'Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn' là vì sao?

Quan niệm dân gian là những gì được đúc rút lại sau hàng ngàn năm, bởi vậy, để tránh những điều hung, chúng ta chớ dại trái lời.

'Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn' là vì sao?

Người xưa dù cuộc sống khó khăn nghèo đói nhưng có những "miếng ăn có tới nơi cũng không dùng". Một trong những hiện tượng đó chính là chim sa cá nhảy, tức là chim sa vào tận nhà cũng không bắt lại, cá nhảy lên tận bờ, vào tận sân cũng không giữ ăn.

Hiện tượng này xảy ra bất ngờ đó là tự nhiên ở đâu trong sân nhà, cổng nhà, vườn, ban công, trong nhà có chim sa xuống, yếu ớt, hoặc mùa mưa nước nổi tự dưng cá ở đâu vào sân, hoặc khi đi biển cá nhảy lên trước mặt, cá nhảy lên mạn thuyền. Nếu theo lối đánh bắt và kiếm đồ ăn thì đó là những món ăn hời không mất công mà có. Nhưng ở góc độ tâm linh, ông bà ta không bao giờ dùng những chim, cá đó mà sẽ nhanh chóng rặn con cháu mang phóng sinh thả chúng ra ngoài cho chúng về tự nhiên.

'Chim sa tan noi khong bat, ca nhay tan bo khong an' la vi sao?

Vì sao chim sa cá nhảy không nên dùng?

Theo kinh nghiệm của người xưa đó là điềm báo không may, điềm hung tới. Chim sa tận nơi, cá nhảy tận bờ là hiện tượng tự nhiên bất thường. Bởi theo thông thường chim bay trên trời cá bơi dưới nước và chúng là những động vật tinh khôn sẽ tránh xa con người, tránh xa nguy hiểm. Do đó nếu bất chợt chim sa xuống và cá nhảy lên bờ, nhiều người thường quan niệm nó là bất thường, báo hiệu một điềm không may sắp đến. Chắc chắn đang có biến động gì đó ẩn tàng trong tự nhiên nơi nhà bạn đang sinh sống.

'Chim sa tan noi khong bat, ca nhay tan bo khong an' la vi sao?-Hinh-2

Tuy nhiên đó cũng có thể là hiện tượng xảy ra bình thường do chim, cá vô tình bị gặp nạn, lạc bầy. Chim có thể do bị kẻ săn bắn bắn trượt nên bị thương, cá có thể trong chạy trốn kích điện mà nhảy mạnh. Nhưng đó cũng có thể là do chim, cá của ai đó phóng sinh mà hoạn nạn. Bởi chim cá khi mua về phóng sinh thường rất yếu nên sau khi được phóng sinh không hòa nhập ngay bình thường được nên bị sa, bị sà. Đặc biệt dịp rằm tháng 7, dịp cuối năm thì hiện tượng chim sa cá nhảy rất hay gặp là do nhà khác phóng sinh.

Do đó dù trường hợp nào thì cũng không nên ăn những loại chim, cá này, bởi chúng xuất phát không còn là đồ ăn nữa.

Trong cuộc sống hiểu theo nghĩa bóng câu chim sa cá nhảy cũng rất ý nghĩa. Chim sa tận nhà, cá nhảy tận bờ cũng có ý nghĩa rằng những thứ mình không tự làm ra mà tự dưng rơi vào nhà. Những thứ đó cần cẩn trọng, bởi có thể ai đó tung ra giăng bẫy để chúng ta há miệng mắc quay, hoặc đó có thể là những thứ tài sản của ai đó vô tình làm rơi ở khu nhà mình. Thế nên đừng tham thứ không phải của mình mà có ngày đại họa, phúc đức hao tổn. Dùng những thứ tài sản không rõ ràng nguồn gốc có thể gây họa sát thân.

Bởi thế dù theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì chúng ta cũng đều nên tránh chim sa cá nhảy.

'Chim sa tan noi khong bat, ca nhay tan bo khong an' la vi sao?-Hinh-3

Hóa giải hiện tượng chim sa cá nhảy

Theo phong thủy và niềm tin dân gian khi gặp hiện tượng chim sa cá nhảy tức chim sa tận nơi, cá nhảy tận bờ thì đó là điềm hung bất thường cần cẩn trọng. Trong hoàn cảnh này tốt nhất là mang chúng thả về tự nhiên để chúng được sống tiếp hoặc đi theo số mệnh của chúng chứ chúng ta không nên can thiệp vào. Gặp hiện tượng này thì phóng sinh càng nhanh càng tốt.

Phóng sinh là một việc làm thiện đức, tạo ra phước lành cho gia chủ. Hơn nữa khi kẻ gặp nạn mà chúng ta tấn công tiếp thì theo ý nghĩa đời sống lẫn tâm linh và xã hội đều không mang ý nghĩa lành mạnh. Khi phóng sinh bạn cũng có thể làm theo lời các cụ dặn lại là đọc câu: “Vía lành thì ở, vía giữ thì đi”.

Ở góc độ nghĩa bóng, khi gặp hiện tượng chim sa cá nhảy tức là bỗng dưng một khoản lợi lộc tài sản tiền của nào đó rơi vào nhà mình hãy xử lý cẩn trọng đừng tham lam vì đó không phải của bạn. Những gì không phải do mình làm ra mà quá dễ dàng lọt vào tay thì thường sẽ phải trả giá về sau. Đó là có thể là món tiền không trong sạch, món tiền mà kẻ trộm cắp trong chạy trốn có thể giấu ở nhà bạn, đánh rơi ở nhà bạn,... Hoặc đó có thể là món tài sản của ai đó vô tình rơi. Vì vậy, hãy tìm cách trả lại hoặc báo công an nhất là khi món tài sản đó lớn, kẻo gây họa tù tội.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Giật mình những bức ảnh “lạ đời" thời xưa, ai xem cũng kinh ngạc

Các nhiếp ảnh gia đã chụp được nhiều bức ảnh "lạ" ghi nhận cuộc sống của người xưa. Khi xem những bức hình này, nhiều người cảm thấy bất ngờ, thậm chí khó tin người xưa từng làm những điều đó.

Giật mình những bức ảnh “lạ đời" thời xưa, ai xem cũng kinh ngạc
Giat minh nhung buc anh “la doi
Bức ảnh chụp một bệnh nhân tâm thần được điều trị ở Đức vào năm 1890. Trong khoảng thời gian này, những bệnh nhân mắc bệnh về tâm thần được trị liệu bằng những phương pháp kỳ quái, thậm chí có phần đáng sợ giống như trong ảnh. Theo đó, công chúng hiểu được phần nào cuộc sống của người xưa.

Ảnh hiếm - độc - lạ về cuộc sống của người xưa, ai xem cũng giật mình

Các nhiếp ảnh gia thế giới đã chụp được một số bức ảnh ghi dấu những khoảnh khắc kỳ lạ trong cuộc sống của người xưa. Những bức hình này khiến nhiều người kinh ngạc và thú vị.

Ảnh hiếm - độc - lạ về cuộc sống của người xưa, ai xem cũng giật mình
Anh hiem - doc - la ve cuoc song cua nguoi xua, ai xem cung giat minh
Năm 1930, chiếc lồng sắt được lắp đặt bên ngoài cửa sổ của các gia đình Mỹ. Theo đó, trẻ em ở trong đó có thể tắm nắng hoặc ngủ ngoài trời. Bức ảnh này phần nào cho thấy cuộc sống của người xưa có nhiều điều khác lạ.

Tại sao người xưa nói: "Nhặt được bạc thì sang, được vàng thì lụi"?

Câu nói của người xưa đến hiện tại khi áp vào thực tế vẫn còn có điểm đúng, cùng khám phá xem tại sao người xưa lại nói: "Nhặt được bạc thì sang, được vàng thì lụi"?

Tại sao người xưa nói: "Nhặt được bạc thì sang, được vàng thì lụi"?

Ý nghĩa câu: "Nhặt được bạc thì sang, nhặt được vàng thì lụi"

Đọc nhiều nhất

Tin mới