Chính phủ nhất trí bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, vấn đề đang được các giáo viên quan tâm, kiến nghị.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang về việc rà soát các văn bản, đề án do Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng năm 2023.
Ở nội dung dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Phó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bộ Nội vụ rà soát, tiếp thu ý kiến bộ, ngành, địa phương, chỉnh lý dự thảo nghị định, bảo đảm thực hiện thống nhất quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và bảo đảm quyền, lợi ích của đội ngũ viên chức hoạt động chuyên ngành, tránh phát sinh vướng mắc khi thực hiện, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Đây là nội dung đang được các giáo viên đặc biệt quan tâm, kiến nghị được bỏ thi thăng hạng. Theo các giáo viên, việc thi thăng hạng sẽ có nhiều bất cập. Theo đó, Việc tổ chức thi sẽ tiêu tốn một nguồn kinh phí không nhỏ. Cùng với đó là công sức và thời gian của giáo viên dành cho việc ôn tập và dự thi. Thời gian, công sức và nguồn kinh phí đó, nếu đầu tư cho việc trau dồi nghiệp vụ chuyên môn và những dự án giáo dục khác sẽ phát huy giá trị hơn rất nhiều.
Nhất là, trong thời điểm này, các thầy cô đang dồn hết tâm sức để chuẩn bị cho một năm học mới, với bộ sách mới, chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu thêm một kỳ thi, sẽ thêm gánh nặng cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh khi giáo viên phải dành thời gian để ôn thi.
Theo quy định, bài thi thăng hạng gồm 4 môn: kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ chuyên ngành. Giáo viên được miễn thi ngoại ngữ nếu còn dưới 5 năm công tác, tính đến thời điểm về hưu. Với nhiều thầy cô thế hệ 6-7X, thậm chí 8X, môn Ngoại ngữ và Tin học sẽ là một trở ngại lớn, đặc biệt là môn Ngoại ngữ, do nhiều năm không sử dụng.
Trong công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 15/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là có căn cứ. Bộ cũng nhận được văn bản gửi xin ý kiến từ Bộ Nội vụ về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức với giáo viên và nhất trí với nội dung này.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng (Phú Thọ) chia sẻ bên hành lang Quốc hội về niềm tự hào, hạnh phúc nhất khi là một cô giáo. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Cổ vật nào của TQ giá trị hơn 3.300 tỷ đồng nhưng... “vô dụng“?

Các chuyên gia ước tính giá trị của cổ vật này hơn 3.300 tỷ đồng nhưng vẫn không biết dùng để làm gì. Đây rốt cục là đồ vật gì?

Khai quật được cổ vật đáng giá hàng nghìn tỷ đồng nhưng các chuyên gia, nhà khảo cổ ngày nay vẫn chưa thể xác định được mục đích sử dụng thực sự của nó. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.

Vào năm 1990, khi đang cuốc đất, một người nông dân ở huyện An Hương, thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã phát hiện ra một hố sụt kỳ lạ. Nhận thấy có thể là nơi chứa di vật văn hóa nên người này đã lập tức báo cáo cho chính quyền địa phương. Sau khi các chuyên gia tới và tiến hành giám định chuyên môn, hóa ra cái hố kỳ lạ này lại là đỉnh của một ngôi mộ cổ.

Bộ GD&ĐT: Đề xuất bỏ thi thăng hạng là có căn cứ

Chiều 4/8, Bộ GD&ĐT đã giải đáp một số vấn đề về quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, trong đó có đề xuất bỏ thi thăng hạng của giáo viên.

Bộ GD&ĐT cho biết, thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn (chức danh nghề nghiệp) CDNN viên chức, thăng hạng CDNN viên chức các ngành/lĩnh vực thực hiện theo quy định chung của Quốc hội tại Luật Viên chức 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Đồng thời, thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Chính phủ tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo đó, việc thăng hạng CDNN từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp được thực hiện thông qua hình thức thi và xét (khoản 2 Điều 31 Luật Viên chức 2010 và khoản 2 Điều 29 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.