Chiến dịch ký “án tử” cho lính dù Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Chiến dịch ký “án tử” cho lính dù Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) -  Kéo dài trong 53 ngày, chiến dịch Junction City không chỉ đặt dấu chấm hết cho mọi kế hoạch tác chiến đổ bộ đường không của Mỹ trên chiến trường Việt Nam, mà còn ảnh hưởng tới mọi học thuyết quân sự trên thế giới.

Diễn ra trong 53 ngày từ ngày 22/2 tới ngày 14/5/1967,  chiến dịch Junction City của quân đội Mỹ đã kết thúc trong thảm họa với chiến thắng hoàn toàn nghiêng về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Corbis.
Diễn ra trong 53 ngày từ ngày 22/2 tới ngày 14/5/1967, chiến dịch Junction City của quân đội Mỹ đã kết thúc trong thảm họa với chiến thắng hoàn toàn nghiêng về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Corbis.
Diễn ra ở Vùng 3 chiến thuật (nay là vùng Lò Gò - Xa Mát), đây là cuộc hành quân lớn nhất và cũng là cuộc đổ bộ đường dù lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam với tổng cộng 35.000 quân Mỹ và Sài Gòn được huy động trong chiến dịch để đánh vào vùng kiểm soát của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Corbis.
Diễn ra ở Vùng 3 chiến thuật (nay là vùng Lò Gò - Xa Mát), đây là cuộc hành quân lớn nhất và cũng là cuộc đổ bộ đường dù lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam với tổng cộng 35.000 quân Mỹ và Sài Gòn được huy động trong chiến dịch để đánh vào vùng kiểm soát của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Corbis.
Chiến dịch được bắt đầu với những cuộc pháo kích kéo dài như vô tận, sau đó là những cuộc đột kích bằng trực thăng với quy mô cực lớn, tổng cộng đã có khoảng 240 chiếc trực thăng quần thảo trên bầu trời Tây Ninh để mở màn cho chiến dịch này. Nguồn ảnh: Corbis.
Chiến dịch được bắt đầu với những cuộc pháo kích kéo dài như vô tận, sau đó là những cuộc đột kích bằng trực thăng với quy mô cực lớn, tổng cộng đã có khoảng 240 chiếc trực thăng quần thảo trên bầu trời Tây Ninh để mở màn cho chiến dịch này. Nguồn ảnh: Corbis.
Mục đích của chiến dịch Junction City là để phá hủy các căn cứ của Quân giải phóng và các cơ quan đầu não lãnh đạo của ta ở vùng Chiến khu C phía Bắc Sài Gòn. Nguồn ảnh: Corbis.
Mục đích của chiến dịch Junction City là để phá hủy các căn cứ của Quân giải phóng và các cơ quan đầu não lãnh đạo của ta ở vùng Chiến khu C phía Bắc Sài Gòn. Nguồn ảnh: Corbis.
Trong số 35.000 quân tham gia vào chiến dịch, số lượng quân Mỹ chiếm tới 30.000 quân, kèm theo đó là khoảng 5000 quân Sài Gòn, chủ yếu là các lực lượng đặc nhiệm, sĩ quan chỉ huy đi theo để... học hỏi kinh nghiệm tác chiến ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Corbis.
Trong số 35.000 quân tham gia vào chiến dịch, số lượng quân Mỹ chiếm tới 30.000 quân, kèm theo đó là khoảng 5000 quân Sài Gòn, chủ yếu là các lực lượng đặc nhiệm, sĩ quan chỉ huy đi theo để... học hỏi kinh nghiệm tác chiến ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: Corbis.
Trước các thông tin tình báo được gửi về, phía ta đã xác định đây là một cuộc hành quân quy mô lớn nhất từ trước tới nay của Mỹ, kèm theo đó là lực lượng trù bị có quân số khá lớn của Mỹ và Sài Gòn có thể được huy động thêm vào chiến dịch chỉ trong thời gian ngắn. Vậy nên, phía quân giải phóng đã chủ động tránh đối đầu trực diện, tiến hành chiến tranh du kích và lấy bảo toàn lực lượng làm mục tiêu chính. Nguồn ảnh: Corbis.
Trước các thông tin tình báo được gửi về, phía ta đã xác định đây là một cuộc hành quân quy mô lớn nhất từ trước tới nay của Mỹ, kèm theo đó là lực lượng trù bị có quân số khá lớn của Mỹ và Sài Gòn có thể được huy động thêm vào chiến dịch chỉ trong thời gian ngắn. Vậy nên, phía quân giải phóng đã chủ động tránh đối đầu trực diện, tiến hành chiến tranh du kích và lấy bảo toàn lực lượng làm mục tiêu chính. Nguồn ảnh: Corbis.
Cũng dễ hiểu tại sao chúng ta lại lựa chọn việc tránh đụng độ trực tiếp vì vào thời điểm chiến dịch Junction City diễn ra, quân giải phóng trong khu vực chỉ có khoảng... 10.000 quân, trong khi đó số lượng quân dự cho chiến dịch của Mỹ và Sài Gòn ban đầu đã có sẵn 10.000, kèm theo đó là 35.000 quân được triển khai ra mặt trận. Nguồn ảnh: Life.
Cũng dễ hiểu tại sao chúng ta lại lựa chọn việc tránh đụng độ trực tiếp vì vào thời điểm chiến dịch Junction City diễn ra, quân giải phóng trong khu vực chỉ có khoảng... 10.000 quân, trong khi đó số lượng quân dự cho chiến dịch của Mỹ và Sài Gòn ban đầu đã có sẵn 10.000, kèm theo đó là 35.000 quân được triển khai ra mặt trận. Nguồn ảnh: Life.
Tuy vậy, vẫn có một vài cuộc đụng độ quy mô lớn mà ở đó, Mỹ sử dụng đến cấp Sư đoàn trong khi phía quân giải phóng sử dụng lực lượng ở cấp Trung đoàn và chủ yếu đánh nghi binh, không tung toàn lực vào trận chiến. Nguồn ảnh: Corbis.
Tuy vậy, vẫn có một vài cuộc đụng độ quy mô lớn mà ở đó, Mỹ sử dụng đến cấp Sư đoàn trong khi phía quân giải phóng sử dụng lực lượng ở cấp Trung đoàn và chủ yếu đánh nghi binh, không tung toàn lực vào trận chiến. Nguồn ảnh: Corbis.
Sau 10 ngày đầu tiên diễn ra chiến dịch, các sĩ quan chỉ huy của Mỹ đã phải đồng ý rằng họ không thể tìm thấy lực lượng chủ lực của quân giải phóng, càng không thể tiến hành một cuộc chiến tranh theo kiểu quy ước - kiểu giao tranh mà Mỹ "thích" nhất vì phát huy được hết ưu thế hỏa lực và hậu cần của họ. Nguồn ảnh: Corbis.
Sau 10 ngày đầu tiên diễn ra chiến dịch, các sĩ quan chỉ huy của Mỹ đã phải đồng ý rằng họ không thể tìm thấy lực lượng chủ lực của quân giải phóng, càng không thể tiến hành một cuộc chiến tranh theo kiểu quy ước - kiểu giao tranh mà Mỹ "thích" nhất vì phát huy được hết ưu thế hỏa lực và hậu cần của họ. Nguồn ảnh: Corbis.
Kèm theo đó là tinh thần của lính Mỹ xuống thấp dần chỉ sau khoảng 2 tuần tham gia hành quân do quá mệt mỏi với thời tiết, không được đánh lớn, mệt mỏi với các loại bẫy và lối đánh du kích của ta. Nguồn ảnh: Corbis.
Kèm theo đó là tinh thần của lính Mỹ xuống thấp dần chỉ sau khoảng 2 tuần tham gia hành quân do quá mệt mỏi với thời tiết, không được đánh lớn, mệt mỏi với các loại bẫy và lối đánh du kích của ta. Nguồn ảnh: Corbis.
Sau 53 ngày diễn ra chiến dịch, phía Mỹ đã có tổng cộng 1800 thương vong, trong đó có 282 lính thiệt mạng, số còn lại bị thương. Tuy lực lượng lớn, nhưng do lối đánh của ta quá khó chịu, tinh thần của quân Mỹ đã nhanh xuống dốc khiến chiến dịch phải kết thúc nhanh hơn dự định. Nguồn ảnh: Corbis.
Sau 53 ngày diễn ra chiến dịch, phía Mỹ đã có tổng cộng 1800 thương vong, trong đó có 282 lính thiệt mạng, số còn lại bị thương. Tuy lực lượng lớn, nhưng do lối đánh của ta quá khó chịu, tinh thần của quân Mỹ đã nhanh xuống dốc khiến chiến dịch phải kết thúc nhanh hơn dự định. Nguồn ảnh: Corbis.
Kèm theo thiệt hại về nhân mạng là thiệt hại về phương tiện chiến đấu của Mỹ, bao gồm 3 xe tăng, 21 xe thiết giáp, 5 khẩu pháo và 11 xe tải bị phá hủy. Kèm theo đó là 54 xe tăng, 86 thiết giáp, 6 pháo và 17 xe tải bị hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: Life.
Kèm theo thiệt hại về nhân mạng là thiệt hại về phương tiện chiến đấu của Mỹ, bao gồm 3 xe tăng, 21 xe thiết giáp, 5 khẩu pháo và 11 xe tải bị phá hủy. Kèm theo đó là 54 xe tăng, 86 thiết giáp, 6 pháo và 17 xe tải bị hư hỏng nặng. Nguồn ảnh: Life.
Chiến dịch này cũng cho thấy nhược điểm bất lợi khi sử dụng máy bay thả dù binh lính. Cụ thể, qua một vài cuộc đụng độ với Quân Giải phóng trong thời gian diễn ra chiến dịch, các chỉ huy của Mỹ nhận ra rằng, việc thả dù binh lính từ máy bay vận tải theo kiểu của Chiến tranh Thế giới thứ 2 là khá nhiều bất lợi. Nguồn ảnh: Corbis.
Chiến dịch này cũng cho thấy nhược điểm bất lợi khi sử dụng máy bay thả dù binh lính. Cụ thể, qua một vài cuộc đụng độ với Quân Giải phóng trong thời gian diễn ra chiến dịch, các chỉ huy của Mỹ nhận ra rằng, việc thả dù binh lính từ máy bay vận tải theo kiểu của Chiến tranh Thế giới thứ 2 là khá nhiều bất lợi. Nguồn ảnh: Corbis.
Khi được thả dù từ máy bay, các tiểu đội dù sẽ bị rơi rải rác trong một khu vực rộng dài hàng cây số, khiến thời gian tụ tập lại quân và thiết lập vành đai phòng vệ là rất mất thời gian - khi này, lính Mỹ đang ở rải rác xa nhau rất dễ bị "bắt lẻ" bởi Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Corbis.
Khi được thả dù từ máy bay, các tiểu đội dù sẽ bị rơi rải rác trong một khu vực rộng dài hàng cây số, khiến thời gian tụ tập lại quân và thiết lập vành đai phòng vệ là rất mất thời gian - khi này, lính Mỹ đang ở rải rác xa nhau rất dễ bị "bắt lẻ" bởi Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Corbis.
Kế đến, việc thả dù ở quy mô lớn có vẻ không phù hợp với kiểu địa hình của Việt Nam - nhất là khi chiến dịch diễn ra trong thời gian đầu mùa mưa khiến thời tiết bất lợi, địa hình bất lợi và cây cối mọc quá nhanh. Nguồn ảnh: Corbis.
Kế đến, việc thả dù ở quy mô lớn có vẻ không phù hợp với kiểu địa hình của Việt Nam - nhất là khi chiến dịch diễn ra trong thời gian đầu mùa mưa khiến thời tiết bất lợi, địa hình bất lợi và cây cối mọc quá nhanh. Nguồn ảnh: Corbis.
Có lẽ đây chính là lý do mà sau Junction City, Mỹ hạn chế không "vẽ" ra các kế hoạch hành quân có quy mô lớn tương tự dù cuộc chiến trên Chiến trường Việt Nam càng ngày càng leo thang. Và đặc biệt, chiến thuật đổ bộ đường dù mãi mãi không bao giờ được Mỹ sử dụng ở Việt Nam nữa mà thay vào đó là vận tải lính dù bằng trực thăng - vốn dĩ cơ động và triển khai quân nhanh hơn nhiều. Nguồn ảnh: Corbis.
Có lẽ đây chính là lý do mà sau Junction City, Mỹ hạn chế không "vẽ" ra các kế hoạch hành quân có quy mô lớn tương tự dù cuộc chiến trên Chiến trường Việt Nam càng ngày càng leo thang. Và đặc biệt, chiến thuật đổ bộ đường dù mãi mãi không bao giờ được Mỹ sử dụng ở Việt Nam nữa mà thay vào đó là vận tải lính dù bằng trực thăng - vốn dĩ cơ động và triển khai quân nhanh hơn nhiều. Nguồn ảnh: Corbis.
Về phía Quân Giải phóng, sau chiến dịch ta đã nắm bắt được lối đánh ở quy mô lớn của Mỹ, giúp định hình được các lối đánh phản kích chống càn của ta sau này. Kèm theo đó là nhận định về yếu tố "tâm lý yếu" của binh lính Mỹ, mở đường cho sự đồng thuận cho một chiến dịch quy mô lớn trong năm 1968. Nguồn ảnh: Corbis.
Về phía Quân Giải phóng, sau chiến dịch ta đã nắm bắt được lối đánh ở quy mô lớn của Mỹ, giúp định hình được các lối đánh phản kích chống càn của ta sau này. Kèm theo đó là nhận định về yếu tố "tâm lý yếu" của binh lính Mỹ, mở đường cho sự đồng thuận cho một chiến dịch quy mô lớn trong năm 1968. Nguồn ảnh: Corbis.
Các học thuyết quân sự về đổ quân đường dù của phương Tây được xây dựng từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng dường như đã được "xem xét lại" sau thành tích không mấy ấn tượng của Mỹ ở Tây Ninh. Điều này đã khiến cho các kiểu chiến thuật đổ bộ đường dù ngày nay dù đã hiện đại hơn, nhưng vẫn ít được sử dụng. Nguồn ảnh: Corbis.
Các học thuyết quân sự về đổ quân đường dù của phương Tây được xây dựng từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng dường như đã được "xem xét lại" sau thành tích không mấy ấn tượng của Mỹ ở Tây Ninh. Điều này đã khiến cho các kiểu chiến thuật đổ bộ đường dù ngày nay dù đã hiện đại hơn, nhưng vẫn ít được sử dụng. Nguồn ảnh: Corbis.
Mời độc giả xem Video: Binh lính Mỹ chán nản trong chiến dịch Junction City.

GALLERY MỚI NHẤT