Chính sách gây tranh cãi của Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Theo nhà phân tích chính trị Phil Butler, việc Nga can thiệp quân sự ở Syria đã phơi bày chính sách gây tranh cãi mà Mỹ đang theo đuổi.

Chính sách gây tranh cãi của Mỹ ở Syria
Phil Butler là nhà báo, biên tập viên và nhà phân tích người Mỹ. Ông thường viết bài cho các báo điện tử như  The Epoch Times, The Huffington Post, Japan Today and Russia Today cũng như hàng chục tờ báo mạng khác. Nhận định về chính sách gây tranh cãi của Mỹ ở Syria là quan điểm cá nhân của ông.
Chinh sach gay tranh cai cua My o Syria
Chính quyền Obama đang lâm vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" ở Syria.
Trong bài viết đăng trên New Eastern Outlook, nhà phân tích chính trị Phil Butler nhận định: "Tình hình Syria và hành động quyết đoán nhanh chóng của Moscow đã bất ngờ khiến Nga leo lên vị trí địa chiến lược hàng đầu. Cho đến nay, người Mỹ cố tình che giấu nỗi đau nhức nhối này. Trong bối cảnh phải đối mặt với chủ nghĩa khủng bố mới, Mỹ “hoặc phải giữ thể diện hoặc ít nhất là thoát khỏi chiến trường này mà vẫn giữ được phẩm giá".
Theo ông Butler, Washington đang mắc kẹt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” và chính quyền Obama hiện có ít nhất bốn lựa chọn chiến lược để đối phó  vấn đề Syria.

Bốn lựa chọn chiến lược của Mỹ về Syria

Thứ nhất, Mỹ có thể cùng với Nga, Iran và chính phủ Syria tiêu diệt phiến quân IS và các phần tử thánh chiến có quan hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Động thái này sẽ mở ra cánh cửa cho các cuộc đàm phán mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan. Chỉ có điều, theo nhà phân tích Butler, khả năng này khó có thể biến thành hiện thực.
Thứ hai, Washington và các đồng minh để cho  Nga tiêu diệt những phần tử khủng bố trong khu vực. "Điều này sẽ không xảy ra vì các cường quốc thế giới và khu vực đã can dự quá sâu vào cuộc nội chiến Syria”, nhà báo Butler nhận định.
Thứ ba, Mỹ, NATO và các đồng minh khu vực chuẩn bị tiến hành chiến tranh toàn diện với Nga và các đồng minh, bao gồm cả Trung Quốc. Theo ông Butler, điều này ít có khả năng xảy ra nhất.
Qua những phân tích trên, người ta tự hỏi liệu phe hiếu chiến ở Washington sẽ làm gì để giữ thể diện và thoát khỏi tình trạng bế tắc chính trị hiện tại?
Về lựa chọn chiến lược thứ tư, nhà phân tích Butler lập luận: "Chúng ta (phương Tây) đang thực thi một chiến lược và chiến lược này  giống như chiến lược đối phó với Liên Xô ở Afghanistan mà cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Brzezinski và chính quyền Carter từng theo đuổi. Chiến lược này đã được tiến hành”.  Một số giới chức Mỹ đã hối thúc việc lặp lại chiến lược cũ của (cựu Tổng thống) Reagan về việc vũ trang cho lực lượng thánh chiến Hồi giáo. Những người này  dường như đã quên rằng bây giờ không phải là những năm 1980.
Theo nhà phân tích Butler, vẫn còn có một kế hoạch thứ năm và đó là luận tội Tổng thống Obama và các cộng sự của ông. Ông Butler nói:  " Nếu Mỹ muốn duy trì vị trí xứng đáng của mình trên thế giới, thì cách duy nhất là luận tội Tổng thống Obama. Bất kỳ giải pháp nào khác đều sẽ có một kết quả tiêu cực”.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria

(Kiến Thức) - Quân chính phủ Assad hiện đang bị tấn công ở cả phía bắc lẫn phía nam và điều này cho thấy Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria
My can thiep rat sau vao cuoc noi chien Syria
Lính Mỹ bên giếng dầu bốc cháy ở miền nam Iraq.
Ngày 17/6, cánh quân nổi dậy Jaysh Hermon (Quân đội Hermon) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các lực lượng quân đội Syria trong các khu vực Quneitra và Hermon giáp Israel. Mục tiêu của cuộc tấn công này là đánh chiếm đại bản doanh của Lữ đoàn 68 ở Khan al-Shih, một lữ đoàn có nhiệm vụ trấn giữ đường cao tốc Quneitra-Damascus. Mục đích của cuộc tấn công lớn này là khai thông con đường từ ngoại ô phía nam của Damascus đến phía tây Ghouta và từ đó bao vây quân chính phủ bảo vệ thủ đô Damascus.
Nếu Quân đội Hermon đạt được mục tiêu này và lặp lại thành công tháng trước của “Đạo quân Chinh phục” đánh chiếm phần lớn phía bắc tỉnh Idlib, cuộc nội chiến Syria sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Nga buộc Mỹ phải thay đổi “luật chơi” ở Syria

(Kiến Thức) - Lựa chọn thời điểm thích hợp và hành động quyết đoán mau lẹ, Nga đã buộc Mỹ và phương Tây thay đổi “luật chơi” ở  Syria.

Nga buộc Mỹ phải thay đổi “luật chơi” ở Syria
Nga buoc My phai thay doi “luat choi” o Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy các nhà lãnh đạo phương Tây vào "nước bí" trên "bàn cờ" mang tên khủng hoảng Syria.
Tổng thống Nga đưa ra quyết định can dự, thay đổi luật chơi ở Syria vào thời điểm “không thể hợp lý hơn”. Đó là khi nội bộ chính giới Mỹ xuất hiện rạn nứt về chiến lược đối với Syria, nhất là khi kế hoạch trợ giúp vũ khí, trang bị, huấn luyện cho “lực lượng chống đối ôn hòa” thất bại, không đẩy lui được nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Cùng thời điểm, Châu Âu phải vật lộn với khủng hoảng người di cư ở mức độ chưa từng thấy, mà nguyên do chủ yếu là tình hình nội chiến, bất ổn tại Syria, Lybia, Yemen… Khủng hoảng ở Ukraine dần lắng dịu, theo hướng có lợi cho Nga khi chính quyền Kiev phải tính đến công nhận, trao quyền tự quản lớn hơn cho Donbass.
Nhận ra vị thế ngày càng suy yếu của quân đội Syria, Nga quyết định can thiệp quân sự nhằm đáp trả những can dự của Mỹ và đồng minh. Việc tăng cường chuyển giao vũ khí được Nga tiến hành khá dồn dập, nhưng có lẽ Nga đã lên kịch bản cho một tình huống cấp thiết như vậy hơn một năm trước.

Chiến lược chống IS của Mỹ đã “thất bại hoàn toàn”

(Kiến Thức) - Ở nước Mỹ, người ta bắt đầu thừa nhận rằng chiến lược chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) mà Washington và đồng minh vạch ra đã "thất bại hoàn toàn".

Chiến lược chống IS của Mỹ đã “thất bại hoàn toàn”
Thượng nghị sĩ Mỹ Jeff Sessions (bang Alabama) nói: "Cần thừa nhận rằng đó là thất bại hoàn toàn. Đổ vỡ thực sự. Rất muốn không phải như vậy, nhưng đáng tiếc đó là sự thực”.
Chien luoc chong IS cua My da
TNS Jeff Sessions: Chiến lược chống IS của Mỹ đã "thất bại hoàn toàn".
Mặc dù đã đổ ra hàng triệu USD để huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria “ôn hòa”, nhưng theo Lầu Năm Góc, sự đóng góp của lực lượng này trong cuộc chiến chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) vẫn là vô cùng ít ỏi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.