“Chính biến” Ukraine: Tổng thống yêu cầu thủ tướng từ chức

(Kiến Thức) - Thủ tướng Ukraine, Arseniy Yatsenyuk, đang đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với việc Tổng thống Poroshenko yêu cầu "cải tổ toàn bộ nội các”.

Ngày 16/2, ông Svyatoslav Tsigalko - phát ngôn viên của Tổng thống Poroshenko - viết trên  Twitter: "Để khôi phục lòng tin trong chính phủ, Tổng thống (Poroshenko) yêu cầu Tổng Công tố viên và Thủ tướng (Yatsenyuk) từ chức”.
Theo Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, để tiến hành cải cách thành công, cần phải có một chính phủ có mức độ tín nhiệm cao. Để khôi phục niềm tin, "chữa trị bằng thuốc là không đủ mà cần phải phẫu thuật".
“Chinh bien” Ukraine: Tong thong yeu cau thu tuong tu chuc
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko yêu cầu Tổng Công tố viên và Thủ tướng Yatsenyuk từ chức.  
Tổng thống Poroshenko nói rằng tất cả bốn đảng hình thành liên minh thân phương Tây hiện nay ở Ukraine cần tham gia "một cuộc cải tổ toàn bộ nội các".
Các nhà lập pháp Ukraine đã thu thập đủ chữ ký để tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ Yatsenyuk. Đảng của Tổng thống Poroshenko sẽ bỏ phiếu chỉ trích các hoạt động của chính phủ Yatsenyuk là "không đạt yêu cầu" và muốn cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra cuối ngày 16/2/2016.
Ông Maksym Burbak, trưởng nhóm các nghị sĩ quốc hội của đảng Yatsenyuk, cảnh báo các nhà lập pháp Ukraine rằng hậu quả của việc bỏ phiếu chống lại chính phủ sẽ được cảm nhận "ngay ngày hôm sau” và “có thể kích hoạt các cuộc bầu cử trước thời hạn và tình trạng hỗn loạn”.
Nếu Thủ tướng Yatsenyuk bị lật đổ,  điều này có thể làm chậm trễ hơn nữa các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về các đợt giải ngân của chương trình viện trợ hàng tỷ USD cho đất nước Ukraine đang nợ nần chồng chất. Đợt giải ngân lần này đã bị trì hoãn từ tháng 10/2015 vì tốc độ cải cách chậm chạp ở Ukraine.
Tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi liên minh cầm quyền ở Ukraine đoàn kết để "thúc đẩy cải cách, phù hợp với những cam kết trong chương trình tài trợ của IMF”. Không những thế, Nhà Trắng cho biết Phó Tổng thống Joe Biden "bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh ở miền đông Ukraine", trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Petro Poroshenko.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã được đẩy lên một mức cao hơn với sự từ chức của hai quan chức hàng đầu trong vòng chưa đầy hai tuần. Phó Tổng công tố Vitaliy Kasko đã từ chức vào ngày 15/2  để phản đối tình trạng tham nhũng.
Trong một tuyên bố phát trên truyền hình, Phó Tổng công tố Kasko nói: "Hiện thời, Văn phòng Tổng Công tố là một cái phanh kìm hãm cải cách tư pháp, một mảnh đất màu mỡ của tham nhũng, một công cụ đàn áp chính trị và là một trong những trở ngại chính đối với đầu tư nước ngoài ở  Ukraine".
Sự từ chức của Phó Tổng công tố Vitaliy Kasko diễn ra sau vụ từ chức Bộ trưởng Kinh tế Aivaras Abromavicius, một trong những bộ trưởng chủ chốt của chính phủ Yatsenyuk, ngày 3/2. Lý do từ chức của ông là để phản đối tình trạng tham nhũng và áp lực từ phía đảng của Tổng thống Poroshenko.
Trong một cuộc phỏng vấn với DW, ông Aivaras Abromavicius kêu gọi Thủ tướng Yatsenyuk từ chức bởi vì đất nước Ukraine đã bị sa vào “một cuộc khủng hoảng lòng tin" và cần phải có biện pháp triệt để nhằm lấy lại niềm tin. Ông Abromavicius nói với DW:  "Một đất nước không thể tiến hành cải cách thành công, nếu người đứng đầu chính phủ đã bị mất uy tín đến mức tệ hại”.

Thiệt đủ đường, liệu EU sẽ bỏ rơi Ukraine?

Là bên hậu thuẫn và châm ngòi cuộc đối đầu Nga-Mỹ nhưng không nhận được lợi ích nào, EU liệu rằng có bỏ rơi Ukraine?

Trong hoàn cảnh hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) nhận ra họ đang bị "thiệt đơn thiệt kép" sau khi đổ một khoản tiền lớn vào Ukraine mà không mong ngày nhận lại, trong khi mối quan hệ với Nga thì ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của cả Moscow và châu Âu.

Ai được lợi khi châm ngòi chiến tranh ở Ukraine?

(Kiến Thức) - Tổng thống Poroshenko tuyên bố rằng Nga sắp xâm lược Ukraine, nhưng “tia lửa đốt cháy cánh đồng” lại được tìm thấy ở vấn đề trong nước.

Tổng thống Petro Poroshenko nói trước quốc hội rằng Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra và đó là cuộc xâm lược tổng lực của Nga.
Ai duoc loi khi cham ngoi chien tranh o Ukraine?
Tổng thống Petro Poroshenko: Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra. 
Trên thực tế, không hẳn là như vậy. Trong khi nguy cơ chiến tranh tái bùng phát là rất thực tế do bạo lực leo thang ở miền đông Ukraine, nhưng kẻ chủ mưu châm ngòi chiến tranh ở Ukraine nhiều khả năng ngồi ở Kiev hoặc ở miền đông Ukraine, chứ không phải ở Moscow hay ở các thủ đô phương Tây.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.