Chiến hạm “khủng” nhất châu Á của Nhật Bản có gì đặc biệt?

Chiến hạm “khủng” nhất châu Á của Nhật Bản có gì đặc biệt?
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp nặng Ishikawajima - Harima đóng cho lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF). Chiếc đầu tiên mang số hiệu JDS Kongo DDG-173 được khởi đóng vào tháng 5/1990, đưa vào sử dụng tháng 3/1993.
Sự có mặt của tàu khu trục lớp Kongo đưa quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) trở thành lực lượng đầu tiên ở châu Á sở hữu tàu khu trục mang tên lửa điều khiển “đẳng cấp” nhất châu Á cho đến thời điểm hiện tại.
Giai đoạn 1992-1998, 3 chiếc được đóng mới và đưa vào sử dụng với số  hiệu lần lượt  JDS Kirishima DDG-174, JDS Myoko DDG-175, JDS Chokai DDG-176.
Khu trục hạm tên lửa lớp Kongo của JMSDF.
Khu trục hạm tên lửa lớp Kongo của JMSDF.

Thiết kế “thừa hưởng” tàu chiến Mỹ

Tàu khu trục lớp Kongo là một thiết kế sửa đổi từ lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Tàu có cột buồm thẳng đứng thay vì hơi nghiêng ra phía sau như tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Cấu trúc thượng tầng của tàu dẹp cao và vát hơn so với nguyên mẫu.
Sàn đáp trực thăng phía sau được kéo dài hơn, điều này dẫn đến tàu có chiều dài hơn so với các tàu khu trục khác, tải trọng của tàu đạt gần bằng tải trọng tiêu chuẩn của tàu tuần dương hạm.
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo có tải trọng đầy tải tới 9.500 tấn, tàu dài 161m, rộng 21m, mớn nước 6,2m. Do tải trọng và kích thước quá lớn nên tàu khu trục này không có khả năng hoạt động tác chiến tại các khu vực gần bờ.

Tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên tại châu Á

Kongo là lớp tàu khu trục đầu tiên của Hải quân Nhật Bản cũng như cả khu vực châu Á được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis.
Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất). Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp bao gồm: hệ thống radar Aegis; hệ thống vũ khí Aegis và hệ thống dữ liệu chiến đấu và kiểm soát Aegis.
Nói chung Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có 1-0-2 trên thế giới.

Bên trong phòng điều khiển của chiến hạm lớp Kongo.
Bên trong phòng điều khiển của chiến hạm lớp Kongo.

“Trái tim” của hệ thống chiến đấu trên tàu khu trục Aegis Kongo là radar quét mạng pha điện tử chủ động AN/SPY-1D. Radar này có khả năng phát hiện và theo dõi 200 mục tiêu cùng lúc, theo thông tin từ trang tin Mostlymissiledefense, radar SPY-1D có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ bằng quả bóng golf ở cự ly tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.
Trong năm 2007, hãng Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 124 triệu USD để nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cho 4 tàu khu trục lớp Kongo của Hải quân Nhật Bản, 3 chiếc đã được nâng cấp. Dự kiến chiếc cuối cùng sẽ được hoàn thành nâng cấp vào năm 2010.
Bốn tàu khu trục Aegis lớp Kongo sẽ kết hợp cùng với các tàu Aegis của Mỹ trong khu vực châu Á tạo nên thế trận phòng thủ tên lửa đạn đạo chung giữa 2 nước.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện, hệ thống định vị thủy âm hiện đại cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm. Và hệ thống liên kết dữ liệu đa kênh cho phép cập nhật các thông tin tình báo từ hệ thống vệ tinh của Mỹ.

Hệ thống vũ khí cực mạnh

Tàu khu trục Aegis lớp Kongo được trang bị các hệ thống vũ khí đa năng cho phép tiến công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo), trên biển.
Trong đó, hệ thống vũ khí làm nên sức mạnh phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Aegis lớp Kongo ở các loại tên lửa tầm xa SM-2/SM-3 chứa trong hệ thống ống phóng thẳng đứng MK-41 (29 ống phía trước và 61 ống phía sau).
Khu trục hạm lớp Kongo bắn thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3.
Khu trục hạm lớp Kongo bắn thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3.

Ban đầu, Aegis Kongo trang bị đạn tên lửa phòng không SM-2MR có khả năng tiêu diệt máy bay ở tầm xa 170km, độ cao 24.400m, tốc độ hành trình Mach 3,5.
Chương trình nâng cấp gần đây cho phép lớp tàu Kongo sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 với tầm bắn lên đến 500km và tầm cao tới 160km. Tên lửa SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài bầu khí quyển (>> chi tiết).
MK41 còn được sử dụng để phóng tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22 km. Trong tác chiến chống ngầm, tàu còn được trang bị 2 cụm (3 ống/cụm) ống phóng ngư lôi loại Type-68 sử dụng ngư lôi hạng nặng Mk46 (cơ số ngư lôi trên tàu lên đến 73 quả).

Ống phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.
Ống phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon.

Ngoài hệ thống vũ khí đặt trong ống phóng MK41, Aegis Kongo còn trang bị: pháo hạm 127mm tầm bắn 30km; 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm; 8 tên lửa hành trình chống tàu RGM-84 Harpoon tầm bắn 124km.
Tuy nhiên, điều có phần thiếu sót về vũ khí đối với lớp tàu này không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu như Tomahawk. Phần boong tàu phía sau đủ chỗ cho 2 trực thăng chống ngầm hoạt động nhưng không có nhà chứa cho trực thăng.

Động cơ mạnh mẽ

Tàu khu trục Aegis lớp Kongo được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí COGAG (tức là kiểu hệ thống động cơ kết hợp 2 tuabin khí để quay một chân vịt), 4 động cơ tuabin khí  Ishikawajima Harima cung cấp lực đẩy cho 2 chân vịt với tổng công suất 100.000 mã lực.
Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ (khoảng 54km/h) phạm vi hoạt động 4.500 hải lý.
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo không chỉ là lớp tàu chiến có sức mạnh tấn công và phòng thủ số một Hải quân Nhật Bản mà còn cả khu vực châu Á. Sự mặt của loại tàu khu trục phòng thủ tên lửa này tạo cho Tokyo một cái “ô” bảo vệ trước các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới