Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến trực thăng của người Mỹ

Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến trực thăng của người Mỹ

(Kiến Thức) - Nếu có một thứ vũ khí nào đó khiến người Mỹ phải thay đổi học thuyết quân sự của nước này sau Chiến tranh Việt Nam thì đó chỉ có thể là trực thăng, thứ vũ khí khiến con người thay đổi cách thức tạo nên một cuộc chiến.

 Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh có sự tham chiến của trực thăng với quy mô lớn đầu tiên trên thế giới, hàng loạt các loại trực thăng đã được Mỹ nghiên cứu, chế tạo và tung vào chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh có sự tham chiến của trực thăng với quy mô lớn đầu tiên trên thế giới, hàng loạt các loại trực thăng đã được Mỹ nghiên cứu, chế tạo và tung vào chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Ban đầu, tùy từng loại trực thăng sẽ được sử dụng để thực hiện các mục đích chiến đấu khác nhau. Tuy nhiên về sau, khái niệm "Trực thăng Đa dụng" đã dần được đưa lên làm khái niệm chuẩn trong các học thuyết của Mỹ và đồng minh. Nguồn ảnh: Flickr.
Ban đầu, tùy từng loại trực thăng sẽ được sử dụng để thực hiện các mục đích chiến đấu khác nhau. Tuy nhiên về sau, khái niệm "Trực thăng Đa dụng" đã dần được đưa lên làm khái niệm chuẩn trong các học thuyết của Mỹ và đồng minh. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, Mỹ đã mang tới chiến trường Việt Nam nhỏ bé tổng cộng 7013 trực thăng các loại, trong đó nhiều nhất là trực thăng đa năng UH-1H Huey với số lượng 3.375 chiếc. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, Mỹ đã mang tới chiến trường Việt Nam nhỏ bé tổng cộng 7013 trực thăng các loại, trong đó nhiều nhất là trực thăng đa năng UH-1H Huey với số lượng 3.375 chiếc. Nguồn ảnh: Flickr.
UH-1H cũng được coi là loại trực thăng quan trọng nhất trong Chiến tranh Việt Nam, nó làm đảm nhận được mọi việc từ chở binh lính, hậu cần, di tản thương binh cho tới cả yểm trợ hỏa lực. Nguồn ảnh: Flickr.
UH-1H cũng được coi là loại trực thăng quan trọng nhất trong Chiến tranh Việt Nam, nó làm đảm nhận được mọi việc từ chở binh lính, hậu cần, di tản thương binh cho tới cả yểm trợ hỏa lực. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại trực thăng này đã giúp rút ngắn thời gian cứu thương của binh lính Mỹ từ chiến trường cho tới bệnh viện trung bình chỉ còn 15 phút - quãng thời gian ngắn kỷ lục mà ngay cả cuộc chiến tranh Afghanistan sau này cũng không thể nhanh hơn mốc này được. Nguồn ảnh: Flickr.
Loại trực thăng này đã giúp rút ngắn thời gian cứu thương của binh lính Mỹ từ chiến trường cho tới bệnh viện trung bình chỉ còn 15 phút - quãng thời gian ngắn kỷ lục mà ngay cả cuộc chiến tranh Afghanistan sau này cũng không thể nhanh hơn mốc này được. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong số 3375 trực thăng UH-1H của Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã có tới 1.285 chiếc bị hư hỏng hoàn toàn bởi tai nạn, bị bắn hạ và cả bị phía Quân Giải phóng...thậm chí là bị lấy trộm. Tổng cộng có 457 phi công trực thăng UH-1 đã thiệt mạng trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong số 3375 trực thăng UH-1H của Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã có tới 1.285 chiếc bị hư hỏng hoàn toàn bởi tai nạn, bị bắn hạ và cả bị phía Quân Giải phóng...thậm chí là bị lấy trộm. Tổng cộng có 457 phi công trực thăng UH-1 đã thiệt mạng trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Thực