Nguồn: Soft Schools

Bất ngờ phát hiện 2 miệng núi lửa trẻ trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hai miệng núi lửa trẻ vừa được tìm thấy trên Mặt trăng đang gây tò mò lớn cho giới khoa học.

Bất ngờ phát hiện 2 miệng núi lửa trẻ trên Mặt trăng
Nhóm các nhà khoa học phát hiện hai miệng núi lửa trẻ có độ tuổi tương ứng 16 triệu năm tuổi và giữa 75 - 420 triệu năm tuổi tại vùng tối nhất của Mặt trăng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới