Chiến hạm Mỹ, Hàn, Anh sắp tập trận “khủng” cỡ nào?

Chiến hạm Mỹ, Hàn, Anh sắp tập trận “khủng” cỡ nào?

(Kiến Thức) - Các tàu chiến triển khai trong cuộc tập trận chung của Hải quân Mỹ, Hàn Quốc, Anh đều là kiểu tàu khu trục phòng không cực kỳ tối tân.

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Hải quân Anh, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung trên khu vực eo biển Triều Tiên vào ngày 8-9/12. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc thiết lập cái gọi là vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) khiến Hoa Đông rơi vào tình trạng hết sức căng thẳng. Tuy nhiên, phát ngôn viên thuộc Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã khẳng định cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Hải quân Anh, Mỹ và Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận chung trên khu vực eo biển Triều Tiên vào ngày 8-9/12. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc thiết lập cái gọi là vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) khiến Hoa Đông rơi vào tình trạng hết sức căng thẳng. Tuy nhiên, phát ngôn viên thuộc Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã khẳng định cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Tham gia cuộc tập trận, Hải quân Hàn Quốc đã điều một trong 3 tàu khu trục tên lửa mạnh nhất nước này thuộc lớp Sejong Đại đế mang tên ROKS Yulgok Yi I (DDG-92). Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên đến 11.000 tấn, dài 165,9m, rộng 21,4m, mớn nước 6,25m, thủy thủ đoàn 300-400 người.
Tham gia cuộc tập trận, Hải quân Hàn Quốc đã điều một trong 3 tàu khu trục tên lửa mạnh nhất nước này thuộc lớp Sejong Đại đế mang tên ROKS Yulgok Yi I (DDG-92). Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên đến 11.000 tấn, dài 165,9m, rộng 21,4m, mớn nước 6,25m, thủy thủ đoàn 300-400 người.
Điểm nhấn trong tàu khu trục mạnh nhất Hàn Quốc là trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến với “trái tim” radar mạng pha chủ động tầm xa AN/SPY-1D(V) có khả năng phát hiện được cả tên lửa đạn đạo. Các anten radar mạng pha này được bố trí ngay trên tháp chỉ huy lớp tàu Sejong Đại đế, rất giống với kiểu tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Điểm nhấn trong tàu khu trục mạnh nhất Hàn Quốc là trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến với “trái tim” radar mạng pha chủ động tầm xa AN/SPY-1D(V) có khả năng phát hiện được cả tên lửa đạn đạo. Các anten radar mạng pha này được bố trí ngay trên tháp chỉ huy lớp tàu Sejong Đại đế, rất giống với kiểu tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Lớp Sejong Đại đế sở hữu kho vũ khí thậm chí còn “khủng” không kém tàu khu trục Arleigh Burke hay tàu tuần dương Ticonderoga, Mỹ. Theo đó, tàu được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk41 (80 ống, Mỹ chế tạo) và hệ thống ống phóng thẳng đứng K-VLS (48 ống, Hàn Quốc chế tạo).
Lớp Sejong Đại đế sở hữu kho vũ khí thậm chí còn “khủng” không kém tàu khu trục Arleigh Burke hay tàu tuần dương Ticonderoga, Mỹ. Theo đó, tàu được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk41 (80 ống, Mỹ chế tạo) và hệ thống ống phóng thẳng đứng K-VLS (48 ống, Hàn Quốc chế tạo).
Hệ thống Mk41 trên tàu khu trục lớp Sejong Đại đế lắp 80 quả đạn tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB/IV đạt tầm bắn tới 170km, độ cao 24,4km diệt máy bay, trực thăng, uav, tên lửa hành trình.
Hệ thống Mk41 trên tàu khu trục lớp Sejong Đại đế lắp 80 quả đạn tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB/IV đạt tầm bắn tới 170km, độ cao 24,4km diệt máy bay, trực thăng, uav, tên lửa hành trình.
Về phần hệ thống phóng K-VLS có thể lắp 32 đạn tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo III (tầm bắn 500-1.500km, trong ảnh) và 16 tên lửa chống ngầm K-ASROC “cá mập đỏ”. Ngoài ra, tàu còn có hệ thống vũ khí phụ gắn ngoài gồm pháo, tên lửa chống tàu tầm ngắn.
Về phần hệ thống phóng K-VLS có thể lắp 32 đạn tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo III (tầm bắn 500-1.500km, trong ảnh) và 16 tên lửa chống ngầm K-ASROC “cá mập đỏ”. Ngoài ra, tàu còn có hệ thống vũ khí phụ gắn ngoài gồm pháo, tên lửa chống tàu tầm ngắn.
Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận chung với tàu tuần dương tên lửa USS Shiloh (CG-67) thuộc lớp Ticonderoga. USS Shiloh (CG-67) có lượng giãn nước toàn tải tới 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m, mớn nước 10,2m, thủy thủ đoàn khoảng 340 người.
Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận chung với tàu tuần dương tên lửa USS Shiloh (CG-67) thuộc lớp Ticonderoga. USS Shiloh (CG-67) có lượng giãn nước toàn tải tới 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m, mớn nước 10,2m, thủy thủ đoàn khoảng 340 người.
USS Shiloh được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với radar mạng pha AN/SPY-1. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ với 122 ống phóng thẳng đứng hệ thống Mk41 chứa kết hợp nhiều loại tên lửa gồm: tên lửa phòng không tầm xa SM-2; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 với tầm bắn tới 700km, độ cao diệt mục tiêu đến 500km (trong ảnh là tàu Shiloh phóng thử SM-3); tên lửa đối không tầm trung RIM-162 (ESSM); tên lửa đối không tầm xa RIM-174…
USS Shiloh được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với radar mạng pha AN/SPY-1. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ với 122 ống phóng thẳng đứng hệ thống Mk41 chứa kết hợp nhiều loại tên lửa gồm: tên lửa phòng không tầm xa SM-2; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 với tầm bắn tới 700km, độ cao diệt mục tiêu đến 500km (trong ảnh là tàu Shiloh phóng thử SM-3); tên lửa đối không tầm trung RIM-162 (ESSM); tên lửa đối không tầm xa RIM-174…
Tương tự các tàu chiến Mỹ khác, USS Shiloh có thể phóng được tên lửa hành trình đối đất tầm xa, chính xác cao BGM-109 Tomahawk từ hệ thống phóng Mk41.
Tương tự các tàu chiến Mỹ khác, USS Shiloh có thể phóng được tên lửa hành trình đối đất tầm xa, chính xác cao BGM-109 Tomahawk từ hệ thống phóng Mk41.
Ngoài ra, tuần dương USS Shiloh còn có hệ thống phụ gồm pháo hải quân hạng nặng 127mm (trong ảnh), pháo hạng nhẹ 25mm, 20mm và ngư lôi chống tàu ngầm 324mm.
Ngoài ra, tuần dương USS Shiloh còn có hệ thống phụ gồm pháo hải quân hạng nặng 127mm (trong ảnh), pháo hạng nhẹ 25mm, 20mm và ngư lôi chống tàu ngầm 324mm.
Hải quân Hoàng gia Anh tham gia cuộc tập trận với tàu khu trục tiên tiến nhất nước này thuộc lớp Type 45 (hay còn gọi là Daring). Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 9.400 tấn, dài 152,4m, rộng 21,2m, mớn nước 7,4m, thủy thủ đoàn 191 người.
Hải quân Hoàng gia Anh tham gia cuộc tập trận với tàu khu trục tiên tiến nhất nước này thuộc lớp Type 45 (hay còn gọi là Daring). Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 9.400 tấn, dài 152,4m, rộng 21,2m, mớn nước 7,4m, thủy thủ đoàn 191 người.
Tuy không được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân bậc nhất thế giới nhưng Type 45 cũng sở hữu các loại radar cực kỳ tiên tiến. Kiến trúc thượng tầng Type 45 được bố trí khá đặc biệt giảm tiết diện phản xạ sóng radar. Thiết bị hình cầu trên đỉnh là hệ thống radar mạng pha chủ động SAMPSON có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu với tầm trinh sát tới 400km.
Tuy không được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân bậc nhất thế giới nhưng Type 45 cũng sở hữu các loại radar cực kỳ tiên tiến. Kiến trúc thượng tầng Type 45 được bố trí khá đặc biệt giảm tiết diện phản xạ sóng radar. Thiết bị hình cầu trên đỉnh là hệ thống radar mạng pha chủ động SAMPSON có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu với tầm trinh sát tới 400km.
Trong ảnh là hệ thống radar mạng pha giám sát tầm xa S1850 3D có khả năng theo dõi 1.000 mục tiêu, tầm 400km.
Trong ảnh là hệ thống radar mạng pha giám sát tầm xa S1850 3D có khả năng theo dõi 1.000 mục tiêu, tầm 400km.
Type 45 trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Sylver với 48 ống phóng có thể chứa tên lửa đối không tầm trung Aster 15 (tầm bắn 1,7-30km) và tên lửa đối không tầm xa Aster 30 (tầm bắn 3-120km).
Type 45 trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Sylver với 48 ống phóng có thể chứa tên lửa đối không tầm trung Aster 15 (tầm bắn 1,7-30km) và tên lửa đối không tầm xa Aster 30 (tầm bắn 3-120km).
Ngoài ra, Type 45 trang bị pháo 127mm, pháo phòng không 20-30mm. Trong ảnh là Type 45 phóng tên lửa đối không Aster.
Ngoài ra, Type 45 trang bị pháo 127mm, pháo phòng không 20-30mm. Trong ảnh là Type 45 phóng tên lửa đối không Aster.

GALLERY MỚI NHẤT