Chiêu trò trốn thuế của ông chủ tòa nhà cao nhất HN

Nhanh chân điều chỉnh lãi suất để trốn tội nhưng Keangnam Vina, ông chủ tòa nhà cao nhất Việt Nam vẫn không thoát.

Chiêu trò trốn thuế của ông chủ tòa nhà cao nhất HN

Thua lỗ triền miên

Công ty TNHH Một Thành Viên Keangnam Vina là công ty 100% vốn nước ngoài, thuộc Tập đoàn Keangnam, Hàn Quốc. Keangnam Vina là chủ đầu tư dự án khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Với “danh hiệu” tòa tháp cao nhất Việt Nam, Keangnam Hanoi Landmark Tower rất nổi tiếng và nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư cũng như người dân. Nhiều khách hàng tới Keangnam Tower để ngắm toàn cảnh thành phố Hà Nội và tranh thủ mua sắm. Vì vậy, Keangnam Tower rất tập nập người qua lại.
Tòa tháp Keangnam được triển khai từ tháng 5/2007, bàn giao vào đầu năm 2011 và công ty bắt đầu có doanh thu. Giá rao bán các căn hộ nơi đây từng lên trên 3.000 USD mỗi mét vuông, tương đương 5-8 tỷ đồng mỗi căn. Căn hộ cao cấp được đánh giá là con gà đẻ trứng vàng của Keangnam Vina.
Keangnam Hanoi Landmark Tower - tòa nhà cao nhất Việt Nam.
 Keangnam Hanoi Landmark Tower - tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Năm 2012, không lâu sau khi tòa tháp đi vào hoạt động, khu vực văn phòng của Keangnam Tower đã có tỷ lệ lấp đầy khá cao với nhiều khách hàng lớn như KPMG, PricewaterhouseCoopers, Ericsson, ngân hàng Standard Chartered,… Giá thuê tại Keangnam dao động từ 20 tới 25 USD/m2.
Cộng với doanh thu từ trung tâm thương mại, doanh thu từ bán căn hộ và thuê văn phòng mang về cho Keangnam khoản tiền khổng lồ. Thế nhưng từ khi đầu tư dự án đến nay, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm.
Thậm chí, năm 2011, khi toà nhà Keangnam đi vào vận hành, doanh thu của công ty này lên tới hơn 5.200 tỷ đồng thì điệp khúc lỗ vẫn tái diễn với khoản thua lỗ 140 tỷ đồng. Công ty chưa từng đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ VAT, thuế sử dụng đất.
Danh tiếng lớn, doanh thu cao nhưng lỗ triền miên nên Keangnam Vina lọt vào tầm ngắm của Tổng cục thuế.
Mới đây, theo thông tin chính thức từ Tổng cục Thuế trong năm 2013, ngành thuế đã rà soát, lập danh sách đưa vào diện quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết đối với 3.055 doanh nghiệp. Keangnam Vina là một trong những cái tên “nổi bật” trong danh sách này.
Chiêu "cổ điển"
Quá trình thanh kiểm tra cho thấy, Keangnam Vina đã dùng chiêu “cổ điển” mà nhiều doanh nghiệp FDI khác như Coca Cola hay Nestle sử dụng. Đó là chuyển lãi từ Việt Nam về cho công ty mẹ hoặc một đơn vị khác của công ty mẹ.
Cụ thể, tháng 10/2007, chỉ sau 3 tháng được cấp phép, Keangnam Vina đã ký hợp đồng với Keangnam Enterprise - một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC. Tổng giá trị hợp đồng lên tới 871 triệu USD.
Mảng căn hộ cao cấp mang lại doanh thu lớn cho Keangnam Vina.
Mảng căn hộ cao cấp mang lại doanh thu lớn cho Keangnam Vina. 
Keangnam Enterprise, “anh em ruột” của Keangnam Vina đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng tại Keangnam Vina như khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng.
Không chỉ đảm nhận công việc liên quan đến xây dựng, Keangnam Enterprise còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Năm 2008, Keangnam Vina đã phải trả 30 triệu USD, tương đương 485 tỷ đồng phí tư vấn tài chính Keangnam Enterprise.
Ngoài ra, “anh em ruột” còn thu rất nhiều khoản phí với giá trị lớn. Trong đó, phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên tới vài triệu USD.
Chính vì phải nộp quá nhiều khoản phí “khủng” cho Keangnam Enterpise nên Keangnam Vina thua lỗ triền miên và không nộp bất cứ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trong khi đó, “anh em ruột” Keangnam Enterpise ở Hàn Quốc lại hưởng lãi khủng.
Keangnam Enterpise hưởng lãi khủng vì “rút” hàng chục triệu USD từ Việt Nam nhưng chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam, thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% - 28%.
Vì vậy, Keangnam Vina bị nghi ngờ dàn xếp về giá vốn xây dựng. Theo đó, một khoản lợi nhuận lớn được cho là đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc. Và nghi vấn này sớm có câu trả lời khi ngành thuế vào cuộc.
Sau thanh tra, cơ quan thuế xác minh loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý, tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD, giảm xuống chỉ còn 699 triệu USD. Bên cạnh đó, những khoản lãi lỗ của Keangnam Vina đã được làm sáng tỏ.
Đoàn thanh tra xác định lĩnh vực kinh doanh căn hộ cao cấp mang lại khoản lợi nhuận “khủng” cho Keangnam Vina. Theo đó, chi phí giá vốn xây dựng cho khu căn hộ này chỉ chiếm 33% trong tổng gói giá trị hợp đồng EPC trên.
Mảng kinh doanh thứ hai là dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng của Keangnam Vina vẫn lỗ nhưng con số lỗ thực tế thấp hơn nhiều. Tổng hợp lại, kết quả kinh doanh hợp nhất của Keangnam Vina tính đến năm 2011 vẫn lỗ.
Cố trốn “tội”
Cũng như “vua vàng” Việt Nam Besra, khi bị ngành thuế thanh tra, Keangnam Vina cũng cố gắng tìm cách trốn “tội”. Nếu Besra gây áp lực bằng cách dừng hoạt động khiến 1.000 người lao động mất việc làm và chuyển hết dòng tiền thì Keangnam Vina lại “nương nhờ” lãi suất.
Mảng văn phòng chưa mang lại lợi nhuận cho Keangnam Vina.
 Mảng văn phòng chưa mang lại lợi nhuận cho Keangnam Vina.
Cụ thể, trước khi kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng tại Keangnam Vina được duyệt, Keangnam Vina đã kê khai lãi suất 12%/năm cho khoản vay 400 triệu USD tại ngân hàng Kookmin Bank (Hàn Quốc). Điều đáng nói, Kookmin Bank cũng là một người anh em trong cùng tập đoàn.
Mức lãi suất 12%/năm được đánh giá là cao gấp đôi mức lãi suất vay USD của các ngân hàng Việt Nam thời điểm đó. Động thái tự nguyện “vay nặng lãi” của Keangnam Vina khiến tổng mức chi trả cho lãi vay lên tới 2.030 tỷ đồng.
Nhưng ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5% - 7%. Vì thế Keangnam Vina đã không bị phạt về hành vi chuyển giá.
Không bị phạt về hành vi chuyển giá nhưng Keangnam Vina không hoàn toàn thoát tội. Tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, kết quả thanh tra đã buộc Keangnam Vina phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Công ty này cũng bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp 95,2 tỷ đồng.
Quan trọng hơn, khi các gian lận của Keangnam Vina được phơi bày ra trước dư luận, uy tín của “ông lớn” Hàn Quốc này ít nhiều bị ảnh hưởng.

Những nội thất siêu đắt trong nhà trùm ma túy Tàng Keangnam

Chiếc giường được đặt mua ở Trung Quốc, được làm bằng gỗ sưa bọc đá quý và nạm bạc.

Những nội thất siêu đắt trong nhà trùm ma túy Tàng Keangnam

Lợi nhuận từ buôn ma túy, ông trùm ma túy Tráng A Tàng được gọi với biệt danh Tàng Keangnam vung tiền sắm các vật dụng đắt tiền. Riêng chiếc giường ngủ của ông trùm này có giá tới nửa tỷ đồng.

Hơn 200 tỷ của cư dân Keangnam “mất tích”?

(Kiến Thức) -Vào sinh sống tại Keangnam đã 2 năm nhưng hàng nghìn hộ dân không biết số tiền quỹ bảo trì hơn 200 tỷ đồng đang ở đâu? Được sử dụng thế nào?

Hơn 200 tỷ của cư dân Keangnam “mất tích”?
Sau một thời gian đấu tranh dai dẳng, cuối cùng Ban Quản trị (BQT) nhà chung cư Keangnam (huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã được Hội nghị NCC bầu và được UBND huyện Từ liêm công nhận theo quyết định số 278/QĐ-UBND ngày 18/1/2013.
Trong gần một năm qua, BQT đã tích cực hoạt động.Tuy nhiên, việc không hợp tác của đơn vị chủ đầu tư trong vấn đề quản lý quỹ bảo trì 2% tòa nhà đang gây khó khăn cho hoạt động của BQT, khiến cư dân bức xúc.

Những sự thật gây sốc về tỷ phú Bill Gates

(Kiến Thức) - Đưa ra dự đoán sai, 3 ngày "cày" đủ tiền mua biệt thự, không nghe điện thoại…là những sự thật về tỷ phú Bill Gates khiến nhiều người sửng sốt.

Những sự thật gây sốc về tỷ phú Bill Gates
Nhung su that gay soc ve ty phu Bill Gates
              
Bill Gates đã đưa ra rất nhiều dự đoán sai: Ông từng tuyên bố rằng người dùng máy tính sẽ không bao giờ cần đến nhiều hơn 640 kb bộ nhớ. Tuy nhiên, sau đó, ông đã phủ nhận về những gì mình nói trước đó. Hồi đầu năm 2014, trong một bức thư thường niên của tổ chức Bill & Melinda Gates Foundation, Bill Gates đã đưa ra những “suy đoán sai sự thật” rằng đến năm 2035, ngay cả khi tính đến tỷ lệ lạm phát, 35 nước đang bị Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng “thu nhập thấp” sẽ không còn đói nghèo nữa.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 26/3: Thủng mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 26/3: Thủng mốc lịch sử?

Giá vàng hôm nay 26/3 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023?

Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023?

Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh chung tăng lương hưu cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7/2023, mức tăng cao nhất lên tới 20,8%.

Tin mới

Giá vàng hôm nay 10/01: Tiếp tục tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 10/01: Tiếp tục tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 10/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 09/01: Tiếp tục đà tăng?

Giá vàng hôm nay 09/01: Tiếp tục đà tăng?

Giá vàng hôm nay 09/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 08/01: Đảo chiều tăng dữ dội?

Giá vàng hôm nay 08/01: Đảo chiều tăng dữ dội?

Giá vàng hôm nay 08/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 07/01: Ồ ạt giảm mạnh?

Giá vàng hôm nay 07/01: Ồ ạt giảm mạnh?

Giá vàng hôm nay 07/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.