Chiều 13/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch trả lời chất vấn

(Kiến Thức) - Chiều 13/6, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về quản lý, cấp phép các hoạt động văn hóa…

Theo chương trình kỳ họp thứ 3, từ 15h05 ngày 13/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Nội dung chất vấn gồm: Vấn đề quản lý, cấp phép các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khai thác, sử dụng các công trình văn hóa, thể thao; tổ chức lễ hội; Giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử; xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội; Công tác quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch ngành du lịch.
Chieu 13/6, Bo truong Bo Van hoa - The thao - Du lich tra loi chat van

Chiều nay, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh quochoi.vn 

Trong quá trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, thay mặt Thủ tướng Chính phủ trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ; các Bộ trưởng, Trưởng ngành cùng tham gia trả lời chất vấn gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Giáo dục và Đào tạo. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác trả lời về những nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của mình (nếu có).
Trong báo cáo các vấn đề cử tri và Đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ VHTTDL đã thẳng thắn nêu ra những hạn chế, tồn tại. Cụ thể:
Về vấn đề quản lý, cấp phép các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vẫn còn những bất cập, lúng túng như đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác quản lý, điều hành, thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, tư duy nhận thức về quản lý lĩnh vực này còn theo lối cũ, chưa bắt kịp với xu thế hiện nay; Cách thức, phương pháp thực hiện công tác quản lý lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nặng về quản lý đầu vào (thực hiện cấp phép) mà chưa chú trọng hướng đến phương pháp quản lý tăng cường kiến tạo, hậu kiểm (kiểm tra, giám sát) cho phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước và tính chất hoạt động nghệ thuật thay đổi từng ngày, từng giờ; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng dẫn đến nhiều cơ quan quản lý, cán bộ, công chức, các tổ chức, cá nhân không kịp thời nắm bắt để triển khai thực hiện.
Về việc khai thác, sử dụng công trình văn hóa, thể thao vẫn còn những hạn chế như Ngân sách Nhà nước hằng năm cấp cho các Trung tâm Văn hóa-Thể thao còn hạn chế. Kinh phí hoạt động ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, nguồn nhân lực tổ chức khai thác vận hành các thiết chế này còn thiếu và yếu về chuyên môn; Công tác quản lý, tổ chức hoạt động còn nhiều bất cập, nặng về trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, thiếu chủ động, sáng tạo. Hiệu quả hoạt động chưa đồng đều. Một số công trình thể dục thể thao của một số địa phương xây dựng có quy mô lớn, nhưng việc khai thác hiệu quả thấp, ít người đến tập luyện, ít tổ chức giải, nguồn thu hàng năm đạt thấp; Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tại các khu đô thị chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao một số nơi chưa được quan tâm, quy hoạch; có địa phương còn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các công trình thương mại, nhà ở để bán hoặc chuyển nhượng; Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ công tác tại các thiết chế văn hóa, thể thao còn quá mỏng, ít được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ.
Trong quản lý, tổ chức lễ hội, Bộ VHTTDL cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại như công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức lễ hội còn hạn chế; Một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí. Còn xuất hiện hiện tượng bói toán, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, nạn bán hàng rong...; Lễ hội dân gian lớn được tổ chức quy mô và cầu kỳ hơn trước nhưng cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách, văn hóa tâm linh có xu hướng thiếu lành mạnh; Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch có chiều hướng phát triển nhanh về số lượng và quy mô tổ chức dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo quản lý hướng dẫn của địa phương. Việc tổ chức lễ hội nghiêng về lợi ích kinh tế, do đó ý nghĩa văn hóa tinh thần mờ nhạt;
Một số nơi tổ chức những ngày kỷ niệm của địa phương, ngày truyền thống của ngành... còn có biểu hiện phô trương, lãng phí nặng về hình thức, chưa khai thác hết tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân và vốn truyền thống văn hóa dân gian vốn có ở địa phương; Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội... Trình độ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động lễ hội của cán bộ văn hóa cơ cở và những người trực tiếp quản lý di tích và điều hành lễ hội còn hạn chế; Việc phân cấp quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất; đang xuất hiện xu hướng tự ý nâng cấp, đặt tên lễ hội thành lễ hội cấp quốc gia, lễ hội quốc tế...

Về thực trạng xuống cấp đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử hiện nay, một số giá trị đạo đức truyền thống, lối sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang có biểu hiện mai một;Đạo đức nghề nghiệp sa sút cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh. Lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng lạc, vô cảm có chiều hướng lan rộng. Thói dối trá, đạo đức giả, gian lận trong học hành, bằng cấp; các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền, chạy danh, chạy lợi, chạy tội, làm ăn phi pháp, bất chính còn phổ biến; Bạo lực gia đình, nhất là bạo lực gia đình với người cao tuổi, bạo lực gia đình với trẻ em vẫn xảy ra với nhiều vụ việc nghiêm trọng. Tình trạng ly hôn ở vợ chồng trẻ tăng; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thiếu gắn kết, bền chặt...

Để khắc phục những hạn chế trong nhóm nội dung trên, Bộ VHTTDL đã triển khai những giải pháp gì? Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời chất vấn ra sao? Kiến Thức tiếp tục cập nhật phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, QH khóa XIV.

"Thu hồi vô điều kiện sân golf Tân Sơn Nhất nếu có lệnh"

(Kiến Thức) - Thiếu tướng Lâm Quang Đại khẳng định: “Nếu có nhu cầu về quốc phòng thì sẽ thu hồi vô điều kiện diện tích 157ha đất sân golf Tân Sơn Nhất”.

Sân bay Tân Sơn Nhất đang lâm vào tình trạng quá tải như lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên thảo luận tại tổ chiều 1/6: “Từ trước Tết, Tân Sơn Nhất như nỗi ám ảnh cho những người đi máy bay. Dù rất gần nhưng người ta phải đi trước mấy tiếng đồng hồ vì sợ tắc đường”. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa khi giải trình tại phiên thảo luận chiều 8/6 cũng cho biết: “Dự kiến Tân Sơn Nhất sẽ lại hết công suất vào năm 2022”. Nhiều ĐBQH cho rằng, việc nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phải được thực hiện song song với việc triển khai nhanh dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sáng nay, Bộ trưởng NN & PTNT đăng đàn trả lời chất vấn

(Kiến Thức) - Sáng 13/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Xuân Cường sẽ là người đầu tiên ”đăng đàn” trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Theo chương trình phiên chất vấn sáng 13/6, sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên chất vấn và Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - ông Nguyễn Xuân Cường sẽ là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Trong quá trình Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, thay mặt Thủ tướng Chính phủ trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ, Các Bộ trưởng, Trưởng ngành cùng tham gia trả lời chất vấn: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác trả lời về những nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của mình (nếu có).

Hà Nội sắp làm con đường giá mỗi mét 3,5 tỷ đồng

Đường Hoàng Cầu - Voi Phục (nằm trong tuyến vành đai 1- Hà Nội) dài hơn 2,2 km được đầu tư với tổng kinh phí gần 7.800 tỷ đồng.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Nội vừa trình UBND thành phố thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.