(Kiến Thức) - Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatseniuk tuyên bố, Kiev đã quyết định cắt giảm 10% số lượng các cán bộ nhà nước, theo đó, 24.000 người sẽ phải “về vườn”.
Bạch Dương (theo Kyiv Post)
"Chính phủ đã quyết định giảm 10% tổng số nhân viên của các cơ quan quản lý, điều hành chính phủ. Chúng tôi sẽ giảm biên chế khoảng 24.000 quan chức trong tổng số 249.000 cán bộ”, Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatseniuk tuyên bố hôm nay.
Ông Yatseniuk nhấn mạnh, biện pháp này được đề xuất để giúp cắt giảm chi tiêu của các cơ quan chính phủ và góp phần cải cách hiến pháp Ukraine. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu tiên trong nỗ lực giảm chi tiêu công trong bối cảnh Ukraine phải đối mặt với các khoản nợ kếch xù và có nguy cơ vỡ nợ.
Thủ tướng Arseniy Yatseniuk phát biểu trước Quốc hội Ukraine.
Ngoài ra, ông Yatseniuk cũng nhấn mạnh về việc loại bỏ bớt các chính quyền khu vực, tạo ra các ủy ban chấp hành và loại bỏ các chức năng không thích hợp của chính quyền trung ương và chuyển về cho chính quyền khu vực. Theo ông Yatseniuk, Ukraine cần cắt giảm số lượng các cơ quan chính phủ trung ương tới 20%.
“Đó là điều cần thiết để cải cách hiến pháp”, Thủ tướng Yatseniuk nhấn mạnh.
(Kiến Thức) - Tầm nhìn quan hệ hợp tác chiến lược giữa Mỹ-châu Âu trong thế kỷ 21 đã bị “một phen khốn đốn” bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong bài phát biểu phác thảo nội dung của chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỉ 21 ở Paris, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton từng nói: “Những chia rẽ gay gắt của cuộc chiến tranh Lạnh đã được thay thể bởi sự đoàn kết, hợp tác và hòa bình. Nga không còn là đối thủ của chúng tôi. Giờ họ là đối tác mà thôi”. Phát ngôn trên được bà Clinton đưa ra vào năm 2010, một năm sau khi chính quyền Washington tìm cách “tái thiết lập với Nga”.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga-Mỹ đã “sứt mẻ” đi ít nhiều sau khi điện Kremlin chính thức sáp nhập Crimea và tập trung quân đội dọc biên giới với Ukraine. Các chuyên gia phân tích, cựu quan chức hay nhà ngoại giao Mỹ cho hay, sự bất ổn mới của châu Âu này cho thấy điểm yếu lâu dài trong tầm nhìn đối tác của Tổng thống Obama đối với nước Nga.
Ukraine trút giận lên phi hành đoàn Nga, Moscow phẫn nộ
(Kiến Thức) - Moscow lên án Kiev “giận cá chém thớt” bằng cách cấm phi hành đoàn một hãng hàng không thương mại của Nga ra khỏi máy bay khi họ đáp xuống sân bay ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua (26/3) gay gắt lên án Biên phòng Ukraine đã vô lý buộc các phi hành đoàn của hãng hàng không nhà nước Aeroflot phải ở yên bên trong máy bay của họ thay vì ra ngoài nghỉ ngơi như thông lệ.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.