Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ai hưởng lợi?

(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc Công ty Nomura Holdings Inc., Việt Nam đứng đầu trong danh sách những nền kinh tế hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Một nghiên cứu do các nhà kinh tế Rob Subbaraman, Sonal Varma và Michael Loo thuộc Công ty Nomura Holdings Inc. thực hiện mới được trang Bloomberg đăng tải ngày 4/6 cho thấy, Việt Nam đứng đầu danh sách những nền kinh tế hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, tính đến thời điểm hiện tại.
Lý do là bởi các nhà nhập khẩu tìm cách chuyển hướng nguồn cung mới để tránh mức thuế cao hơn. Theo đó, các nền kinh tế bên thứ ba có thể hưởng lợi khi sản phẩm của họ trở thành nguồn hàng thay thế cho những sản phẩm mà Mỹ-Trung áp thuế lẫn nhau.
Trong quý I/2019, số đơn đặt hàng mà Việt Nam nhận được, do nhu cầu chuyển hướng đối với hàng hóa (của Mỹ và Trung Quốc) bị đánh thuế, có giá trị tương đương 7,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm.
Chien tranh thuong mai My-Trung, ai huong loi?
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: MW.
Ngoài ra, Đài Loan (Trung Quốc) đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách hưởng lợi, với mức tăng tương đương 2,1% GDP. Cả Việt Nam và Đài Loan đều hưởng lợi từ việc Mỹ tăng thuế quan với hàng hoá Trung Quốc nhiều hơn là từ việc Trung Quốc nâng thuế đối với hàng Mỹ.
Theo Bloomberg, cho đến nay, hơn một nửa trong danh sách 1.981 sản phẩm bị đánh thuế trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã được các nhà nhập khẩu hai nước tìm nguồn cung ứng thay thế.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn kể từ khi vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington kết thúc ngày 10/5 (theo giờ Mỹ) mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào và hai nước liên tục đưa ra những biện pháp đáp trả lẫn nhau.
Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào ngày 10/5.
Đáp trả, ngày 13/5, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ áp thuế nhập khẩu từ 5%-25% đối với 5.140 sản phẩm từ Mỹ, với trị giá khoảng 60 tỉ USD. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua.

Lý do Trung Quốc sẽ dễ dàng thắng Mỹ trong chiến tranh thương mại

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không những không có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngày càng nóng. Mặc dù Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố “chiến tranh thương mại dễ thắng” nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc mới là bên dễ thắng trong cuộc chiến này.
 

Lún sâu vào chiến tranh thương mại

Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại toàn cầu như thế nào?

(Kiến Thức) - Chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế lên hàng loạt quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Nga,... làm bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu đẩy kinh tế thế giới vào nguy cơ suy thoái mới.

My khoi mao chien tranh thuong mai toan cau nhu the nao?
 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra vào tháng 7/2018, khi mức thuế 25% của Mỹ với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Chính quyền Tổng thống Trump thậm chí đe dọa áp thêm thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục rơi vào vòng xoáy căng thẳng. Ảnh: CNN. 
My khoi mao chien tranh thuong mai toan cau nhu the nao?-Hinh-2
Trước đó vào tháng 6/2018, cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc tuyên bố áp mức thuế lên tới 25% nhằm vào lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD của nhau. Ảnh: Finance Twitter. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.