Chính sách Châu Á của ông Trump xoay vần ra sao sau bầu cử giữa kỳ Mỹ?

Các nước châu Á hiện giờ lo ngại những tác động từ kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ với chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump.

Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại Mỹ ngày 6/11 đánh dấu sự trở lại của đảng Dân chủ tại Hạ viện và giúp Đảng này có nhiều quyền lực hơn trong kiềm chế các quyết sách của Tổng thống Donald Trump. Cũng giống như phần còn lại của thế giới, các nước châu Á hiện giờ đang lo ngại không biết kết quả này sẽ ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Mỹ ra sao.
Chinh sach Chau A cua ong Trump xoay van ra sao sau bau cu giua ky My?
 Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Sky News.
Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 2 năm, Tổng thống Trump đã làm “khuấy động” khu vực châu Á với việc khai hỏa cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Đài Loan, chỉ trích mạnh mẽ các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc và trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ gặp lãnh đạo Triều Tiên.
Theo giới phân tích, dù kết quả bầu cử nêu trên làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình trạng đối đầu gay gắt hơn giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới định hướng chính sách mà Tổng thống Trump theo đuổi tại Châu Á. Bởi thực tế là hai phe dẫu bất đồng chính kiến trong nhiều vấn đề như nhập cư, chăm sóc sức khỏe, hay kinh tế, tài chính, họ vẫn phần nào có được tiếng nói chung về Châu Á.
Trung Quốc
Trung Quốc là một trong số ít các vấn đề nhận được sự nhất trí của cả hai đảng. Có quan điểm tại Trung Quốc cho rằng, một Hạ viện dưới quyền kiểm soát của phe Dân chủ có nghĩa là chính phủ Mỹ phải thay đổi lập trường theo hướng "mềm" hơn với Bắc Kinh. Nhưng nhà phân tích Nick Marro của tổ chức Thông tin Kinh tế (EIU) nhận định, quan điểm này là sai lầm bởi trong lịch sử phe Dân chủ luôn có xu hướng ủng hộ các tổ chức công đoàn có vai trò bảo vệ người lao động, trong khi không ủng hộ thương mại tự do nhiều như phe Cộng hòa. “Không có khả năng họ sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại lớn mạnh hơn đối với Trung Quốc”.
Trước đó, các thành viên Đảng Dân chủ đã có sự đồng thuận rộng rãi rằng, Mỹ nên hành động cứng rắn hơn đối với một cường quốc mới nổi như Trung Quốc, trên các mặt trận như thương mại, quân sự, tình báo và ngoại giao. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy đảng này theo đuổi cách tiếp cận mềm mỏng hơn với Trung Quốc.
Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện và Tổng thống Donald Trump từng có nhiều bất đồng, nhưng cả hai bên cũng ủng hộ lập trường cứng rắn hơn về thương mại với Trung Quốc. Xét trong bối cảnh đó, Hạ viện sẽ không phải là nơi chủ chốt phản đối các chính sách thương mại của ông Trump, mà ngược lại có thể hỗ trợ những chính sách này. Do vậy, trong nửa thứ hai của nhiệm kỳ, ông Trump nhiều khả năng sẽ tìm kiếm được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có lợi hơn cho nước Mỹ, như những gì ông đã nêu trong cuộc họp báo ngày 7/11.
Ngoài vấn đề thương mại, các vấn đề khác liên quan đến Trung Quốc mà nhiều khả năng sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai Đảng, được sự phê chuẩn của Quốc hội là việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và chấp thuận giải pháp quân sự trước hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Các hoạt động hàng hải của Mỹ trong khu vực này thời gian gần đây, cũng như những tuyên bố về chiến lược quốc phòng của nước này tại nhiều diễn đàn khác nhau đã cho thấy rằng, chính quyền ông Trump sẽ tiếp tục mở rộng hiện diện quân sự tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ngay cả khi các chính phủ Châu Á còn ngần ngại ủng hộ Mỹ một cách công khai. Việc phe Dân chủ ủng hộ dự luật ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2019 cũng cho thấy quan điểm của đảng này không khác nhiều so với chính quyền Tổng thống Trump về vấn đề đối ngoại.
 Triều Tiên
Phần lớn các chuyên gia cho rằng, kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ lần này sẽ không gây ảnh hưởng lớn tới chính sách về Triều Tiên của chính quyền ông Trump. Trước hết, chính sách đối ngoại của Mỹ được định hình bởi Tổng thống và các cơ quan hành pháp như Ủy ban đối ngoại thượng viện và Ủy ban Quân vụ thượng viện. Vì Thượng viện thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa nên ảnh hưởng của Hạ viện với chính sách đối ngoại sẽ bị giới hạn.
Thứ hai, như Tổng thống Trump từng tái khẳng định trong cuộc họp báo hậu bầu cử, việc hạ nhiệt căng thẳng quan hệ giữa Mỹ với Triều Tiên, đặc biệt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore, đã mang lại những kết quả tích cực, được thể hiện qua việc Triều Tiên chấp nhận dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa, thả các con tin người Mỹ và trao trả cho Mỹ hài cốt quân nhân bị thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên.
Theo các nhà phân tích, trong phần còn lại của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục tiến hành đối thoại cấp cao với Triều Tiên và nỗ lực thúc đẩy tiến bộ trong quá trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ 2, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2019. Tất nhiên, các cuộc đàm phán này cũng cần phải xét đến yêu cầu của phía Triều Tiên về việc ký kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và viện trợ nhân đạo. Nếu cả hai bên đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá, ông Trump sau đó có thể coi đây là thành tựu lớn, làm đòn bẩy cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ thứ hai.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng đảng Dân chủ có thể gây khó dễ cho các cuộc đối thoại Mỹ-Triều bởi đảng này từng chỉ trích cách tiếp cận của Tổng thống Trump với vấn đề hạt nhân Triều Tiên, hoài nghi về phương thức đàm phán của ông cũng như cam kết phi hạt nhân hóa của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Kịch bản nhiều khả năng sẽ xảy ra nhất là đảng Dân chủ sẽ làm chậm lại tiến trình đàm phán bằng cách yêu cầu chính phủ Mỹ cung cấp tài liệu liên quan, hay tổ chức thường xuyên các phiên điều trần tại Hạ viện về vấn đề này. Dẫu vậy, họ sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng để tránh làm đổ vỡ nỗ lực ngoại giao của ông Trump nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 7/11 Nghị sĩ đảng Dân chủ Eliot Engel tại Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ khẳng định ông không phản đối việc đối thoại với Triều Tiên: “Sẽ rất tốt để có một vài cuộc đối thoại với Triều Tiên. Nhưng chúng ta không nên dễ bị lừa khi cho rằng họ (Triều Tiên) sẽ có nhiều thay đổi lớn”.
Theo một số nhà quan sát, nếu Nhà Trắng thúc đẩy một thỏa thuận với Triều Tiên, Hạ viện nhiều khả năng sẽ thông qua. Bởi việc gây leo thang căng thẳng với Triều Tiên sẽ không có lợi cho đảng Dân chủ vốn dành nhiều ưu tiên cho chính sách đối nội, khi khởi động chiến dịch tranh cử năm 2020.
Nhật Bản và Hàn Quốc
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ không đánh giá ảnh hưởng của kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ chỉ qua các vấn đề liên quan đến Triều Tiên. Một trong những vấn đề khiến Hàn Quốc lo ngại hơn cả là số phận của Hiệp định thương mại tự do song phương sửa đổi do Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Donald Trump ký kết ngày 24/9 vừa qua. Đảng Dân chủ từng bỏ phiếu phản đối thỏa thuận này vào năm 2011. Khi Dân chủ nắm quyền kiểm soát hai viện thì chắc chắc các điều khoản đã được sửa đổi trong thỏa thuận sẽ được đưa ra xem xét lại, như một phần của phiên điều trần về chính sách thương mại của ông Trump.
Còn đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nỗ lực xây dựng quan hệ cá nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa thực sự hiệu quả để giảm sức ép của Mỹ buộc Nhật Bản phải nhượng bộ về mặt thương mại. Các cuộc đàm phán giữa hai bên có thể mang đến một thỏa thuận đòi hỏi sự phê chuẩn từ các nghị sỹ đảng Dân chủ - những người chưa thực sự có quan đểm rõ ràng về vấn đề này.
Hợp tác với một chính phủ Mỹ đang bị chia rẽ là thách thức mới nhất trong loạt thách thức về chính sách đối ngoại mà Thủ tướng Abe đang phải đối mặt. Cùng với đó, nguy cơ Mỹ cắt giảm lực lượng tại Hàn Quốc cũng như làn sóng phản đối quyết định sửa đổi hiến pháp của chính phủ Nhật Bản đã ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh nước này.
Vì lý do đó, Thủ tướng Abe buộc phải tìm kiếm đối tác khác để giúp nước này đảm bảo an ninh và thương mại. Thủ tướng Abe đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối tháng 10/2018, cam kết đẩy mạnh hợp tác song phương về kinh tế lẫn quân sự. Ông Abe cũng thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 25 đến 27/10 nhằm phá băng trong quan hệ song phương. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc hướng đến mục tiêu cải thiện quan hệ với Nhật Bản trong lúc leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ. Còn Tokyo cũng gặp ít nhiều vấn đề với chính sách bảo hộ mậu dịch của Tổng thống Donald Trump./.

Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng vừa từ chức là ai?

(Kiến Thức) - Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Gary Cohn dù mới gia nhập đội ngũ cố vấn của Nhà Trắng cách đây không lâu nhưng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cách ông Trump đưa ra các quyết sách kinh tế.

Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ông Gary là người mới nhất gia nhập “đội ngũ” các quan chức cấp cao rời khỏi Nhà Trắng trong thời gian gần đây. Ảnh: Ông Gary có mặt trước buổi họp báo chung của Tổng thống Trump và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tại Nhà Trắng ngày 26/9/2017.
 Ông Gary là người mới nhất gia nhập “đội ngũ” các quan chức cấp cao rời khỏi Nhà Trắng trong thời gian gần đây. Ảnh: Ông Gary có mặt trước buổi họp báo chung của Tổng thống Trump và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tại Nhà Trắng ngày 26/9/2017.
Giới phân tích đánh giá, ông Gary Cohn là một trong những nhân vật có tiếng nói nhất trong các cố vấn của ông Trump. Vị cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng lắng nghe khi ông Trump phát biểu tại Vườn Kennedy, Nhà Trắng, ngày 1/5/2017.
 Giới phân tích đánh giá, ông Gary Cohn là một trong những nhân vật có tiếng nói nhất trong các cố vấn của ông Trump. Vị cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng lắng nghe khi ông Trump phát biểu tại Vườn Kennedy, Nhà Trắng, ngày 1/5/2017.
Bản thân ông này trước đây từng giữ chức chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn tài chính Goldman Sachs, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu nước Mỹ. Ông Garry Cohn, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster cùng Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders tại một buổi họp báo thường nhật ở Nhà Trắng ngày 23/1/2018.
Bản thân ông này trước đây từng giữ chức chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn tài chính Goldman Sachs, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu nước Mỹ. Ông Garry Cohn, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster cùng Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders tại một buổi họp báo thường nhật ở Nhà Trắng ngày 23/1/2018. 
Ông Gary Cohn (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phản ứng trước các câu hỏi trong khi công bố đề xuất cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Trump trong phòng họp của Nhà Trắng ngày 26/4/2017.
 Ông Gary Cohn (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phản ứng trước các câu hỏi trong khi công bố đề xuất cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Trump trong phòng họp của Nhà Trắng ngày 26/4/2017.
Được biết khi còn tại vị tại Goldman Sachs, ông cố vấn Gary có mức lương khủng lên đến hơn 21 triệu USD, nhưng khi qua làm cố vấn cho Tổng thống Trump con số này chỉ vỏn vẹn 30.000 USD. Ông Gary trò chuyện với cựu Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks, người mới xin từ chức cách đây không lâu.
 Được biết khi còn tại vị tại Goldman Sachs, ông cố vấn Gary có mức lương khủng lên đến hơn 21 triệu USD, nhưng khi qua làm cố vấn cho Tổng thống Trump con số này chỉ vỏn vẹn 30.000 USD. Ông Gary trò chuyện với cựu Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks, người mới xin từ chức cách đây không lâu.
Cố vấn kinh tế Gary Cohn (phải) trao đổi với Thư ký Nhà Trắng Rob Porter tại sân bay quốc tế Indianapolis, bang Indiana, ngày 27/9/2017.
 Cố vấn kinh tế Gary Cohn (phải) trao đổi với Thư ký Nhà Trắng Rob Porter tại sân bay quốc tế Indianapolis, bang Indiana, ngày 27/9/2017.
Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly trong khi Tổng thống Trump có cuộc gặp với Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello tại Phòng Bầu Dục ngày 19/10/2017.
 Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly trong khi Tổng thống Trump có cuộc gặp với Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello tại Phòng Bầu Dục ngày 19/10/2017.
Tổng thống Trump chỉ về phía ông Gary khi chào đón đội tuyển bóng chuyền nam bang Ohio đến Nhà Trắng ngày 17/11/2017.
 Tổng thống Trump chỉ về phía ông Gary khi chào đón đội tuyển bóng chuyền nam bang Ohio đến Nhà Trắng ngày 17/11/2017.
Cố vấn kinh tế Gary Cohn xúc động trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9, tại Nhà Trắng ngày 11/9/2017.
 Cố vấn kinh tế Gary Cohn xúc động trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9, tại Nhà Trắng ngày 11/9/2017.
Ông Gary cùng các quan chức khác đứng phía sau khi Tổng thống Trump phát biểu trong Phòng Bầu Dục ngày 8/2/2017.
 Ông Gary cùng các quan chức khác đứng phía sau khi Tổng thống Trump phát biểu trong Phòng Bầu Dục ngày 8/2/2017.
Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng Gary Cohn (thứ ba từ phải sang) ngồi cạnh con rể của ông Trump, Jared Kushner tại buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman bin Abdulaziz Al Saud và Tổng thống Mỹ Trump tại thủ đô Riyadh ngày 20/5/2017.
 Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng Gary Cohn (thứ ba từ phải sang) ngồi cạnh con rể của ông Trump, Jared Kushner tại buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman bin Abdulaziz Al Saud và Tổng thống Mỹ Trump tại thủ đô Riyadh ngày 20/5/2017.
Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly tại Nhà Trắng sau chuyến đi cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Springfield, bang Missouri, ngày 30/8/2017.
Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly tại Nhà Trắng sau chuyến đi cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Springfield, bang Missouri, ngày 30/8/2017. 
Cố vấn Gary Cohn “tay xách nách mang” tại một địa điểm ở New York ngày 4/5/2017.
 Cố vấn Gary Cohn “tay xách nách mang” tại một địa điểm ở New York ngày 4/5/2017.
Ông Gary có mặt tại Nhà Trắng trước khi Tổng thống Trump thông báo quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris ngày 1/6/2017.
Ông Gary có mặt tại Nhà Trắng trước khi Tổng thống Trump thông báo quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris ngày 1/6/2017. 

Vì sao hàng loạt quan chức thân tín “rời bỏ” Tổng thống Trump?

(Kiến Thức) - Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền cho tới nay, đã có hơn 20 quan chức cấp cao thuộc nội các và đội ngũ cố vấn của ông Trump mất chức. Mà đỉnh điểm là sự ra đi của cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Ngày 13/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định cách chức Ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo một quan chức Nhà Trắng, quyết định thay Ngoại trưởng Mỹ của ông Trump nhằm chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Triều Tiên. Trước đó, ông Tillerson từng đưa ra nhiều ý kiến bất đồng với quan điểm của Tổng thống Trump. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Ngày 13/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định cách chức Ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo một quan chức Nhà Trắng, quyết định thay Ngoại trưởng Mỹ của ông Trump nhằm chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Triều Tiên. Trước đó, ông Tillerson từng đưa ra nhiều ý kiến bất đồng với quan điểm của Tổng thống Trump. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này.
Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. 
Ngày 28/2, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, bà Hope Hicks, nữ trợ lý thân tín của Tổng thống Trump, tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.
 Ngày 28/2, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, bà Hope Hicks, nữ trợ lý thân tín của Tổng thống Trump, tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.
Nhân vật quyền lực thứ ba tại Bộ Tư pháp Mỹ, bà Rachel Brand, tuyên bố từ chức vào ngày 9/2/2018.
Nhân vật quyền lực thứ ba tại Bộ Tư pháp Mỹ, bà Rachel Brand, tuyên bố từ chức vào ngày 9/2/2018. 
Thư ký Nhà Trắng Rob Porter, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, đã từ chức hôm 7/2 sau cáo buộc lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần từ hai người vợ cũ.
Thư ký Nhà Trắng Rob Porter, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, đã từ chức hôm 7/2 sau cáo buộc lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần từ hai người vợ cũ. 
Ngày 29/1, ông Andrew G. McCabe từ chức Phó Giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sau nhiều tháng hứng chịu chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump.
Ngày 29/1, ông Andrew G. McCabe từ chức Phó Giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sau nhiều tháng hứng chịu chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump. 
Ngày 21/12/2017, Rick Dearborn, phó Chánh văn phòng Nhà Trắng, một trong những trợ lý cấp cao của Tổng thống Trump, thông báo sẽ từ chức vào đầu năm 2018.
 Ngày 21/12/2017, Rick Dearborn, phó Chánh văn phòng Nhà Trắng, một trong những trợ lý cấp cao của Tổng thống Trump, thông báo sẽ từ chức vào đầu năm 2018.
