Chiêu chăn dắt đàn ông cực cao tay của ca kĩ thời Minh Thanh

Thấu hiểu tâm lý đàn ông nên Liễu Như Thị luôn tâm niệm: Ai chủ động trước, người đấy dễ đạt được sự thỏa hiệp hơn.

Là ca kỹ, tài nữ trứ danh thời Minh Thanh. Bà rất có cá tính, chính trực, thông tuệ. Liễu Như Thị là người Gia Hưng, Chiết Giang. Không ai rõ thân thế bà ra sao, chỉ biết khi năm Liễu Như Thị được 10 tuổi, bà được danh kỹ Giang Nam thụ dưỡng. Bởi bà xinh đẹp tuyệt trần, tài giỏi hơn người nên trở thành Tần Hoài danh cơ.

Không ít giai thoại về Liễu Như Thị được truyền tụng, câu chuyện cuộc đời bà còn được dựng thành phim. Nhưng điều thú vị nhất của người phụ nữ này là sống dưới thời trọng nam khinh nữ, đàn ông 5 thế 7 thiếp nhưng Liễu Như Thị rất kén chọn phu quân, quan niệm phải được gả về làm vợ, chứ không bao giờ làm thiếp.

Cuộc đời Liễu Như Thị cũng không ít sóng gió, đứt đoạn tình duyên vì lễ giáo. Bấy giờ, thân phận ca kĩ thường bị khinh miệt nhưng Liễu Như Thị có khí chất lại có tài năng. Bà không chịu mang cái danh tai tiếng ấy cả đời.

 Chieu chan dat dan ong cuc cao tay cua ca ki thoi Minh Thanh

Liễu Như Thị cầm kì thi họa đều thông thạo, bà lại hiểu tâm lý đàn ông. Tuy nhiên bà rất tập trung cải thiện những nhược điểm bản thân thay vì tự cao, tự đại.

Liễu Như Thị luôn biết thế mạnh của mình và vận dụng nó đúng lúc. Đó cũng là lý do bà chủ động tiếp cận Tiền Khiêm Ích - người đàn ông hơn bà 36 tuổi.

Thám hoa Tiền Khiêm Ích dù gần lục tuần nhưng đạo mạo, nho nhã. Trong khi đó Liễu Như Thị chỉ là ca nữ bình thường nhưng tài thi họa song tuyệt, văn chương hơn người nên dễ dàng làm xao xuyến trái tim Tiền Khiêm Ích.

Không lâu sau, Khiêm Ích quyết lấy bằng được Liễu Như Thị mặc cho người ngoài cười chê, cho rằng nàng không xứng với nhà quan.

Lúc ấy Liễu Như Thị mới ngoài đôi mươi, ngỡ tưởng chỉ được về làm thiếp nhưng Khiêm Ích lại tổ chức đám cưới rình rang, rước nàng bằng cửa trước.

Mỹ nhân cao tay kiểm soát đàn ông để họ mê mệt vì mình

Tiền Khiêm Ích là người không màng sĩ diện nhưng vẫn muốn khua chiêng gõ trống để toàn thiên hạ biết Liễu Như Thị là người phụ nữ của mình. Nếu nàng dễ dàng chấp nhận làm thiếp vì được lọt vào mắt xanh Tiền đại nhân, cả đời hưởng vinh hoa phú quý thì Khiêm Ích có tốn công, tốn sức đến vậy? Xuất phát điểm chính Như Thị là người tiếp cận Tiền Khiêm Ích.

Đàn ông đối xử với phụ nữ như thế nào, phần lớn là do người phụ nữ ấy quyết định. Không phải đàn ông đều xấu, đều trăng hoa mà đó là những góc khuất ở giới nào cũng có, chỉ là khả năng kiềm chế, cất giấu của họ đến đâu thôi.

Thấu hiểu tâm lý đàn ông nên Liễu Như Thị luôn tâm niệm: Ai chủ động trước người đấy dễ đạt được sự thỏa hiệp hơn. Ngược lại, kẻ bị "săn đuổi" sẽ có nhu cầu thương lượng nhiều hơn.

Vì vậy, khi đốn gục trái tim Khiêm Ích, Như Thị lại nhẹ nhàng bỏ đi để người đàn ông ấy phải xao xuyến, thương nhớ mình khôn nguôi. Nước cờ này quả là cao tay.

Mềm nắn, rắn buông - Liễu Như Thị đã "1 mũi tên trúng 2 đích" khi kích thích cảm xúc và thử thách tình cảm của Khiêm Ích, nếu yêu thật sự ông sẽ không ngừng theo đuổi. Mối quan hệ ấy có thể biến chuyển từ vui chơi ong bướm thành tri kỉ trăm năm.

Thứ 2 là Liễu Như Thị muốn công kích dư luận. Bởi sự ra đi của nàng như thể lời khẳng định của thiên hạ đã đúng, kiếp ca kĩ chẳng đáng được đàn ông trân trọng. Và Tiền đại nhân cũng tầm thường như những nam nhân khác mà thôi.

Cuối cùng, hành động của Liễu Như Thị chính là 1 sự khẳng định: Muốn bên nhau cả đời thì phải hợp thức hóa mối quan hệ. Tất nhiên, không dễ gì mà Khiêm Ích kéo lại được Như Thị về, chén "rượu tình" đã uống say thì đàn ông nào thoát ra nổi.

Chấp nhận nhún trước người ngoài nhưng không bao giờ khuất phục trước chồng

Liễu Như Thị đồng ý làm thiếp Tiền Khiêm Ích trên danh nghĩa nhưng thực chất lại không. Khiêm Ích tình nguyện xây cho bà 1 căn nhà riêng để 2 người thoải mái đồng sàng đồng mộng.

Chieu chan dat dan ong cuc cao tay cua ca ki thoi Minh Thanh-Hinh-2

Họ uống rượu, làm thơ, say đắm sông núi, tận hưởng cuộc sống như thần tiên trong nhiều năm liền. Không có tranh sủng, không có đố kị, tất cả đẹp như những vần thơ.

 Thế nhưng, thời thế loạn lạc đã chia cắt phu thê họ thành 2 phe khi nhà Minh bị tiêu diệt. Tiền Khiêm Ích là cận thần triều đình, ông buộc phải cạo tóc nửa đầu theo nhà Thanh. Còn Liễu Như Thị luôn ôm tư tưởng phản Thanh, phục Minh.

 Dù trong tình yêu hay đất nước, Liễu Như Thị luôn cứng rắn và khó thỏa hiệp như vậy. Thậm chí bà còn chuẩn bị tinh thần chia ly khi 2 bên không cùng tư tưởng, đường lối.

Kinh hãi quái chiêu trừng phạt ngoại tình của Chu Nguyên Chương

(Kiến Thức) - Nghi ngờ Đính phi bất trung, để hả cơn thịnh nộ Chu Nguyên Chương nhẫn tâm, tàn bạo ban cho nàng cái chết đau đớn bằng nhục hình "Thiết quần".

Kinh hai quai chieu trung phat ngoai tinh cua Chu Nguyen Chuong
Chu Nguyên Chương nổi tiếng quản lý hậu cung vô cùng nghiêm khắc, thậm chí có phần tàn khốc. Chỉ cần phát hiện phi tần không chung thủy, sẽ xử nghiêm không cần lý do. Tương truyền, chính mẹ đẻ của Minh Thành Tổ Chu Đệ - Đính phi đã phải chịu nhục hình “ Thiết quần” (mặc quần sắt) tàn khốc đến chết ngay sau khi vừa sinh con. Ảnh minh họa hậu cung của Chu Nguyên Chương.
Kinh hai quai chieu trung phat ngoai tinh cua Chu Nguyen Chuong-Hinh-2
“Thiết quần hình” là một trong những nhục hình tàn khốc, vô nhân tính mà đàn ông thời cổ đại dùng để trừng phạt những người phụ nữ bất trung. “Thiết quần” chính là dùng miếng sắt mỏng tạo thành hình giống chiếc quần. Nữ phạm sẽ phải mặc lên người, sau đó đốt nóng “Thiết quần”. Người chịu hình phạt này sẽ bị sắt nóng cháy xém da thịt, đau đớn mà chết. Ảnh minh họa chân dung nàng Đính phi.  
Kinh hai quai chieu trung phat ngoai tinh cua Chu Nguyen Chuong-Hinh-3
Vì sao Chu Nguyên Chương lại đối xử tàn bạo với người phụ nữ của mình như thế, nhất là khi cô ấy vừa mới sinh non? Chính vì sinh non trước một tháng, nên Chu Nguyên Chương đã nghi ngờ Đính phi bất trung, tư thông với người khác. Cơn thịnh nộ nổi lên, không cần điều tra nguồn cơn, ông ta đã ban cho Đính phi nhục hình “Thiết quần” đầy đau đớn. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.

Khám phá thành cổ Bình Dao nổi tiếng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Xây dựng theo hình rùa thiêng, thành cổ Bình Dao là thành cổ từ thời Minh, Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Trung Quốc. 

Kham pha thanh co Binh Dao noi tieng cua Trung Quoc
Nằm ở địa cấp thị Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, thành cổ Bình Dao là thành cổ từ thời Minh, Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở đất nước này.

Vì sao phạm nhân thời xưa bị hành hình vào giờ Ngọ ba khắc?

Việc hành hình phạm nhân Trung Quốc thời xưa vào giờ Ngọ ba khắc. Đây là quãng thời gian nào trong ngày và vì sao lại có quy định trên?

Theo lịch pháp cổ đại Trung Hoa, "thời" và "khắc" là 2 đơn vị tính thời gian. Một ngày đêm chia thành 12 thời (mỗi thời tương đương 2 tiếng), phân làm 100 khắc (vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nước rỏ hết một thùng, mỗi khắc tương đương 15 phút).

Đọc nhiều nhất