Chính trị gia Đức: Phương Tây nên công nhận Crimea thuộc Nga
(Kiến Thức) - Cựu Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội Đức Matthias Platzeck đề xuất phương Tây nên công nhận vụ sáp nhập Crimea của Nga để giữ thể diện cho ông Putin.
Thanh Nga (theo Reuters)
Chính trị gia 60 tuổi Platzeck trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Passauer Neue Presse rằng: “Một người khôn ngoan sẽ thay đổi quan điểm của mình, còn một kẻ ngốc sẽ không bao giờ làm vậy. Vụ sáp nhập Crimea cần phải được sắp xếp một cách ổn thỏa theo luật pháp quốc tế để ai cũng có thể chấp nhận. Chúng ta cần phải tìm ra một giải pháp để cho ông Putin không cảm thấy mình bị bẽ mặt trong vai của một người thua cuộc”.
Chính trị gia Đức Matthias Platzeck.
Như vậy, cựu Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội (SPD) Matthias Platzeck là nhân vật cấp cao đầu tiên của giới chính trị Đức đưa ra đề xuất lạ khi nói rằng, việc phương Tây tán thành vụ sáp nhập Crimea sẽ là mở ra lối thoát cho khủng hoảng ở Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã kịch liệt phản đối kiến nghị trên. “Tôi vẫn thường thể hiện quan điểm của mình công khai rằng, việc làm đó (tức vụ sáp nhập Crimea của Nga) rõ ràng đã vi phạm luật pháp. Chúng ta không thể tán thành hay công nhận chuyện này được”, Ngoại trưởng Steinmeier nói.
Thêm vào đó, Đại sứ Ukraine Wassili Chiminez nói với tờ nhật báo Tagesspiegel rằng, ông cảm thấy đáng lo ngại trước ý kiến của vị chính trị gia Đức Platzech trên.
"Khủng hoảng Ukraine ảnh hưởng xấu đến kinh tế Đức"
(Kiến Thức) - Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, khủng hoảng Ukraine gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Bà Merkel cho biết, ngoài các yếu tố khác thì khủng hoảng Ukraine cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Đức trong quý 2 năm 2014. Trong quý 2, nền kinh tế Đức sụt giảm 0,2%.
"Có vài sự không chắc chắn. Tôi không che giấu điều đó. Toàn bộ tình hình Nga-Ukraine cho thấy chúng ta có lợi ích to lớn trong việc xây dựng lại các mối quan hệ quốc tế. Tôi hi vọng tình hình tăng trưởng cả năm vẫn tốt nếu không có điều gì bất thường xảy ra", bà Merkel phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.