Chính phủ Mỹ sắp hết tiền hoạt động?

(Kiến Thức) - Chính phủ Mỹ có thể bị đóng cửa lần đầu tiên sau 17 năm,  khi Hạ viện đòi trì hoãn chương trình "Obamacare" để đổi lấy việc cấp ngân sách hoạt động.

Chính phủ Mỹ sắp hết tiền hoạt động?
 
Hạ viện Mỹ đồng ý tài trợ cho chính phủ hoạt động đến giữa tháng 12, nhưng vẫn chống Luật cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama (còn được gọi là “Obamacare”) và khiến cho việc đóng cửa chính phủ gần như chắc chắn.
Trước đó, Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát đã bác một dự luật do Thượng viện gửi hôm 27/9, theo đó vẫn để cho chính phủ Mỹ có tiền hoạt động đến ngày 15/11/2013. Dự luật này không có điều khoản rút lại ngân quỹ dành cho “Obamacare” - một mục tiêu công kích của nhiều nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, sửa đổi dự luật được Cộng hòa thông qua ngày 29/9 tại Hạ viện lại hủy hoại nỗ lực tránh để cho chính phủ Mỹ ngừng hoạt động vào ngày 1/10 tới. Chủ tịch Hạ viện John Boehner và lãnh đạo phe Cộng hoà đã giảm bớt đòi hỏi trước đó và yêu cầu trì hoãn việc thực thi “Obamacare” thêm 1 năm và bãi bỏ thuế đánh vào các thiết bị y tế ước tính sẽ mang lại cho ngân sách khoảng 30 tỷ USD mỗi năm.
Đến trước nửa đêm Thứ Hai (30/9), Quốc hội Mỹ phải phê chuẩn một dự luật cấp ngân quỹ để duy trì hoạt động của chính phủ từ ngày 1/10 trở đi. Nếu lưỡng viện Quốc hội không đạt được một thỏa thuận trước thời hạn chót, hàng trăm nghìn công chức liên bang sẽ bị tạm thời nghỉ việc và nhiều chương trình chính phủ sẽ phải tạm thời bị đình chỉ.
Động thái này của phe Cộng hòa tại Hạ viện đã châm ngòi phản ứng dữ dội của Nhà Trắng và Thượng viện Mỹ.
Trong một tuyên bố, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cho biết: “Bất kỳ nhà lập pháp Cộng hòa nào bỏ phiếu cho dự luật này, họ bỏ phiếu cho việc ngừng hoạt động của chính phủ Mỹ”. Ông Carney nói thêm rằng Tổng thống Obama sẽ phủ quyết bất kỳ biện pháp nào bao gồm việc cắt nguồn tài trợ cho “Obamacare”.
Thủ lĩnh phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện Mỹ Harry Reid gọi động thái nói trên của phe Cộng hòa tại Hạ viện là “vô chính phủ” và tuyên bố Thượng viện sẽ bỏ phiếu bác bỏ bất kỳ dự luật nào nhằm hủy hoại “Obamacare”.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel - một cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa – gọi hành động của các nhà lập pháp Cộng hòa là “vô trách nhiệm đến mức đáng ngạc nhiên”. Ông Hagel nói thêm: “Hành động đó là thiển cận và vô trách nhiệm”.
Một thời hạn khác cũng đang đến gần là ngày 17/10, thời điểm mà Quốc hội Mỹ phải bỏ phiếu để tăng thẩm quyền vay mượn của chính phủ (nâng trần nợ công). Nếu đến lúc đó mà không đạt được thoả thuận nào, nước Mỹ có thể lần đầu tiên bị vỡ nợ. Tổng thống Obama hôm 27/9 nói nếu Quốc hội Mỹ thất bại trong việc nâng "trần nợ" công, điều này sẽ “gây bất ổn sâu sắc" cho kinh tế của Mỹ và thế giới.
Một số lãnh đạo đảng Cộng hòa lo ngại việc chính phủ liên bang ngừng hoạt động sẽ gây tổn hại cho vị thế của đảng trong cuộc bầu cử quốc hội năm tới. Chính phủ Mỹ đã từng ngừng hoạt động vào giữa những năm 1990, khi đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện Quốc hội. Sau đó, Tổng thống Bill Clinton của đảng Dân chủ đã tái đắc cử vào năm 1996.

Đằng sau dấu hiệu hòa giải của Tổng thống Iran

(Kiến Thức) - Phát biểu ít đối đầu hơn của tân Tổng thống Hassan Rouhani không phải là thứ mà phương Tây quen nghe từ phía Iran trong những năm gần đây.

Đằng sau dấu hiệu hòa giải của Tổng thống Iran
Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi phương Tây chấm dứt tình trạng đối đầu và can thiệp.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi phương Tây chấm dứt tình trạng đối đầu và can thiệp.
Hassan Rouhani, một chính trị gia và giáo sĩ, vừa được bầu làm Tổng thống Iran vào tháng Sáu. Ông đã bày tỏ mong muốn can dự với phương Tây và kêu gọi chấm dứt "tình trạng đối đầu-can thiệp dẫn đến bạo lực-chia rẽ”.

Tổng thống Obama bỏ thuốc lá vì… nể vợ

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Barack Obama thú nhận đã 6 năm nay ông không hút thuốc vì “nể” bà Michelle, vợ ông.

Tổng thống Obama bỏ thuốc lá vì… nể vợ
Tổng thống Obama thú nhận ông không hút thuốc vì “nể” vợ.
Tổng thống Obama thú nhận ông không hút thuốc vì “nể”  vợ. 
Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết điều này trong một đối thoại vui với báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc Maini Kiai bên lề phiên họp Đại hội đồng LHQ tại New York.

Thủ tướng Abe sẽ tại vị thêm 10 năm nữa?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Abe có thể trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản ảnh hưởng nhất trong nhiều thập kỷ, giống như “Bà đầm thép” Margaret Thatcher ở Anh hồi những năm 1980.

Thủ tướng Abe sẽ tại vị thêm 10 năm nữa?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Nhiệm kỳ đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kết thúc chỉ sau 365 ngày. Nhưng theo giới phân tích, ông Abe đã biết cách tự hoàn thiện trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai và có thể trở thành một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất Nhật Bản trong nhiều thập kỷ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.