Ngày 8/12/2017, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Dina Powell (trái) cũng đã thông báo quyết định từ chức vào đầu năm 2018. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders, trước đó, bà Powell đã có kế hoạch chỉ làm việc (cho Tổng thống Trump) một năm rồi trở về nhà tại New York.
 Ngày 8/12/2017, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Dina Powell (trái) cũng đã thông báo quyết định từ chức vào đầu năm 2018. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders, trước đó, bà Powell đã có kế hoạch chỉ làm việc (cho Tổng thống Trump) một năm rồi trở về nhà tại New York.
Ngày 28/12/2017, ông Tom Price từ chức Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Công, người sau vụ bê bối dùng tiền công thuê máy bay tư nhân tốn kém để đi công tác.
Ngày 28/12/2017, ông Tom Price từ chức Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Công, người sau vụ bê bối dùng tiền công thuê máy bay tư nhân tốn kém để đi công tác. 
Cố vấn của Tổng thống Mỹ Trump, ông Sebastian Gorka, đã bị buộc thôi việc tại Nhà Trắng vào ngày 25/8/2017.
 Cố vấn của Tổng thống Mỹ Trump, ông Sebastian Gorka, đã bị buộc thôi việc tại Nhà Trắng vào ngày 25/8/2017.
Ngày 18/8/2017, Chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon, bị sa thải chỉ 7 tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền.
 Ngày 18/8/2017, Chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon, bị sa thải chỉ 7 tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền.
Cũng trong ngày 18/8/2017, tỷ phú đầu tư Carl Icahn thôi chức cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Trump sau khi bị chỉ trích về những khuyến nghị chính sách.
Cũng trong ngày 18/8/2017, tỷ phú đầu tư Carl Icahn thôi chức cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Trump sau khi bị chỉ trích về những khuyến nghị chính sách. 
Ngày 31/7/2017, Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci chỉ chưa đầy hai tuần sau khi ông Scaramucci đảm nhiệm chức vụ này.
 Ngày 31/7/2017, Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci chỉ chưa đầy hai tuần sau khi ông Scaramucci đảm nhiệm chức vụ này.
Tổng thống Trump thông báo về việc sa thải Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus trên Twitter hôm 28/7/2017, chỉ một ngày sau khi Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci "tố" ông Priebus làm lộ thông tin cho phóng viên.
 Tổng thống Trump thông báo về việc sa thải Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus trên Twitter hôm 28/7/2017, chỉ một ngày sau khi Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci "tố" ông Priebus làm lộ thông tin cho phóng viên.
Ngày 21/7, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã xin từ chức sau khi nói với Tổng thống Trump rằng ông kịch liệt phản đối việc nhà lãnh đạo Mỹ bổ nhiệm chuyên gia tài chính New York Anthony Scaramucci làm Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.
 Ngày 21/7, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã xin từ chức sau khi nói với Tổng thống Trump rằng ông kịch liệt phản đối việc nhà lãnh đạo Mỹ bổ nhiệm chuyên gia tài chính New York Anthony Scaramucci làm Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng.
Tháng 5/2017, Tổng thống Trump bất ngờ ra quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey, sau khi ông Trump nhận được kết quả cuộc điều tra do ông Comey đứng đầu về vụ bê bối dùng thư điện tử liên quan tới bà Hillary Clinton hồi năm 2016.
 Tháng 5/2017, Tổng thống Trump bất ngờ ra quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey, sau khi ông Trump nhận được kết quả cuộc điều tra do ông Comey đứng đầu về vụ bê bối dùng thư điện tử liên quan tới bà Hillary Clinton hồi năm 2016.
Ngày 9/4/2017, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ K.T. McFarland (thứ hai từ phải sang) đã bị buộc từ chức sau 3 tháng làm việc. Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump loại Chiến lược gia trưởng Steve Bannon ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia.
 Ngày 9/4/2017, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ K.T. McFarland (thứ hai từ phải sang) đã bị buộc từ chức sau 3 tháng làm việc. Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump loại Chiến lược gia trưởng Steve Bannon ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia.
Ngày 13/2/2017, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn, đã phải từ chức vì sức ép do nói dối các quan chức về mối quan hệ với Nga khi mới đảm nhiệm chức vụ này được 24 ngày.
Ngày 13/2/2017, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn, đã phải từ chức vì sức ép do nói dối các quan chức về mối quan hệ với Nga khi mới đảm nhiệm chức vụ này được 24 ngày. 
Ngày 30/1/2017, Tổng thống Trump đã sa thải Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo.
 Ngày 30/1/2017, Tổng thống Trump đã sa thải Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.