Chiến xa của “những đứa con thần gió” Nga

Chiến xa của “những đứa con thần gió” Nga

Kinh nghiệm từ Chiến tranh thế giới 2 chỉ ra: “những đứa con của thần gió” (mỹ từ ám chỉ lực lượng đổ bộ đường không, còn gọi là lính dù) cần được trang bị ngang tầm với các lực lượng bộ binh thông thường về hỏa lực, giáp bảo vệ và tính cơ động.

[links()]
Xe chiến đấu BMD-1.
Xe chiến đấu BMD-1.
Vì vậy, kể từ khi ra đời binh chủng đổ bộ đường không, các nhà thiết kế vẫn luôn bận tâm bởi mong muốn cung cấp cho lực lượng này những vũ khí có hiệu quả cao và những khí tài hạng nặng.
 
Tuy vậy, khả năng vận chuyển khí tài tới khu vực tác chiến hay lập cầu hàng không lại là một vấn đề lớn vì chưa chắc đã có sẵn sân bay cho họ. Sự phát triển của các loại máy bay vận tải quân sự An-8 và An-12, những thành tựu của ngành chế tạo vũ khí và học thuyết quân sự mới đã tạo tiền đề về kĩ thuật và kinh tế cho sự phát triển các loại hỏa lực và khí tài hạng nặng, có thể không vận và nhảy dù.

Năm 1969, mẫu xe thiết giáp của lính dù đầu tiên là BMD-1 ACV (Airborne Combat Vehicle) được chính thức gia nhập biên chế. BMD-1 là một chiếc xe bánh xích, giáp nhẹ, khả năng cơ động cao, có chức năng tương tự với loại BMP-1 của bộ binh.
 
Chiếc BMD-1 không có một phiên bản nào giống với nó trên thế giới vào thời điểm đó. Vũ khí của nó bao gồm một khẩu pháo nòng trơn 73mm, một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm và một rail bắn ATGM 9M14M Malutka (Việt Nam thường gọi là AT-3).

Xe có hai khẩu 7,62mm ở hai bên đầu, ngoài ra có hai cửa bắn ở hai bên thành xe và một khe bắn ở đuôi xe. Chiếc BMD-1 thực sự là điều kiêu hãnh về khả năng giải quyết các vấn đề kĩ thuật trong lần đầu tiên ra mắt thế giới. Chiếc xe có thể thay đổi độ cao gầm xe để phù hợp với các dạng địa hình. Nó có thể nhảy dù với khối lượng chiến đấu là 7,5 tấn từ nhiều loại máy bay vận tải.
Vào thời điểm ra đời, BMD-1 có tỉ lệ sức mạnh-trên-khối lượng cao nhất (32hp/t) giúp cho nó có thể đạt vận tốc 60km/h. Chiếc BMD-1 là sản phẩm đầu tiên của LX sản xuất với giáp nhôm. Kết cấu khoa học của BMD-1 cho phép nó có thể sử dụng để hoán cải thành các phiên bản xe chức năng giành cho lính dù. Năm 1971 mẫu xe thiết giáp chỉ huy BMD-1K được phát triển từ BMD-1. Mẫu xe này có giống BMD-1 ngoại trừ việc nó có thêm 2 tổ hợp radio và một máy phát điện.

Năm 1974 mẫu xe APC BTR-D được đưa vào sử dụng trong các đơn vị có BMD-1. BTR-D có thân xe dài hơn, không có tháp pháo. Trong thời gian đó, các nhà phát triển đã tiến hành cải tiến một số chi tiết như động cơ, bộ truyền động  trên BMD-1.
Kết quả của sự cố gắng này là nó đã nâng cao khả năng chiến đấu của BMD-1. Năm 1978 mẫu cải tiến BMD-1P và BMD-1PK đã đưa vào biên chế lính dù. Nó được gắn hệ thống bắn cho các loại ATGM 9M113 Konkurs và 9M111 Fagot.
Năm 1979 mẫu BTR-RD APC gắn hệ thống ATGM Fagot được phát triển từ khung BTR-D. Mẫu APC này gia nhập biên chế lính dù, được sử dụng trong các đơn vị tank chiến đấu. Sau này các mẫu xe cứu thương, xe thông tin, xe cứu kéo đều lấy từ khung cơ sở BTR-D.
BTR-D gắn pháo 23mm ZU-23.
BTR-D gắn pháo 23mm ZU-23.
Mặc dù vậy thì kinh nghiệm chiến đấu của lính dù ở Afghanistan đã chỉ ra rằng hệ thống vũ khí trên BMD-1 là thiếu hiệu quả. Do đó, đầu những năm 1980 người Nga đã phát triển một loại BMD mới, sử dụng các loại vũ khí mới. Đến năm 1985, chiếc BMD-2 đã được đi vào sử dụng, nó khác BMD-1 ở chỗ đã thay khẩu 73mm bằng khẩu pháo tự động 2A42 30mm.
Góc quay của khẩu 30mm cho phép nó có thể bắn các mục tiêu dưới mặt đất lẫn trên không. Thêm nữa, BMD-2 còn có rail phóng các loại ATGM 9M113 và 9M111. Phiên bản chỉ huy của BMD-2 cũng được phát triển. Nói tóm lại, BMD-2 có thể coi là một phiên bản hiện đại hóa của BMD-1, nó đã chiến đấu cùng lính dù trong hơn hai thập niên, tiêu biểu cho sức mạnh thiết giáp của họ.
BMD-2 của Nga trên đường phố Gruzia năm 2008.
BMD-2 của Nga trên đường phố Gruzia năm 2008.

Năm 1990, thế hệ xe thiết giáp mới BMD-3 được đi vào trang bị cho lính dù, với những đột phá về kĩ thuật. BMD-3 vẫn giữ những phẩm chất của một thiết giáp dù đó là có thể nhảy dù với kíp lái bên trong xe, điều này cho phép chiếc xe có thể chiến đấu ngay khi vừa chạm đất.
Vũ khí chính của BMD-3 là khẩu pháo tự động 2A42 30mm, hệ thống kính ngắm giúp cho hệ thống súng sính và súng máy đồng trục có thể tác xạ cả ngày lẫn đêm. BMD-3 được tích hợp hệ thống ATGM 9P135M và 4 quả tên lửa Konkurs. Súng phóng lựu liên thanh AG-17 30mm được lắp đặt bên trái xe, trong khi đó có một vị trí mà binh sĩ có thể gắn trung liên RPKS-74 bên phải xe. Vỏ BMD-3 được làm từ hợp kim nhôm có thể chống được các loại đạn hạng nhẹ.

Vị trí ngồi của tổ lái được gắn chặt vào mui khoang chiến đấu để bảo vệ họ khỏi tác động của mìn. Hệ thống bảo vệ NBC cũng được tích hợp. Chiếc BMD-3 có hệ thống truyền động thủy lực mới với cơ chế lái thủy tĩnh. Nó được hỗ trợ bởi một động cơ mạnh mẽ và đáng tin cậy có thể giúp xe đạt vận tốc 70km/h trên đường tốt và 45km/h trên đường đất khô.
Xe chiến đấu BMD-3.
Xe chiến đấu BMD-3.
Hệ thống treo có thể điều chỉnh được độ cao của gầm xe giúp lái xe có thể vượt qua nhiều dạng địa hình khác nhau. Nó có thể bơi được dưới nước, được đẩy bằng hai động cơ bơi nước đằng sau đuôi để đạt vận tốc 10km/h, khi bơi ở biển thì sức mạnh sẽ là 3 động cơ. Chiếc xe này rất dễ dàng để vận hành và bảo dưỡng, nó được xây dựng nên từ họ BMD, họ xe chiến đấu và hỗ trợ được phát triển dành cho lính dù.

Việc phát triển của các loại xe thiết giáp BMD được tiến hành song song với việc phát triển các loại dù kèm theo nó. Lúc đầu, xe BMD-1 và BTR-D được thả với loại dù nhiều vòm P-7 và P-16. Loại dù kiểu này có thể thả với các thiết bị có khối lượng từ 3,5 tới 20 tấn.
Sau này hệ thống dù phản lực PRS được phát triển, việc chuẩn bị cho việc đổ bộ bằng dù tốn ít thời gian hơn. Loại dù PRSM-915 và PRSM-925 được dùng để thả các loại xe BMD-1, BTR-D và các biến thể. Tuy vậy, thiết bị này phức tạp hơn và đắt tiền hơn loại cũ.
Hiện tại hệ thống thả dù PBS-950 được dùng để thả loại xe BMD-3. Hệ thống này không có bệ và nặng khoảng 1.500 kg. Nó có độ tin cây cao, dễ sử dụng và cho phép lính dù ở trong xe khi đổ bộ. Mức độ hiện nay của các loại xe chiến đấu của lính dù đã cho thấy “đội quân của thần gió” đã được sử dụng những thứ vũ khí hiệu quả, đảm bảo cho họ có khả năng bảo vệ cao, cơ động tốt và hỏa lực mạnh.

Quang Minh
[links()]

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới