Chiến hạm Atago Nhật Bản có SM-6, tên lửa Trung Quốc sẽ thảm bại?

Chiến hạm Atago Nhật Bản có SM-6, tên lửa Trung Quốc sẽ thảm bại?

(Kiến Thức) - Với tên lửa SM-6, các chiến hạm Atago Improved của Nhật Bản có khả năng đánh chặn mọi mục tiêu trên không, đặc biệt là các tên lửa hành trình chống hạm tốc độ cao của Nga-Trung với tầm bắn lên tới 240km.

Tạp chí Jane’s ngày 3/9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, Tokyo đã quyết định trang bị cho hai chiến hạm lớp Atago Improved (phiên bản nâng cấp của lớp Atago) các tên lửa phòng không SM-6 hiện đại do Mỹ sản xuất. Trong ảnh, chiếc tàu đầu tiên lớp Atago Improved với tên gọi là Maya (số hiệu thân 179). Nguồn ảnh: Youtube
Tạp chí Jane’s ngày 3/9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, Tokyo đã quyết định trang bị cho hai chiến hạm lớp Atago Improved (phiên bản nâng cấp của lớp Atago) các tên lửa phòng không SM-6 hiện đại do Mỹ sản xuất. Trong ảnh, chiếc tàu đầu tiên lớp Atago Improved với tên gọi là Maya (số hiệu thân 179). Nguồn ảnh: Youtube
Thông báo này đưa ra chỉ 4 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bô quyết định chi 11,1 tỷ yên (tức là hơn 200 triệu USD) từ ngân sách 2019 để mua số lượng lớn  tên lửa SM-6, ngoài ra cũng sẽ chi 2,1 tỷ yên mua các trang bị thử nghiệm. Nguồn ảnh: Youtube
Thông báo này đưa ra chỉ 4 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bô quyết định chi 11,1 tỷ yên (tức là hơn 200 triệu USD) từ ngân sách 2019 để mua số lượng lớn tên lửa SM-6, ngoài ra cũng sẽ chi 2,1 tỷ yên mua các trang bị thử nghiệm. Nguồn ảnh: Youtube
Maya (179) được hạ thủy hôm 30/7/2018 tại nhà máy đóng tàu ở Yokohama. Chiếc tàu khu trục hiện đại có chiều dài tới 170m này được mong đợi sẽ biên chế vào tháng 3/2020, và chiếc thứ 2 đi vào phục vụ tháng 3/2021. Nguồn ảnh: Goo
Maya (179) được hạ thủy hôm 30/7/2018 tại nhà máy đóng tàu ở Yokohama. Chiếc tàu khu trục hiện đại có chiều dài tới 170m này được mong đợi sẽ biên chế vào tháng 3/2020, và chiếc thứ 2 đi vào phục vụ tháng 3/2021. Nguồn ảnh: Goo
So với 2 chiếc Atago đã được chế tạo, khu trục hạm Atago Improved dài hơn 5m, có khả năng là để tạo điều kiện tích hợp vũ khí trang bị mới. Nguồn ảnh: Asahi
So với 2 chiếc Atago đã được chế tạo, khu trục hạm Atago Improved dài hơn 5m, có khả năng là để tạo điều kiện tích hợp vũ khí trang bị mới. Nguồn ảnh: Asahi
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Maya sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Baseline J7 của Lockheed Martin với siêu radar AN/SPY-1D-series. Nguồn ảnh: Youtube
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Maya sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Baseline J7 của Lockheed Martin với siêu radar AN/SPY-1D-series. Nguồn ảnh: Youtube
Maya 179 có lượng giãn nước khoảng 10.250 tấn toàn tải, trang bị hệ thống động cơ tuabin khí LM2500-30 cho phép đạt tốc độ khoảng 56km/h, thủy thủ đoàn 300 người. Nguồn ảnh: Fnn
Maya 179 có lượng giãn nước khoảng 10.250 tấn toàn tải, trang bị hệ thống động cơ tuabin khí LM2500-30 cho phép đạt tốc độ khoảng 56km/h, thủy thủ đoàn 300 người. Nguồn ảnh: Fnn
Về tên lửa SM-6 mà tàu chiến Nhật Bản được trang bị, đây là loại tên lửa đánh chặn tầm xa được trang bị nhiều công nghệ mới nhất do Công ty Reytheon của Mỹ phát triển và đưa vào trang bị từ năm 2013 tới nay. So với SM-2, SM-6 hiện đại hơn ở khả năng đánh chặn được các tên lửa hành trình chống hạm tốc độ cao bên cạnh việc bắn hạ hầu hết mọi mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về tên lửa SM-6 mà tàu chiến Nhật Bản được trang bị, đây là loại tên lửa đánh chặn tầm xa được trang bị nhiều công nghệ mới nhất do Công ty Reytheon của Mỹ phát triển và đưa vào trang bị từ năm 2013 tới nay. So với SM-2, SM-6 hiện đại hơn ở khả năng đánh chặn được các tên lửa hành trình chống hạm tốc độ cao bên cạnh việc bắn hạ hầu hết mọi mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia
SM-6 có trọng lượng lên tới 1,5 tấn, dài 6,6m, trang bị đầu nổ phá mảnh 64kg với công nghệ dẫn đường cực kỳ hiện đại. Cụ thể, nó được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp giữa hệ dẫn đường quán tính, đầu tự dẫn radar dẫn đường chủ động (phiên bản mở rộng của đầu tự dẫn trên tên lửa không đối không AIM-120C) và radar dẫn đường bán chủ động.... Nguồn ảnh: Wikipedia
SM-6 có trọng lượng lên tới 1,5 tấn, dài 6,6m, trang bị đầu nổ phá mảnh 64kg với công nghệ dẫn đường cực kỳ hiện đại. Cụ thể, nó được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp giữa hệ dẫn đường quán tính, đầu tự dẫn radar dẫn đường chủ động (phiên bản mở rộng của đầu tự dẫn trên tên lửa không đối không AIM-120C) và radar dẫn đường bán chủ động.... Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa được trang bị hai tầng động cơ rocket cho tầm bắn hiệu quả tới 240km, nhưng tầm bay thực tế tối đa đạt được có thể lên tới 370-460km, trần bắn 34km, tốc độ Mach 3,5 tức là 4.287km/h hoặc 1,2km/s. Theo một số nguồn tin, với khả năng này, SM-6 là sự bổ sung đáng kể cho SM-3 trong vai trò phòng thủ tên lửa, nếu SM-3 bỏ sót vài mục tiêu thì xuống dưới gần mặt đất SM-6 sẽ phá hủy toàn bổ. Nguồn ảnh: Youtube
Tên lửa được trang bị hai tầng động cơ rocket cho tầm bắn hiệu quả tới 240km, nhưng tầm bay thực tế tối đa đạt được có thể lên tới 370-460km, trần bắn 34km, tốc độ Mach 3,5 tức là 4.287km/h hoặc 1,2km/s. Theo một số nguồn tin, với khả năng này, SM-6 là sự bổ sung đáng kể cho SM-3 trong vai trò phòng thủ tên lửa, nếu SM-3 bỏ sót vài mục tiêu thì xuống dưới gần mặt đất SM-6 sẽ phá hủy toàn bổ. Nguồn ảnh: Youtube
Mời độc giả xem video: Bên trong nơi Reytheon chế tạo tên lửa đánh chặn SM-6 cho Hải quân Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT