Chiêu lừa đảo lấy tiền tỷ qua Facebook

Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị tiếp nhận hàng loạt những đơn trình báo bị một số đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội.

Ngày 17/8, Thượng tá Mai Văn Toàn, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận nhiều đơn trình báo bị một số đối tượng lừa đảo chiếm đoạt những khoản tiền lớn.
Theo khai báo của bị hại N.T.T.H, 50 tuổi (Huế), đầu tháng 4/2017, chị kết bạn với một người có địa chỉ facebook là Afredo William. Sau một thời gian trò chuyện thân thiết qua tin nhắn, Afredo William giới thiệu là quân nhân Mỹ, đang tham chiến tại Afghanistan. Hiện anh ta đang có 1 triệu USD và muốn chuyển toàn bộ số tiền về Việt Nam để làm từ thiện. Sau đó đối tượng yêu cầu chị H cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại để chuyển tiền về.
Chieu lua dao lay tien ty qua Facebook
Phiếu chuyển quà mà đối tượng ở nước ngoài chuyển cho các bị hại để cũng cố niềm tin để lừa tiền qua mạng. 
Khoảng 2 ngày sau, Afredo William nhắn tin báo đã chuyển 1 triệu USD bỏ trong gói quà gửi cho chị H theo đường hàng hải, trong đó 200 ngàn USD gửi tặng chị H, còn lại 800 ngàn USD làm từ thiện. Afredo William thông báo, gói quà sẽ về đến thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22/4. Để tạo niềm tin, anh ta còn gửi cho chị H phiếu xác nhận đã gửi quà.
Đến ngày 22/4, chị H nhận được điện thoại của 1 phụ nữ, xưng là nhân viên hàng hải và thông báo phải nộp 1.200 USD tiền phí. Đồng thời, yêu cầu chị H chuyển ngay vào tài khoản mà đối tượng này cung cấp. Trong khi chờ nhận gói quà 1 triệu USD thì chị H tiếp tục nhận được điện thoại của 1 người tự xưng là nhân viên hàng không, cho rằng gói quà đang chuyển ra Huế nhưng bị an ninh sân bay giữ lại và phát hiện bên trong có số tiền lớn. Người này yêu cầu chị H phải chuyển 5.000 USD thì mới được “bỏ qua”.
Với thủ đoạn tương tự, tổng cộng chị H đã 20 lần chuyển hơn 1,3 tỷ đồng cho các đối tượng lừa đảo. Qua điều tra ban đầu, cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế xác minh các số tài khoản mà chị H chuyển là những tài khoản mạo danh để thực hiện hành vi lừa đảo.
Thượng tá Mai Văn Toàn cho biết: "Các đối tượng giới thiệu mình ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp làm ăn thành đạt ở Anh có một khoản tiền rất là lớn. Thông qua việc làm quen qua mạng xã hội Facebook, hứa hẹn với nhau chuyện tình cảm. Sau đó muốn những người bị hại nhận số tiền này để cùng với đối tượng về Việt Nam làm ăn và cũng hứa cho họ khoản tiền rất lớn… Đối tượng sử dụng rất nhiều phương thức như nói gói quà đã chuyển về Việt Nam rồi nhưng muốn nhận gói quà đó phải đóng rất nhiều khoản phí, nhiều bị hại đã đóng các khoản phí hơn 1 tỷ đồng nhưng vẫn không nhận được quà.

Uniqlo, Zara châu Á bị ảnh hưởng của cái chết thời trang nhanh ra sao?

Thời đại của “thời trang nhanh” giá rẻ sắp hết và được thay thế bằng một mô hình mới, thiên về tốc độ, độ chính xác, khả năng truy xuất và thích ứng số lượng lớn.

Theo Nikkei Asian Review, công nghệ mới và nhu cầu người tiêu dùng thay đổi đã châm ngòi một cuộc đua của ngành công nghiệp may mặc tại khu vực châu Á.

Trong một nhà máy sản xuất hàng may mặc của Tuntex ở ngoại ô Jakarta (Indonesia), những chiếc xe tự lái chạy khắp sàn nhà, mang theo vật liệu đến các trạm cắt tự động và máy may bán tự động, nơi có khoảng 1.000 công nhân giám sát đang làm việc.

Tuntex, nhà cung cấp của Adidas, Nike, Puma và các nhãn hiệu quần áo toàn cầu khác, luôn phải đẩy nhanh sản xuất để cạnh tranh với những đối thủ khác trong thị trường thời trang nhanh. Ngày nay, áp lực đang gia tăng ngày càng nhanh đối với họ.

“Thời gian tính từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm đã giảm từ 120 ngày vào 4 năm trước xuống còn 60 ngày. Một số nhà sản xuất thậm chí còn làm nhanh hơn. Tự động hóa và số hóa đang thay đổi mọi thứ, và khi mọi thứ thay đổi, chúng tôi phải thay đổi theo. Ai thích ứng nhanh hơn sẽ giành chiến thắng”, Phó tổng giám đốc Tuntex Stanley Kang khẳng định.

Uniqlo, Zara chau A bi anh huong cua cai chet thoi trang nhanh ra sao?
Tuntex đang mở rộng hoạt động ở Indonesia. Ảnh: Nikkei.

Khi thời trang nhanh giá rẻ được thay thế

Các nhà sản xuất cần tính linh hoạt, những đơn đặt hàng áo bóng đá có thể thay đổi theo kết quả của một trận đậu. “Chẳng hạn như đội bạn làm áo cho giành chiến thắng, bạn sẽ tiếp tục bán. Chúng tôi sản xuất áo bóng đá của một quốc gia. Nếu họ thắng, đơn hàng sẽ tiếp tục, nếu không thì kết thúc”, ông Kang tiết lộ thêm.

Tuntex, giống như nhiều nhà sản xuất khác trong chuỗi cung ứng của ngành may mặc trị giá 1.400  tỷ USD, đang đầu tư hàng triệu USD mỗi năm vào công nghệ và quy trình mới, bởi sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng đã định hình lại ngành công nghiệp này.

Thời đại của “thời trang nhanh” giá rẻ sắp hết và được thay thế bằng một mô hình mới, thiên về tốc độ, độ chính xác, khả năng truy xuất và thích ứng số lượng lớn.

Để điều chỉnh, các nhà cung cấp đang chuyển trung tâm sản xuất sang nước ngoài để gần hơn với cơ sở hạ tầng, nguyên liệu thô và thị trường cuối cùng. Họ cũng đầu tư mạnh vào tự động hóa và số hóa, bởi công nghệ tiên tiến và cạnh tranh hơn so với lao động giá rẻ - yếu tố đã và đang duy trì nền công nghiệp.

Sự thay đổi của ngành công nghiệp có thể tác động sâu sắc đến các quốc gia ở Nam và Đông Nam Á, nơi được mệnh danh là trung tâm của những yếu tố cơ bản nhất trong chuỗi cung ứng hàng may mặc.

Uniqlo, Zara chau A bi anh huong cua cai chet thoi trang nhanh ra sao?-Hinh-2
Thời đại của “thời trang nhanh” giá rẻ đã sắp hết. Ảnh:Reuters.

Điều này cũng có khả năng chấm dứt cuộc đua giảm mức lương kéo dài 7 thập kỷ, vì tự động hóa thay đổi hoàn toàn cách thức ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận và đe dọa thay thế hàng triệu công nhân trên toàn thế giới.

“Tôi cho rằng đối với các quốc gia như Bangladesh và Campuchia, cho đến bây giờ, chỉ cần làm những điều cơ bản đã là đủ. Nhưng kịch bản đang thay đổi", Nikkei dẫn lời chuyên gia Sanchita Banerjee Saxena thuộc Viện nghiên cứu Nam Á tại Đại học California nhận định.

"Sẽ có áp lực lên ngành công nghiệp, họ phải nghĩ cách để tiến lên chuỗi giá trị và đa dạng hóa. Những câu hỏi đó không được đặt ra trong suốt vài thập kỷ qua. Nhưng giờ họ sẽ phải làm vậy”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Từ thời trang nhanh sang thời trang chính xác

Việc cải tổ chuỗi cung ứng là hệ quả của những thay đổi lớn trong ngành thời trang quốc tế. Các chuỗi bán lẻ chuyên kinh doanh hàng thời trang giá rẻ, nhuận thấp đang gặp rất nhiều khó khăn. Thương hiệu Mỹ Forever 21 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 9.

Các nhà bán lẻ trực tuyến như Asos có thể vượt qua sóng gió bằng cách đuổi kịp những xu hướng thời trang mới, khi chúng bùng nổ trên Instagram hoặc các phương tiện truyền thông xã hội khác.

Các nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng công nghệ - ví dụ như Stitch Fix - đang thu hút khách hàng thông qua chiến lược "cá nhân hóa đại chúng". Họ sử dụng thuật toán để nắm bắt thị hiếu và đề xuất các mặt hàng phù hợp cho khách hàng.

Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp thời trang thể thao tiêu dùng - đòi hỏi chất liệu và quy trình sản xuất công nghệ cao - càng khiến môi trường trở nên phức tạp hơn. 

Trong khi đó, các hãng thời trang bán lẻ truyền thống đang thích nghi với xu hướng mới. Một số đã làm khá tốt. Các đại gia như Inditex (chủ sở hữu Zara), Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo) và H&M đầu tư vào công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu và hậu cần thông minh để tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Uniqlo, Zara chau A bi anh huong cua cai chet thoi trang nhanh ra sao?-Hinh-3
Các công nhân may mặc làm việc trong một nhà máy ởBangladesh. Ảnh:Getty Images.

Điều đó có nghĩa là các hãng này phải đảm bảo rằng cửa hàng của họ trưng bày các sản phẩm phù hợp với khách hàng vào đúng thời điểm thích hợp. Lãnh đạo một công ty thời trang khẳng định đó là sự chuyển đổi từ “thời trang nhanh” sang “thời trang chính xác”. Tại đó, các dòng quần áo được bán hết sạch, không còn tình trạng tồn kho. 

"Tốc độ và khả năng kiểm soát là điều trọng yếu. Thiết kế phải phù hợp với khách hàng, sản phẩm được trưng bày đúng chỗ, công nghệ phục vụ phải cực nhanh, cực kỳ hiệu quả và cá nhân hóa hết mức", giáo sư Ricardo Perez Garrido thuộc Trường Kinh doanh IE (Tây Ban Nha) cho biết. 

Zara thường trưng bày các dòng quần áo khác nhau ở các cửa hàng khác nhau trong cùng một thành phố. Hàng hóa được lựa chọn cẩn thận để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hãng phản ứng rất nhanh với các xu thế mới. 

Một cửa hàng Zara có thể đặt số lượng hàng nhỏ, đánh giá phản ứng của khách hàng, rồi nhanh chóng bổ sung sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. 

Đảo lộn chuỗi cung ứng

Nhu cầu mạnh mẽ về tốc độ đã làm đảo lộn chuỗi cung ứng mà các công ty may mặc xây dựng trong vài thập kỷ qua. Với nỗ lực không ngừng để cắt giảm chi phí, các nhà cung cấp chuyển cơ sở sản xuất của họ giữa các quốc gia châu Á để tìm kiếm mức lương thấp và giá thuê đất rẻ.

Điều đó đã kéo giãn chuỗi cung ứng của họ trên khoảng cách địa lý khổng lồ. Hành trình của một sản phẩm may mặc Adidas hoặc Nike do Tuntex sản xuất tại Indonesia, có thể bắt đầu cách đó gần 4.000 km trong một nhà máy dệt ở Đài Loan. Vải có thể mất gần một tuần để đến các nhà máy may.

Mô hình đó hoạt động đủ tốt là khi các cửa hàng bán lẻ tạo ra xu hướng và hoạt động trong các mùa được phân định rõ ràng. Nhưng khi các nhà bán lẻ cần phản ứng với xu hướng bất ngờ trên Instagram, sẽ có một rào cản khó vượt qua về mặt tốc độ.

Một số nhà sản xuất, ví dụ như Inditex, đã giải quyết vấn đề bằng các di chuyển các cơ sở sản xuất đến gần với người tiêu dùng hơn. Các nhà máy ở châu Âu hiện gia tăng phục vụ thị trường châu Âu.

Uniqlo, Zara chau A bi anh huong cua cai chet thoi trang nhanh ra sao?-Hinh-4
Zara tăng cường sản xuất ở châu Âu để phục vụ thị trường này. Ảnh: Fortune.

“Thay vì trải qua quá trình thiết kế, gửi các mặt hàng đến châu Á để sản xuất và quay trở lại, hầu hết mặt hàng thời trang đều được sản xuất ở gần. Chúng đắt hơn nhưng sẽ cho phép chu kỳ thu ngắn lại còn 4-5 tuần”, chuyên gia Garrido giải thích.

Việc thắt chặt chu kỳ sản xuất tạo ra những thách thức cạnh tranh mới cho các công ty như Tuntex. Bắt đầu với một nhà máy duy nhất ở Đài Loan vào năm 1954, Tuxtex hiện thuê khoảng 16.000 người với 17 nhà máy trên khắp châu Á.

Doanh thu năm nay của công ty là 400 triệu USD. Các nhà máy sản xuất khoảng 40 triệu đơn vị quần áo mỗi năm, nhưng ngay cả quy mô đó cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong chuỗi cung ứng cho khách hàng của hãng.

Adidas đã giao 457 triệu đơn vị hàng may mặc trong năm 2018, Nike vận chuyển hơn 900 triệu đơn vị hàng may mặc và giày dép mỗi năm từ mang lưới hơn 700 nhà cung cấp.

Cái giá của lao động giá rẻ

Sản xuất hàng dệt may từ lâu đã là tiền thân của toàn cầu hóa. Các trung tâm sản xuất của Đông Á, bao gồm Đài Loan, sớm hưởng lợi từ việc ngành may mặc sản xuất ở nước ngoài và tận dụng mức lương thấp. Khi tiền lương tăng, chi phí cũng tăng, ngành công nghiệp di cư đến các quốc gia có mức lương thấp hơn, đáng chú ý là Trung Quốc đại lục và Việt Nam.

Tuntex từng là một nhà đầu tư tại Việt Nam từ đầu những năm 2000, đặt cược vào 4 nhà máy, ba trong số đó ở Sóc Trăng. Công ty cũng đã mở hoặc mua các nhà máy ở Trung Quốc đại lục, Thái Lan, Campuchia và Indonesia.

Giống như nhiều công ty cùng ngành, họ tìm kiếm nơi có chi phí sản xuất thấp hơn để đáp ứng nhu cầu không ngừng gia tăng của các công ty quần áo. Bangladesh cũng chuyên sản xuất hàng may mặc cơ bản cho các công ty nước ngoài và trở thành nhà xuất khẩu thứ hai chỉ sau Trung Quốc.

Ngành may mặc cũng giúp các nước phát triển cơ sở công nghiệp, từ đó tăng các chuỗi giá trị, từ lắp ráp cơ bản hàng may mặc thành các sản phẩm thâm dụng vốn và công nghệ hơn như điện tử và ôtô. Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm lực lượng lao động giá rẻ cũng có cái giá phải trả. Tiền lương thấp và điều kiện lao động từ lâu đã là vấn đề đáng chú ý trong chuỗi cung ứng hàng may mặc.

Uniqlo, Zara chau A bi anh huong cua cai chet thoi trang nhanh ra sao?-Hinh-5
Bangladesh cũng chuyên sản xuất hàng may mặc cơ bản cho các công ty nước ngoài và trở thành nhà xuất khẩu thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Ảnh: Nikkei.

Các chiến dịch chống lao động trẻ em và sweatshops (chỉ điều kiện làm việc nghèo nàn, bị trả lương thấp) của Nike vào những năm 1990 đã thúc đẩy hành động của hàng loạt thương hiệu lớn. Đáng chú ý, hồi tháng 4/2013, tổ hợp nhà máy Rana Plaza gần thủ đô Dhaka của Bangladesh sụp đổ, giết chết hơn 1.000 công nhân.

“Ngay cả ở các nền kinh tế đang phát triển như Bangladesh và Indonesia, các nhà sản xuất hàng may mặc cũng đang ngày càng toàn cầu hóa dựa trên chuỗi cung ứng, sử dụng nhiều công nghệ và dữ liệu", Sheng Lu, phó giáo sư nghiên cứu thời trang và may mặc tại Đại học Delaware nhận định.

Tại Tuntex, làm việc cùng với máy cắt tự động và xe tự lái là những cải tiến mới, chẳng hạn như máy kiểm tra vải tốc độ cao sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để theo dõi hàng nghìn mét vải mỗi ngày. “Chúng tôi cần tự động hóa và đổi mới”, ông Kang của Tuntex khẳng định. Ông tiết lộ công ty đầu tư khoảng 5 triệu USD mỗi năm cho công nghệ mới.

Phân cụm các trung tâm sản xuất

Nhưng công nghệ mới không thể dễ dàng giải quyết mọi vấn đề. Sự chậm trễ trong việc tìm nguồn cung ứng và vận chuyển thường do cơ sở hạ tầng, rào cản thương mại và địa lý.

Khi ngành may mặc tiến tới tốc độ và sự hiệu quả, khoảng cách vật lý giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng có ý nghĩa lớn hơn. Để giải quyết điều này, nhiều công ty đang bắt đầu đảo ngược xu hướng của chuỗi cung ứng phân mảnh: phân cụm các trung tâm sản xuất để giảm thời gian vận chuyển.

Trung Quốc, nhà sản xuất hàng dệt may lớn nhất, có lợi thế tự nhiên, nhiều công ty đã nhanh chóng đầu tư vào số hóa và tự động hóa. Dù vậy, lệnh trừng phạt của Mỹ và chi phí lao động tăng cao đã buộc một số nhà sản xuất phải chuyển ra nước ngoài.

“Hầu hết nguyên liệu như sợi được sản xuất tại Trung Quốc. Việt Nam có lợi thế về mặt địa lý trong việc vận chuyển nguyên liệu vào nhà máy. Và chính Việt Nam cũng đã và đang phát triển sản xuất các sản phẩm này”, ông Hiroshi Morita, Tổng giám đốc bộ phận dệt may của Nhà máy thương mại Nhật Bản Itochu nhận định.

Uniqlo, Zara chau A bi anh huong cua cai chet thoi trang nhanh ra sao?-Hinh-6
Trong một nhà máy may mặc ở Indonesia. Ảnh: Getty.

Các trung tâm sản xuất khác cũng được hưởng lợi. Indonesia thu hút nhà đầu tư do các chính sách thân thiện với doanh nghiệp và chi phí sản xuất tương đối thấp. Tuntex và LealeaEnterprise - có trụ sở tại Đài Loan, cung cấp cho các thương hiệu như Uniqlo và Adidas - nằm trong số những doanh nghiệp mở rộng vào nước này.

Makalot Industrial, một trong những nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất của Đài Loan, cho biết sẽ thu hẹp đầu tư tại Việt Nam để đưa vào Indonesia. “Chúng tôi nhận thấy nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng địa phương tại Indonesia”, Nikkei Asian Review dẫn lời Chủ tịch Makalot Frank Chou nhận định.

