Theo thống kê của Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH), Burj Khalifa (828 m) tại Dubai là tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay. Tòa tháp 162 tầng có sự kết hợp văn hóa địa phương với công nghệ tiên tiến để đạt hiệu suất cao trong điều kiện khí hậu sa mạc khắc nghiệt. Ảnh: Archdaily |
Tại trung tâm thành phố Kuala Lumpur (Malaysia), Merdeka 118 đạt đỉnh cao 678,9 mét và 118 tầng, trở thành tòa nhà cao thứ hai trên thế giới. Dự án có mặt tiền bằng kính nhiều mặt hình tam giác lấy cảm hứng từ các họa tiết tìm thấy trong nghệ thuật Malaysia. Ảnh: Archdaily |
Tháp Thượng Hải cao 632 mét, cung cấp các không gian tụ họp được xếp chồng theo chiều dọc. Đây là những khu vườn trên cao sáng tạo giúp tòa nhà trở nên khác biệt so với bất kỳ tòa nhà cao tầng nào từng được xây dựng. Ảnh: Archdaily |
Tháp đồng hồ Abraj Al Bait tại Ả rập Xê út được hoàn thành vào năm 2012 và có tổng chiều cao 601 mét, gồm 120 tầng và được chia thành các phân khu khác nhau. Ảnh: Archdaily |
Với độ cao là 599,1 mét, trung tâm Tài chính Ping An nằm ở quận Futian, thuộc thành phố Thâm Quyến là một trong 2 tòa tháp cao nhất tại Trung Quốc. Ảnh: Archdaily |
Lotte World Tower là một siêu cao ốc với chiều cao 555m và 123 tầng. Công trình này trở thành biểu tượng của Hàn Quốc và một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Seoul. Ảnh: Archdaily |
Trung tâm thương mại Một thế giới (One World Trade Center, còn gọi 1 WTC), là tòa nhà chọc trời cao 541,3 mét ở khu tài chính Lower Manhattan, thành phố New York (Mỹ). Ảnh: Archdaily |
Trung tâm Tài chính CTF Quảng Châu là tòa nhà chọc trời 111 tầng, cao 530 mét, trang bị thang máy tốc độ nhanh nhất thế giới, vốn đầu tư 34.700 tỷ đồng. Ảnh: Archdaily |
Trung tâm tài chính Thiên Tân CTF (Trung Quốc) là một tòa nhà chức năng hoàn thành vào năm 2019 ở Thiên Tân, có tổng chiều cao 530 m với 98 tầng. Ảnh: Archdaily |
Tháp CITIC (Bắc Kinh, Trung Quốc) có hình dạng độc đáo với cấu trúc đỉnh và đáy rộng hơn các tầng giữa. Tòa nhà cao 527,7 m, gồm 109 tầng. Ảnh: Archdaily |