Chiến lược lấy lại Bán đảo Crimea của Ukraine: Nga nói gì?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bình luận về thông tin cho rằng Ban Cố vấn của Tổng thống Ukraine Zelensky chuẩn bị một chiến lược nhằm lấy lại Bán đảo Crimea, vốn sáp nhập vào Liên bang Nga hồi năm 2014.

Trong một cuộc phỏng vấn với “NSN”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bình luận về thông tin cho rằng Ban Cố vấn của Tổng thống Ukraine Zelensky chuẩn bị một chiến lược nhằm lấy lại Bán đảo Crimea, vốn sáp nhập vào Liên bang Nga hồi năm 2014.
Bà Zakharova nhấn mạnh, cư dân của Bán đảo Crimea đã khép lại vấn đề bán đảo này sáp nhập Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2014. Người Crimea đã hành động theo cách không thể tốt hơn.
Chien luoc lay lai Ban dao Crimea cua Ukraine: Nga noi gi?
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova.
Đánh giá về chiến lược lấy lại bán đảo Crimea của Ukraine, thượng nghị sĩ Alexei Pushkov cho rằng, tôi ngạc nhiên nếu toàn bộ sự nhiệt tình của Ban cố vấn Tổng thống Ukraine chỉ là chính sách mị dân: tất cả chỉ là lời nói rỗng tuếch về danh dự, về giải phóng Crimea khỏi sự xâm chiếm nào đó”.
Về phần mình, đại biểu Duma Quốc gia Nga (Hạ viện), ông Dmitry Belik cho rằng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nên chú ý đến thực tế, hơn là phát minh ra những vấn đề mới cho đất nước.
Chien luoc lay lai Ban dao Crimea cua Ukraine: Nga noi gi?-Hinh-2
 Tân Tổng thống Ukraine Zelensky.
Trước đó, thư ký báo chí của Tổng thống Zelensky, bà Yulia Mendel cho biết Tổng thống Ukraine sẽ thảo luận về chiến lược lấy lại Bán đảo Crimea với các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) và NATO trong chuyến thăm Brussels.
Theo bà Yulia Mendel, "chính quyền Ukraine muốn minh bạch", đồng thời khẳng định rằng quan điểm của phía Ukraine liên quan đến Bán đảo Crimea sẽ không thay đổi.
Trước đó, trong lễ nhậm chức của mình, Tổng thống Zelensky phát biểu rằng Crimea và Donbass "đây là những vùng đất Ukraine". Ông Zelensky nhấn mạnh đất nước Ukraine đã mất không chỉ lãnh thổ, mà cả con người. Và ngày nay chúng ta phải lấy lại những vùng đất này. Trong những năm qua, chính quyền không làm gì để khiến người dân ở những vùng này cảm thấy mình là người Ukraine. Họ không phải là người xa lạ, họ là anh em của chúng ta.
Chien luoc lay lai Ban dao Crimea cua Ukraine: Nga noi gi?-Hinh-3
 Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014.
Bán đảo Crimea trở thành một phần của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, trong đó 96,77% cử tri của nước cộng hòa và 95,6% cư dân của Sevastopol đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga.
Ngày 21/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn về việc Crimea và Sevastopol gia nhập thành phần nước Nga, cũng như việc lập khu vực liên bang Crimea.
Kiev và một số nước phương Tây cho rằng đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời tuyên bố khu vực này vẫn thuộc về Ukraine, nhưng chỉ là phần lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng. Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng sự sáp nhập của bán đảo Crimea vào Liên bang Nga không hề trái với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Các nhà chức trách Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, đã nhiều lần tuyên bố dứt khoát khép lại các vấn đề về việc sáp nhập Bán đảo Crimea.

*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Bất ngờ vai trò Thổ Nhĩ Kỳ trong căng thẳng Nga-Ukraine

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau vụ đụng độ trên Biển Đen cuối tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải để xoa dịu những bất đồng hiện tại giữa Moscow và Kiev.

Gần một tuần trôi qua kể từ sau vụ Moscow bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine được cho là xâm phạm lãnh hải của Nga trên trên Biển Đen cuối tuần trước, căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo Sputnik ngày 29/11, phát biểu tại Hội nghị an ninh hàng hải quốc tế lần thứ hai tại Kiev, Tư lệnh Hải quân Ukraine Igor Voronchenko cho biết nước này có thể sẽ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus đối với tàu chiến Nga nhằm đáp trả vụ đụng độ trên eo biển Kerch hôm 25/11.

Căng thẳng Nga-Ukraine: Kiev muốn “kéo” Đức vào cuộc chiến?

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ đụng độ trên Biển Đen hôm 25/11 khiến căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang, cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng Kiev đang muốn lôi kéo Berlin vào một cuộc chiến về vấn đề Ukraine.

Sputnik dẫn lời cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng Kiev đang tìm cách lôi kéo Đức vào một cuộc chiến sau vụ Moscow bắt giữ 3 tàu và 24 thủy thủ Ukraine được cho làm xâm phạm lãnh hải của Nga trên Biển Đen khiến căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.
“Tôi nghĩ rằng không đời nào chúng tôi để Ukraine kéo chúng tôi vào một cuộc chiến tranh. Trước đây, Ukraine từng cố làm điều đó”, ông Gabriel nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với kênh tinh tức N-TV của Đức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.