Chợ cóc vẫn tấp nập trước ngày xóa sổ

Chợ cóc vẫn tấp nập trước ngày xóa sổ

(Kiến Thức) - Chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về giải tỏa chợ cóc, tụ điểm kinh doanh trái phép quanh khu vực chợ chưa ảnh hưởng tới việc mua bán ở nơi này.

UBND TP Hà Nội chỉ đạo tiếp tục giải tỏa chợ cóc, tụ điểm kinh doanh trái phép khu vực xung quanh chợ - trung tâm thương mại để người dân vào trung tâm thương mại mua sắm, giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả... Tuy nhiên, chỉ đạo này UBND TP dường như không ảnh hưởng tới hoạt động mua bán vẫn ngày ngày diễn ra sôi nổi tại những nơi này. Trong ảnh là chợ cóc tại Mễ Trì Thượng (huyện Từ Liêm).
UBND TP Hà Nội chỉ đạo tiếp tục giải tỏa chợ cóc, tụ điểm kinh doanh trái phép khu vực xung quanh chợ - trung tâm thương mại để người dân vào trung tâm thương mại mua sắm, giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả... Tuy nhiên, chỉ đạo này UBND TP dường như không ảnh hưởng tới hoạt động mua bán vẫn ngày ngày diễn ra sôi nổi tại những nơi này. Trong ảnh là chợ cóc tại Mễ Trì Thượng (huyện Từ Liêm).
Chợ cóc ở Hà Nội là một loại hình chợ tự phát rất phát triển được nuôi dưỡng bằng thói quen tiện đâu mua đấy của người dân. Trong khi nhiều chợ ở Hà Nội được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng xây xong bỏ đấy hoặc hoạt động thoi thóp thì chợ cóc lại phát triển, mặc cho nhiều lần bị giải tỏa, các chủ hàng phải chạy trốn công an. Trong ảnh là chợ cóc họp gần chợ Mễ Trì Hạ (huyện Từ Liêm) dưới tấm biển "Khu vực cấm bán hàng".
Chợ cóc ở Hà Nội là một loại hình chợ tự phát rất phát triển được nuôi dưỡng bằng thói quen tiện đâu mua đấy của người dân. Trong khi nhiều chợ ở Hà Nội được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng xây xong bỏ đấy hoặc hoạt động thoi thóp thì chợ cóc lại phát triển, mặc cho nhiều lần bị giải tỏa, các chủ hàng phải chạy trốn công an. Trong ảnh là chợ cóc họp gần chợ Mễ Trì Hạ (huyện Từ Liêm) dưới tấm biển "Khu vực cấm bán hàng".
Khung cảnh mua bán tấp nập ở một chợ cóc đường Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). Chợ cóc này chủ yếu phục vụ những người dân quanh khu vực và phần lớn sinh viên, người lao động tạm trú tại đây.
Khung cảnh mua bán tấp nập ở một chợ cóc đường Mỹ Đình (huyện Từ Liêm). Chợ cóc này chủ yếu phục vụ những người dân quanh khu vực và phần lớn sinh viên, người lao động tạm trú tại đây.
Cảnh họp chợ hai bên đường thường thấy ở nhiều khu vực ở Thủ đô. Không chỉ các vùng ven ngoại thành mà ngay cả các tuyến phố chính, các trục đường trung tâm cũng hình thành chợ cóc. Trong ảnh là cảnh nhốn nháo thường thấy ở chợ cóc đường Phan Văn Trường (quận Cầu Giấy). Hoạt động buôn bán tràn ra lòng đường khiến con đường này thường xuyên ách tắc.
Cảnh họp chợ hai bên đường thường thấy ở nhiều khu vực ở Thủ đô. Không chỉ các vùng ven ngoại thành mà ngay cả các tuyến phố chính, các trục đường trung tâm cũng hình thành chợ cóc. Trong ảnh là cảnh nhốn nháo thường thấy ở chợ cóc đường Phan Văn Trường (quận Cầu Giấy). Hoạt động buôn bán tràn ra lòng đường khiến con đường này thường xuyên ách tắc.
Theo một số người bán hàng rong tại chợ cóc trong một ngõ nhỏ của phố Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân), lực lượng công an phường thường xuyên dẹp đuổi những người kinh doanh tại đây nhưng đâu lại vào đó bởi dường như họ đã quen với việc này của lực lượng chức năng và cũng bởi khách vẫn có nhu cầu thì người buôn vẫn bán.
Theo một số người bán hàng rong tại chợ cóc trong một ngõ nhỏ của phố Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân), lực lượng công an phường thường xuyên dẹp đuổi những người kinh doanh tại đây nhưng đâu lại vào đó bởi dường như họ đã quen với việc này của lực lượng chức năng và cũng bởi khách vẫn có nhu cầu thì người buôn vẫn bán.
Một tụ điểm họp chợ trên phố Vũ Hữu (quận Thanh Xuân), lúc giữa trưa vẫn có khách mua.
Một tụ điểm họp chợ trên phố Vũ Hữu (quận Thanh Xuân), lúc giữa trưa vẫn có khách mua.
Có những chợ cóc tại Hà Nội đã tồn tại hàng chục năm nay. Ở đây, các hộ dân tận dụng tối đa mặt tiền mở cửa hàng buôn bán. Người dân từ các nơi khác cũng mang hàng hóa đến đây họp chợ. Vào buổi sáng, hoạt động mua bán diễn ra rất tấp nập, cảnh tắc đường thường xuyên tái diễn. Trong ảnh là chợ cóc ở Khu tập thể Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), nơi trưng biển cấm họp chợ nhưng người dân dường như không quan tâm.
Có những chợ cóc tại Hà Nội đã tồn tại hàng chục năm nay. Ở đây, các hộ dân tận dụng tối đa mặt tiền mở cửa hàng buôn bán. Người dân từ các nơi khác cũng mang hàng hóa đến đây họp chợ. Vào buổi sáng, hoạt động mua bán diễn ra rất tấp nập, cảnh tắc đường thường xuyên tái diễn. Trong ảnh là chợ cóc ở Khu tập thể Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), nơi trưng biển cấm họp chợ nhưng người dân dường như không quan tâm.
Buôn bán dưới lòng đường trên phố Hạ Đình (quận Thanh Xuân). Chợ cóc này chủ yếu phục vụ người dân quanh khu vực và công nhân Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Buôn bán dưới lòng đường trên phố Hạ Đình (quận Thanh Xuân). Chợ cóc này chủ yếu phục vụ người dân quanh khu vực và công nhân Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Lý do không ít người cố bám trụ bám vỉa hè, lòng đường Hà Nội để kinh doanh buôn bán là không mất tiền thuế và mang lại thu nhập khá cao. Một quầy rau nhỏ cũng mang lại thu nhập từ vài trăm đến gần triệu đồng mỗi ngày. Trong ảnh là chợ họp trên vỉa hè đường Khương Hạ Mới (quận Thanh Xuân).
Lý do không ít người cố bám trụ bám vỉa hè, lòng đường Hà Nội để kinh doanh buôn bán là không mất tiền thuế và mang lại thu nhập khá cao. Một quầy rau nhỏ cũng mang lại thu nhập từ vài trăm đến gần triệu đồng mỗi ngày. Trong ảnh là chợ họp trên vỉa hè đường Khương Hạ Mới (quận Thanh Xuân).
Chỉ cần người kinh doanh trải vài tấm ni lông trên vỉa hè đường phố bày bán các mặt hàng là có thể biến thành chợ. Người mua túm tụm xung quanh khiến lòng đường trở nên chật kín, cản trở các phương tiện đi lại. Trong ảnh là chợ họp trên vỉa hè đường Khương Hạ Mới (quận Thanh Xuân).
Chỉ cần người kinh doanh trải vài tấm ni lông trên vỉa hè đường phố bày bán các mặt hàng là có thể biến thành chợ. Người mua túm tụm xung quanh khiến lòng đường trở nên chật kín, cản trở các phương tiện đi lại. Trong ảnh là chợ họp trên vỉa hè đường Khương Hạ Mới (quận Thanh Xuân).
Trong ảnh là chợ họp xuyên trưa trên phố Pháo Đài Láng (quận Đống Đa). Theo nghị định số 34 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng; sửa chữa hoăc rửa xe… có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng. Hành vi họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ ngoài đô thị cũng bị phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Trong ảnh là chợ họp xuyên trưa trên phố Pháo Đài Láng (quận Đống Đa). Theo nghị định số 34 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi chiếm dụng đường phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng; sửa chữa hoăc rửa xe… có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng. Hành vi họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ ngoài đô thị cũng bị phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

GALLERY MỚI NHẤT