Chớ trì hoãn phạt người điều khiển xe không chính chủ

(Kiến Thức) - Biển kiểm soát (BKS) những xe không chính chủ sẽ dễ dàng trở thành những BKS “ma”, rất khó tìm ra tung tích kẻ gây tai nạn giao thông (TNGT) bỏ chạy. 

Từ năm 2008, Luật Giao thông đường bộ (điều 53, khoản 3) đã quy định: Xe cơ giới lưu hành phải đăng ký, gắn BKS. Và việc đăng ký, gắn BKS đương nhiên phải hiểu là của chủ xe hiện tại. Song, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP mới ban hành ngày 13/11/2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014), theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, lại quy định đến ngày 01/01/2015 mới thực hiện chế tài phạt những người mua lại xe ô tô không làm thủ tục đổi đăng ký, BKS chuyển quyền sở hữu (khi lưu hành).
Cho tri hoan phat nguoi dieu khien xe khong chinh chu
Nghị định 171 quy định đến ngày 01/01/2017 mới thực hiện chế tài phạt những người mua lại mô tô, xe gắn máy không làm thủ tục đổi đăng ký.  
Thậm chí, Nghị định 171 quy định đến ngày 01/01/2017 mới thực hiện chế tài phạt những người mua lại mô tô, xe gắn máy không làm thủ tục đổi đăng ký, BKS-chuyển quyền sở hữu (khi lưu hành). Thiết nghĩ, Nghị định 171 liệu có “trụ” được đến các năm 2015, 2017 không, hay sẽ lại bị “phá sản” như các NĐ 34 (ban hành năm 2010), Nghị định 71 (ban hành năm 2012)?
Như vậy, đồng nghĩa với trên 10 triệu xe không chính chủ ở nước ta hiện nay được thả nổi, rất nguy hiểm trong lĩnh vực trật tự ATGT nói riêng, cũng như lĩnh vực trật tự an toàn xã hội nói chung. Đông đảo dư luận nhân dân cho rằng: Nghị định 171 dung túng, tiếp tay BKS “ma”, là 1 nguyên nhân sâu xa gây ra các vụ TNGT đường bộ.   
Vì vậy, không thể trì hoãn việc thực hiện chế tài phạt chủ xe hiện lưu hành không làm thủ tục đổi đăng ký, BKS chuyển quyền sở hữu, kiến nghị cơ quan chức năng cần điều chỉnh Nghị định 171: Thực hiện chế tài này trong thời gian sớm nhất để góp phần bảo đảm trật tự ATGT nói riêng và trật tự an toàn xã hội nói chung. 

Cười lăn với ảnh chế khó đỡ ăn theo “xe chính chủ“(1)

 
 

Phạt xe không chính chủ: Rộn ràng bàn tán

Liên quan đến việc áp dụng mức phạt mới đối với phương tiện không sang tên, bên cạnh những hoài nghi, thắc mắc về tính khả thi và hiệu quả của quy định thì cũng xuất hiện rất nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ “hiệu quả về lâu dài” của quy định này.

Chủ xe đã chết tôi không được đi xe?

“Một quy định gây quá nhiều ý kiến trái chiều” là nhận định chung về quy định 71 CP: “Áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ”.

Việt Nam hiện nay là một đất nước mà giao thông phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện xe máy, bởi vậy, như một lẽ đương nhiên, quy định mới đã thu hút rất nhiều sự chú ý, ý kiến từ phía người dân.

Mặc dù, trước khi triển khai, CATP Hà Nội đã tổ chức kế hoạch tuyên truyền về nghị định và các điều sửa đổi. Tuy nhiên, ngày 10/11, khi lực lượng chức năng bắt đầu tiến hành xử phạt thì các chủ phương tiện ô tô, xe máy vẫn “ngơ ngác” trước quy định này.

Anh Lâm (Hoàng Mai, Hà Nội) nhận định: “Thời hạn đưa ra vào 10/11 là tương đối gấp gáp, trong khi nhiều người vẫn chưa biết gì về Nghị định trên. Theo tôi, trước khi đưa quy định trên áp dụng vào thực tiễn cần có một sự tuyên truyền rộng rãi để người dân biết”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới