Choáng ngợp "tàu há mồm" thuộc hàng "tinh hoa" của Hạm đội Baltic Nga

Choáng ngợp "tàu há mồm" thuộc hàng "tinh hoa" của Hạm đội Baltic Nga

(Kiến Thức) - "Tàu há mồm" lớp Ropucha là chủ lực đổ bộ đường biển của Hạm đội Baltic, Hải quân Nga. Ngoài khả năng tải được nhiều binh lính, xe thiết giáp... lớp tàu đổ bộ Ropucha còn có hệ thống vũ khí tương đối mạnh. 

Các tinh hoa "tàu há mồm" Hạm đội Baltic đều nằm ở Lữ đoàn tàu 71 (Sư đoàn tàu mặt nước 12) gồm 4 tàu đổ bộ lớp Ropucha và 2 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr. Dù Zubr có tính năng độc đáo hơn, nhưng nói khả năng chuyên chở, tầm hoạt động thì Ropucha mới là chủ lực đổ bộ đường biển của Hạm đội Baltic, Hải quân Nga. Trong ảnh là một trong bốn  tàu đổ bộ Ropucha của Hạm đội Baltic mang tên Korolev (130).
Các tinh hoa "tàu há mồm" Hạm đội Baltic đều nằm ở Lữ đoàn tàu 71 (Sư đoàn tàu mặt nước 12) gồm 4 tàu đổ bộ lớp Ropucha và 2 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr. Dù Zubr có tính năng độc đáo hơn, nhưng nói khả năng chuyên chở, tầm hoạt động thì Ropucha mới là chủ lực đổ bộ đường biển của Hạm đội Baltic, Hải quân Nga. Trong ảnh là một trong bốn tàu đổ bộ Ropucha của Hạm đội Baltic mang tên Korolev (130).
Tàu đổ bộ lớn Korolev thuộc lớp Ropucha cải tiến Project 775M có lượng giãn nước lớn hơn Project 775 thế hệ đầu, lên tới 4.700 tấn toàn tải, dài 113m.
Tàu đổ bộ lớn Korolev thuộc lớp Ropucha cải tiến Project 775M có lượng giãn nước lớn hơn Project 775 thế hệ đầu, lên tới 4.700 tấn toàn tải, dài 113m.
Tàu đổ bộ lớp Ropucha được trang bị hai máy diesel và hai chân vịt cho tốc độ bơi tối đa 18 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 6.100 dặm với tốc độ kinh tế 15 hải lý/h.
Tàu đổ bộ lớp Ropucha được trang bị hai máy diesel và hai chân vịt cho tốc độ bơi tối đa 18 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 6.100 dặm với tốc độ kinh tế 15 hải lý/h.
Nhờ có lượng giãn nước lớn hơn, nên so với thế hệ đầu, tàu đổ bộ Korolev chở được tới 13 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng khoảng 200 lính thủy đánh bộ hoặc 12 xe thiết giáp BTR cùng 340 lính hoặc ba xe tăng, ba pháo tự hành 2S9 Nona-S, năm xe thiết giáp MT-LB, bốn xe tải và 313 lính.
Nhờ có lượng giãn nước lớn hơn, nên so với thế hệ đầu, tàu đổ bộ Korolev chở được tới 13 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng khoảng 200 lính thủy đánh bộ hoặc 12 xe thiết giáp BTR cùng 340 lính hoặc ba xe tăng, ba pháo tự hành 2S9 Nona-S, năm xe thiết giáp MT-LB, bốn xe tải và 313 lính.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữ thế hệ Project 775M Ropucha II so với Project 775 Ropucha là ở vũ khí. Trên tàu đổ bộ Korolev trang bị bệ pháo hạm AK-176 thay cho pháo AK-725. Pháo có thể bắn các mục tiêu trên không, trên biển, trên bộ ở tầm xa đến 15km, tốc độ bắn 120 phát/phút.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữ thế hệ Project 775M Ropucha II so với Project 775 Ropucha là ở vũ khí. Trên tàu đổ bộ Korolev trang bị bệ pháo hạm AK-176 thay cho pháo AK-725. Pháo có thể bắn các mục tiêu trên không, trên biển, trên bộ ở tầm xa đến 15km, tốc độ bắn 120 phát/phút.
Để chi viện cho quân đổ bộ đường biển, trên tàu còn được trang bị bệ pháo phản lực phóng loạt A-215 122mm. Ảnh: cận cảnh thượng tầng chỉ huy tàu đổ bộ Ropucha mang tên Korolev.
Để chi viện cho quân đổ bộ đường biển, trên tàu còn được trang bị bệ pháo phản lực phóng loạt A-215 122mm. Ảnh: cận cảnh thượng tầng chỉ huy tàu đổ bộ Ropucha mang tên Korolev.
Ở đuôi tàu được bố trí hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 để chống mục tiêu tầm thấp, đặc biệt là tên lửa hành trình.
Ở đuôi tàu được bố trí hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 để chống mục tiêu tầm thấp, đặc biệt là tên lửa hành trình.
Khi đổ bộ, tàu sẽ “há mồm” – mũi tàu sẽ mở ra cùng cầu thang để các xe thiết giáp cùng lính thủy đổ bộ lên đánh chiếm bờ biển.
Khi đổ bộ, tàu sẽ “há mồm” – mũi tàu sẽ mở ra cùng cầu thang để các xe thiết giáp cùng lính thủy đổ bộ lên đánh chiếm bờ biển.
Video Những siêu tàu đổ bộ lớn nhất thế giới - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT