Chợ dân sinh Phú Đô 18 tỷ xây xong, bỏ hoang là nội dung được Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp UBND quận Nam Từ Liêm. |
Chợ Phú Đô xây xong, bỏ hoang còn trở thành nơi tá túc của người vô gia cư. |
Chợ dân sinh Phú Đô 18 tỷ xây xong, bỏ hoang là nội dung được Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp UBND quận Nam Từ Liêm. |
Chợ Phú Đô xây xong, bỏ hoang còn trở thành nơi tá túc của người vô gia cư. |
Có thể nói chợ chim tự phát đoạn Dốc Tam Đa - Hoàng Hoa Thám bắc ngang qua Văn Cao (Hà Nội) là điểm tập trung mua bán chim cảnh lớn nhất tại Hà Nội. Ảnh: Anninhthudo. |
Tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội), không khó bắt gặp những chiếc xe tải chở “siêu cây” cảnh xếp hàng ở vệ đường chờ rao bán. Không những vậy, nhiều xe còn chạy rong ruổi khắp các con đường, phát loa quảng cáo để chào mời khách mua. Cảnh tượng đó không xa lạ với người dân Hòa Lạc, cũng chẳng khác gì những người đạp xe đi thu mua lông ngan, lông vịt trước kia.
Những “siêu cây” này từng có giá hàng trăm triệu đồng tại thời điểm thú chơi sanh cảnh thịnh hành nhất. Phần lớn những cây này có kiểu dáng làng quê, vốn được nhiều người Việt ưa thích.
Tuy nhiên, thị trường cây cảnh hiện xuất hiện nhiều phong cách chơi mới, cùng với việc sanh cảnh ngày càng được nhiều người trồng và tạo dáng. Một số tỉnh như Hưng Yên, Phú Thọ, đặc biệt như Nam Định, có rất nhiều chủ vườn ươm trồng. Chính vì thế, những cây cảnh kiểu dáng cũ bị mất giá, giảm từ vài trăm triệu xuống chỉ còn 50-60 triệu đồng/cây.
Anh Lương Văn Hải, chủ một vườn cây ở Như Quỳnh, Hưng Yên, cho biết, vườn nhà anh có khoảng hơn 100 cây sanh cỡ lớn. Những cây này được anh thu gom từ nhiều nơi, ban đầu cây chỉ to nhưng chưa có hình dáng bon sai. Sau khi thu gom, anh đã kỳ công tạo dáng, sau đó mới mang đem bán buôn cho các chủ vườn hoặc những người yêu cây cảnh.
“Nếu may mắn tạo được cây có thế đẹp, giá trị có thể lên đến vài trăm triệu đồng. Còn những cây to nhưng không được dáng thì giá cũng chỉ vài chục triệu”, anh Hải cho hay.
Theo anh Hải, sanh cảnh là thú chơi khá phổ biến, dễ trồng, dễ tạo dáng. Đa phần chủ vườn trồng số lượng lớn nên giá cây rất rẻ. Để bán được giá cao, nhiều chủ vườn chấp nhận chở cây bằng xe tải, đến những gia đình có vườn rộng, điều kiện kinh tế tốt ở các vùng ven Hà Nội, thay vì ngồi chờ khách tới. Ngoài ra, có thương lái đến tận vườn để chọn mua cây rồi chở đi bán.
“Thương lái thường đến vườn chọn cây rồi chở đi bán rong khắp nơi. Nếu chịu khó, mỗi tháng cũng bán được 4-5 cây, lãi khoảng 25-30 triệu đồng/tháng”, anh Hải tiết lộ.
Bán rong cây cảnh đã được 5 năm, anh Trần Văn Cảnh (45 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội) không nhớ nổi số lần từng cùng người em rể đi săn tìm sanh cảnh. Ai chỉ nơi nào có cây sanh bonsai cỡ lớn, hai anh cũng lặn lội đến để chọn mua rồi chở bằng xe tải lên Hòa Lạc, hàng ngày rong ruổi khắp nơi rao bán.
“Hiện mỗi tháng, tôi bán được 5-6 cây, mỗi cây lãi 5-7 triệu đồng. May mắn gặp chủ vườn lớn họ mua nhiều, nếu mua cùng lúc 5 cây trở lên thì khuyến mại một cây. Thời điểm trước dịch Covid, bình quân mỗi tháng anh em tôi bán được cả chục cây”, anh Cảnh nói.
Đây phần lớn là cây sanh cảnh, chiều cao lên đến hơn 2,5m, tán rộng 1,5-2m, nặng hàng tấn. Mỗi xe tải 3,5 tấn chỉ chở được 1-2 cây.
Khác với siêu cây có giá lên hàng chục tỷ đồng của các đại gia, sanh bonsai đang bán rong trên đường phố thường là những cây có tuổi đời 25-30 năm nên chỉ dành cho người chơi bình dân.
Bán lãi gấp 10
Mua “siêu cây” từ những người bán rong, nhiều người chơi có kinh nghiệm đã sáng tạo ra những tác phẩm đẹp, đem lại lợi nhuận vài trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Kiều Nam, chủ vườn cây ở Cổ Đông (Sơn Tây - Hà Nội) kể rằng, anh thường đến khu vực Hòa Lạc để săn tìm sanh bonsai của những người bán rong. Người chơi có đôi mắt nghệ thuật, nhìn thấy được khả năng sáng tạo từ những cây này, cộng thêm tính kiên nhẫn, có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng.
“Tôi thường chịu khó đi tìm, nếu ngắm được cây nào ưng, có tương lai tốt, tuổi cây khá cao là tôi mua ngay. Về chịu khó chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng, tạo ra được tác phẩm lớn thì sau 2-3 năm bán được vài trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Thậm chí, có cây tôi bán giá gấp 10 lần so với lúc mua”, anh Nam chia sẻ.
Anh Nam thông tin, trong giới chơi cây bonsai, người chơi dễ bị mê đắm thế đẹp của cây. Nếu gặp tác phẩm ưng ý, hoặc có tiềm năng theo con mắt của họ, là mua bằng được, kể cả bị hét giá cao. Tuy nhiên, để tạo được thế cây đẹp, ngoài ý tưởng người chơi phải giao lưu nhiều với nhiều bạn chơi.
“Phải có kiến thức thực sự mới có thể nâng tầm giá trị cây của mình, nhất là biết phân tích ý nghĩa của tác phẩm”, anh Nam cho hay.