chất, các trực thăng UH-1 của Mỹ khá mong manh trên chiến trường Việt Nam và cực kỳ dễ bị bắn hạ, nhất là khi đang thả quân hoặc đang thả đồ tiếp tế. Thứ duy nhất khiến chúng vẫn thoải mái bay lượn đó là hỏa lực của Không quân Mỹ sẽ sẵn sàng vùi dập bất cứ khu vực nào có hỏa lực của ta tấn công trực thăng Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Thực chất, các trực thăng UH-1 của Mỹ khá mong manh trên chiến trường Việt Nam và cực kỳ dễ bị bắn hạ, nhất là khi đang thả quân hoặc đang thả đồ tiếp tế. Thứ duy nhất khiến chúng vẫn thoải mái bay lượn đó là hỏa lực của Không quân Mỹ sẽ sẵn sàng vùi dập bất cứ khu vực nào có hỏa lực của ta tấn công trực thăng Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều này được chứng minh khi trong các chiến dịch đánh lớn theo kiểu chiến tranh tổng lực, trực thăng UH-1 của Mỹ không bao giờ dám bay trực tiếp ra ngoài mặt trận vì sợ hỏa lực phòng không của Quân Giải phóng. Chỉ có khi đối đầu với du kích, các loại trực thăng Mỹ mới "thoải mái" làm càn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều này được chứng minh khi trong các chiến dịch đánh lớn theo kiểu chiến tranh tổng lực, trực thăng UH-1 của Mỹ không bao giờ dám bay trực tiếp ra ngoài mặt trận vì sợ hỏa lực phòng không của Quân Giải phóng. Chỉ có khi đối đầu với du kích, các loại trực thăng Mỹ mới "thoải mái" làm càn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng ghi nhận mức độ tham chiến kỷ lục của các loại trực thăng. Tính từ năm 1966 tới năm 1975, phía Mỹ đã bay tổng cộng hàng trăm nghìn phi vụ với 7.531.955 giờ bay. Nguồn ảnh: Flickr.
Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng ghi nhận mức độ tham chiến kỷ lục của các loại trực thăng. Tính từ năm 1966 tới năm 1975, phía Mỹ đã bay tổng cộng hàng trăm nghìn phi vụ với 7.531.955 giờ bay. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong số đó, loại trực thăng vũ trang AH-1G Cobra của Mỹ là loại trực thăng có số giờ bay nhiều nhất, lên tới 1.038.969 giờ bay tham chiến. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong số đó, loại trực thăng vũ trang AH-1G Cobra của Mỹ là loại trực thăng có số giờ bay nhiều nhất, lên tới 1.038.969 giờ bay tham chiến. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, điều khiến trực thăng trở nên hữu dụng ở Việt Nam chính là do địa hình rất khó khăn và hệ thống đường xá cực kỳ hạn chế của Việt Nam, khiến cho việc tiếp cận, tiếp tế và di chuyển bằng đường bộ không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, điều khiến trực thăng trở nên hữu dụng ở Việt Nam chính là do địa hình rất khó khăn và hệ thống đường xá cực kỳ hạn chế của Việt Nam, khiến cho việc tiếp cận, tiếp tế và di chuyển bằng đường bộ không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều này là khá hợp lý vì trong cuộc chiến tranh Afghanistan, khi các xe vận tải của Mỹ có thể di chuyển xuyên sa mạc một cách dễ dàng thì việc vận chuyển pháo, đạn dược và cả nhân lực bằng trực thăng đã bị hạn chế đi khá nhiều. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều này là khá hợp lý vì trong cuộc chiến tranh Afghanistan, khi các xe vận tải của Mỹ có thể di chuyển xuyên sa mạc một cách dễ dàng thì việc vận chuyển pháo, đạn dược và cả nhân lực bằng trực thăng đã bị hạn chế đi khá nhiều. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim chân thực về trực thăng Mỹ hoạt động trên chiến trường Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT