Chiến trường "xe ôm công nghệ" khốc liệt ngay giữa Đông Nam Á

Tại thủ đô Jakarta của Indonesia, những chiếc xe ôm công nghệ trở thành giải pháp cho hành khách, dù một cuộc chiến ngầm đang diễn ra.

Giống như tại Việt Nam, Indonesia sở hữu một lượng lớn xe ôm truyền thống mà người dân địa phương gọi họ là ojek - loại hình vận tải rất phổ biến tại thành phố có giao thông được liệt vào hàng tồi tệ nhất thế giới do thường xuyên xảy ra tắc đường.
Những năm đầu thế kỷ 21, đường phố Jakarta chủ yếu gồm phương tiện cá nhân, taxi và ojek. Tuy nhiên, những năm gần đây mọi chuyện đã thay đổi trước sự phổ biến của các ứng dụng gọi xe ôm công nghệ.
Dùng bạo lực để giữ kế sinh nhai
Lần lượt Go-jek (một ứng dụng gọi ojek của Indonesia), GrabBike và UberMoto xuất hiện đã khiến sự độc tôn trên đường phố của các ojek truyền thống bị đe dọa.
Theo số liệu từ Demystify Asia, tính tới tháng 6/2016, Go-jek có 200.000 tài xế xe ôm công nghệ tại khắp các thành phố của Indonesia, một con số ấn tượng với ứng dụng 5 năm tuổi này.
Chien truong "xe om cong nghe" khoc liet ngay giua Dong Nam A
 

GrabBike và UberMoto gia nhập thị trường muộn hơn Go-jek nhưng tự tin rằng mình có điểm mạnh riêng để cạnh tranh tại đất nước có lượng xe máy lớn thứ ba thế giới theo thống kê của tờ Jakarta Post.

GrabBike có sự am hiểu thị trường Đông Nam Á cùng tiềm lực mạnh, trong khi Uber đã phổ biến tại Indonesia từ trước bằng mô hình taxi 4 bánh và khẳng định có giá cước rẻ nhất thị trường.

Ba ông lớn gọi xe qua ứng dụng cạnh tranh quyết liệt, người hưởng lợi nhiều nhất chính là khách hàng, còn người không vui là các ojek truyền thống.

Rất nhiều vụ tài xế xe ôm công nghệ bị các ojek vây đánh do "xâm phạm lãnh thổ làm ăn", tờ USA today đưa tin. Trang này cho hay các tài xế xe ôm công nghệ bị đánh, bị đe dọa, bị truy đuổi khỏi vùng mà các ojek cho là "lãnh thổ của họ".

Nam thanh niên có tên Boris Anggoro đã bị tấn công khi đang sử dụng ứng dụng Go-jek. "Một tài xế ojek tiến tới, hét vào chúng tôi rằng 'chúng mày đang làm gì ở đây' rồi tấn công tài xế đang chở tôi, tìm cách lột mũ bảo hiểm của anh này".

Các nữ tài xế xe ôm công nghệ cũng không được ojek bỏ qua. Theo Jakarta Post thuật lại lời Istiqomah, nữ tài xế xe ôm công nghệ 38 tuổi, một tài xế ojek truyền thống tên Bambang không biết từ đâu đến đã đấm mạnh vào đầu cô (khi đó cô đang đội mũ bảo hiểm) và liên tục chỉ vào mặt cô chửi rủa.

"Ông ta bảo tôi cút đi và không được đón khách ở khu vực này nữa", Istiqomah chia sẻ.

Sự việc xảy ra vào tháng 7/2015. Khi đó, nhiều bài báo nhận định các lái xe Uber 4 bánh dù bị ghét tại Indonesia vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với các tài xế Go-jek bởi họ có chiếc ôtô ẩn mình tránh bị tấn công còn lái xe Go-jek chỉ có chiếc mũ bảo hiểm.

Chien truong "xe om cong nghe" khoc liet ngay giua Dong Nam A-Hinh-2
 

Tuy nhiên, với sự góp mặt của UberMoto và GrabBike, không chỉ mình tài xế Go-jek gặp nguy trên đường do bị các lái xe ôm truyền thống tấn công nữa.

Nhiều tài xế xe ôm truyền thống chia sẻ họ rất tức giận vì kế sinh nhai duy nhất của mình đang bị cướp đi.

"Họ không được phép đón khách ở đây. Chúng tôi ngồi chờ ở đây từ sáng mà đôi khi cả ngày còn không có khách. Rồi họ xuất hiện, cướp đi khách hàng của chúng tôi, làm sao chúng tôi để yên", Sukisno, một tài xê ojek 45 tuổi giận dữ cho hay. "Tôi sự rằng một ngày nào đó tôi không kiềm chế được cảm xúc thì chắc chắn sẽ có ẩu đả".

Bất đồng quan điểm

Nhiều tài xế xe ôm công nghệ không hiểu vì sao các ojek không gia nhập, làm đối tác cho Uber, Grab hay Go-Jek. Mappiasse, một tài xế xe ôm công nghệ, chia sẻ anh rất thắc mắc tại sao các ojek lại cảm thấy bị đe dọa bởi những kẻ mới đến mà không đăng ký gia nhập.

"Họ cho chúng ta việc làm, có thu nhập tốt, có bảo hiểm sức khỏe", Mappiasse chỉ ra những ưu điểm của việc trở thành tài xế xe ôm công nghệ.

Đem câu hỏi này hỏi ông Sukisno, ông một mực bỏ ngoài tai. "Ở đây tôi là to nhất, tại sao tôi lại phải đi nghe lệnh từ kẻ khác? Tôi làm nghề này rất lâu, là người đi đầu trong nghề này, là tài xế ojek chuyên nghiệp, vì sao tôi lại phải lên mạng để tìm khách?", tài xế xe ôm truyền thống 45 tuổi này cho hay.

Tuy nhiên, ông cùng nhiều tài xế bám nghề khác trong mạng lưới ojek truyền thống có lẽ sắp không còn lựa chọn nào khác ngoài thay đổi để thích nghi vì nhìn vào thực tế, tại Jakarta, cái mới đang đến ngay trước mắt. UberMoto, GrabBike và Go-jek đã ở khắp mọi ngóc ngách của thành phố này.

GrabBike tung dịch vụ "xe ôm soái ca" siêu hot ngày Valentine trắng

(Kiến Thức) - Khách sử dụng dịch vụ xe ôm GrabBike trong ngày Valentine trắng (14/3) sẽ may mắn gặp soái ca đẹp trai phong độ và được đi xe miễn phí. 

Mới đây, thông tin về dịch vụ xe ôm GrabBike soái ca trong ngày Valentine trắng vừa được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng, với hơn 1000 lượt yêu thích và hàng trăm lượt chia sẻ.
Theo đăng tải của GrabBike, trong ngày hôm nay, từ 9h sáng đến 4h chiều, khách hàng sử dụng dịch vụ GrabBike sẽ có cơ hội gặp được một soái ca – phong độ, đẹp trai đưa đón theo lộ trình đã đăng ký. Nếu gặp một trong các soái ca của Grab, khách sẽ được miễn phí tiền di chuyển.

Chuyện đời của hậu duệ “Công tử Bạc Liêu“

Nghe danh Công tử Bạc Liêu “đốt tiền nấu chè” – câu chuyện có phần cường điệu nhắc lại giai thoại về một thời lẫy lừng ăn chơi của Hắc Công tử.

Những câu chuyện về cậu Ba Huy luôn có sức hấp dẫn đến kỳ bí, nhất là khi du khách đặt chân về thăm vùng đất hiền hòa xứ Bạc Liêu. Ngồi trong khu nhà Công tử Bạc Liêu – hiện là khu du lịch được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) công nhận là điểm du lịch tiêu biểu cấp vùng, phóng viên cũng như nhiều du khách không thể không đặt câu hỏi tại sao vùng đất hiền hòa, thân thiện này lại sinh ra một con người ăn chơi đến mức “bán giời không văn tự” như cậu Ba Huy- trong khi thời ấy đa phần dân chúng đều lầm than nghèo khó?.
Chuyen doi cua hau due Cong tu Bac Lieu
Khu nhà công tử Bạc Liêu nay là Khách sạn Công tử Bạc Liêu. 
Câu chuyện về công tử Bạc Liêu “đốt tiền nấu chè” khi đồng bào mình cơ cực đã lùi về dĩ vãng, và miền quê nghèo khó của công tử ngày nào giờ đã thay da, đổi thịt. Hiện tỉnh Bạc Liêu đang có chủ trương phát triển nơi đây thành một thương hiệu du lịch mang tên “Công tử Bạc Liêu”.
Tại khu nhà Công tử Bạc Liêu, phóng viên được gặp người con trai của cậu Ba Huy là ông Trần Trinh Đức - người thừa kế chính thức của cậu Ba Huy lừng lẫy một thời. Gọi là người thừa kế thế thôi chứ thực ra cậu Ba Huy chẳng còn di sản gì để lại cho con cháu, ngoài “thương hiệu” Công tử Bạc Liêu mà ai ai cũng biết.
Cùng với tiếp chuyện phóng viên, ông Đức cũng đang tiếp chuyện với vài người khách du lịch ghé thăm và tìm hiểu về Công tử Bạc Liêu. Câu chuyện được ông Đức kể lại giống như đúc kết của ông bà ta từ ngàn xưa: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” và “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. 
Ông Trần Trinh Đức kể lại: Năm 1975, sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng cũng là lúc con cháu của Công tử Bạc Liêu lâm vào cảnh túng thiếu, anh em ly tán. Mặc dù là hậu duệ của đại công tử vùng lục tỉnh xứ Nam kỳ từng “ném tiền qua cửa sổ” nhưng đến đời ông Đức rất bần hàn. Vợ chồng ông Đức khá bất hạnh khi chỉ có một con gái duy nhất mà cô này lại mắc bệnh tâm thần.
Từ khi con bệnh, vợ ông luôn phải trông chừng con, còn ông Đức từng phải chạy xe ôm dãi dầu vất vả kiếm từng chục ngàn lẻ mua gạo nuôi gia đình. Sau thời gian bám trụ Sài Gòn mưu sinh, năm 2010, ông Đức quyết định quay về cố hương và định cư tại đây đến nay.
Chuyen doi cua hau due Cong tu Bac Lieu-Hinh-2
Ông Đức hay ngồi nói chuyện với du khách, bán sách “Công tử Bạc Liêu” của tác giả Nguyên Hùng. 

Lao động nghèo kiếm tiền triệu ngày cuối năm

Chỉ còn 3-4 ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, nhưng vẫn còn rất nhiều lao động cố gắng bám trụ lại thủ đô để mong kiếm thêm chút tiền tiêu tết.

Còn người thuê thì còn làm

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.