Mỹ trên hết

Vào năm 2017, Suzhou Industrial Park Tianyuan Garments, nhà sản xuất hàng may mặc có trụ sở tại Trung Quốc, một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Adidas, đã thành lập nhà máy ở Little Rock, Arkansas.

Nhà máy có khoảng 150 người, chuyên may đồ thể thao cao cấp cho dây chuyền may mặc. Từ tháng 2 đến tháng 9 năm nay, nhà máy đã sản xuất 600.000 mặt hàng.

“Ngành công nghiệp thời trang đang phát triển nhanh hơn và xu hướng không tồn tại lâu, vì vậy tất cả các thương hiệu đều có thời gian bán ngắn, số lượng sản xuất nhỏ và phản ứng nhanh với thị trường”, Tổng giám đốc Simon Wang nhận định.

“Made in USA” có lợi thế nhờ giúp công ty tránh thuế nhập khẩu.

Hầu hết quy trình của Little Rock đều được tự động một phần. Ông Wang cho biết công nghệ giúp bù đắp chi phí lao động cao ở Mỹ, công ty ít phụ thuộc vào công nhân may mặt lành nghề. Công ty cũng đưa công nhân từ Trung Quốc đến để đào tạo nhân viên Mỹ.

“Tự động hóa là định hướng cho tương lai. Thật khó để tự động hóa hoàn toàn khi may đòi hỏi nhiều kỹ thuật và nghệ thuật. Nhưng việc đóng gói, cắt, phân loại và vận chuyển có thể được tự động hóa”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, công ty cũng sớm thử nghiệm máy may tự động hoàn toàn. TY đang hợp tác với công ty chế tạo robot Mỹ SoftWear Automation. Công ty cam kết sản phẩm Sewbots của mình có thể sản xuất áo phông trong 22 giây và giày cao với 26 giây.

Nếu tự động hóa bắt đầu từ lĩnh vực may mặc, hàng triệu việc làm ở châu Á có thể bị thay thế. Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết có đến 80% trong số hơn 60 triệu việc làm trong lĩnh vực này có thể gặp rủi ro khi robot cắt và may chiếm lĩnh các nhà máy.

Ông Lu của University of Delaware cho rằng tự động hóa không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, mà còn giúp rút ngắn thời gian và cải thiện tốc độ đưa ra thị trường.

"Trong tương lai gần, tôi cho rằng sản xuất hàng may mặc sẽ vẫn ở châu Á và phụ thuộc vào con người. Tuy nhiên, những công nhân may này có thể cần làm việc với máy móc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giao nhanh hơn, linh hoạt hơn trong sản xuất”, ông nhận định.

David Williams dự đoán tự động hóa có thể ảnh hưởng đến một số lực lượng lao động trong khu vực. Các nền kinh tế khác cũng chưa chuẩn bị để đón nhận một số lượng lớn công nhân bị bỏ lại nếu ngành chuyển đi.

“Mặc dù thời đại “đua xuống đáy” (giảm lợi ích của người lao động để giảm giá sản phẩm) đã qua đi, nhưng điều này không có nghĩa là hàng may mặc không có vai trò trong tương lai của công nghiệp hóa. Nhưng trừ khi họ vẫn còn nhanh nhẹn và triển khai công nghệ thành thạo, nhịp sống chung của những ngành này có thể ngắn hơn trong những thập kỷ mới”, ông nói thêm.

Đọc nhiều nhất

Con đường tiến thân của ông Nguyễn Đức Chung

Con đường tiến thân của ông Nguyễn Đức Chung

(Vietnamdaily) - Ngày 11/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án.

Tin mới

Bão Trami bao giờ vào biển Đông?

Bão Trami bao giờ vào biển Đông?

Theo Trung Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 22/10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. 
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay

Ngày 21/10, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.