Chiến dịch "dọa ma" quân giải phóng: Mỹ thất bại thảm hại!

Chiến dịch "dọa ma" quân giải phóng: Mỹ thất bại thảm hại!

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những người lính Giải phóng không chỉ phải đối đầu với bom, đạn của giặc mà còn phải đương đầu với những chiêu trò tâm lý chiến kỳ cục của đối phương.

Operation Wandering Soul - viết tắt là OWS, là một  chiến dịch tâm lý chiến tranh của quân đội Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch này là khiến những người lính Giải phóng hoặc dân làng run sợ, bỏ chạy ra khỏi rừng, từ đó bị lộ tung tích.
Operation Wandering Soul - viết tắt là OWS, là một chiến dịch tâm lý chiến tranh của quân đội Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch này là khiến những người lính Giải phóng hoặc dân làng run sợ, bỏ chạy ra khỏi rừng, từ đó bị lộ tung tích.
Trong chiến dịch này, quân đội Mỹ lợi dụng tâm lý mê tín dị đoan, sợ hãi ma quỷ và thờ phụng các linh hồn người chết. Họ sản xuất các đoạn nhạc, đoạn thoại… mô tả lại những âm thanh ma quái, để "dọa ma" binh lính ta.
Trong chiến dịch này, quân đội Mỹ lợi dụng tâm lý mê tín dị đoan, sợ hãi ma quỷ và thờ phụng các linh hồn người chết. Họ sản xuất các đoạn nhạc, đoạn thoại… mô tả lại những âm thanh ma quái, để "dọa ma" binh lính ta.
Tại Việt Nam, chiến dịch này thường hay được gọi bằng cái tên như “Chiến dịch những linh hồn/oan hồn phiêu bạt/vất vưởng”. Những đoạn thoại được thu âm và chỉnh sửa cho đáng sợ,sẽ được phát vào ban đêm trong rừng.
Tại Việt Nam, chiến dịch này thường hay được gọi bằng cái tên như “Chiến dịch những linh hồn/oan hồn phiêu bạt/vất vưởng”. Những đoạn thoại được thu âm và chỉnh sửa cho đáng sợ,sẽ được phát vào ban đêm trong rừng.
Có một số đoạn băng đến nay vẫn còn được lưu giữ và lan truyền trên mạng. Hầu như sau khi nghe qua, ai cũng thấy sợ hãi, trằn trọc và bần thần với âm thanh man rợ mà chúng phát ra.
Có một số đoạn băng đến nay vẫn còn được lưu giữ và lan truyền trên mạng. Hầu như sau khi nghe qua, ai cũng thấy sợ hãi, trằn trọc và bần thần với âm thanh man rợ mà chúng phát ra.
Quân đội Mỹ không ghi nhận được bất cứ một bằng chứng nào về việc những người lính Giải phóng bị ảnh hưởng bởi những đoạn băng ghi âm này. Không một số liệu mật nào của MACV - Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam cho thấy lính Giải phóng phải ra khỏi rừng vì... sợ ma.
Quân đội Mỹ không ghi nhận được bất cứ một bằng chứng nào về việc những người lính Giải phóng bị ảnh hưởng bởi những đoạn băng ghi âm này. Không một số liệu mật nào của MACV - Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam cho thấy lính Giải phóng phải ra khỏi rừng vì... sợ ma.
Các ngôi làng được nghe những đoạn nhạc, thu âm từ chiến dịch OWS cũng không thấy khác biệt gì so với trước đó. “Chiến công vĩ đại” nhất mà chiến dịch này thu được là từ Phi đoàn 6 tâm lý chiến.
Các ngôi làng được nghe những đoạn nhạc, thu âm từ chiến dịch OWS cũng không thấy khác biệt gì so với trước đó. “Chiến công vĩ đại” nhất mà chiến dịch này thu được là từ Phi đoàn 6 tâm lý chiến.
Đơn vị này đã phát một cuộn băng thu tiếng hổ dữ trên núi Bà Đen và đã dọa chết khiếp nhiều người dân trong vùng. Nhưng khi được MACV chất vấn về sự chính xác của thông tin này qua dữ liệu tình báo, ảnh chụp thì Phi đoàn 6 lại không có bằng chứng cụ thể.
Đơn vị này đã phát một cuộn băng thu tiếng hổ dữ trên núi Bà Đen và đã dọa chết khiếp nhiều người dân trong vùng. Nhưng khi được MACV chất vấn về sự chính xác của thông tin này qua dữ liệu tình báo, ảnh chụp thì Phi đoàn 6 lại không có bằng chứng cụ thể.
Ngược lại, chính quân đội Mỹ lại là những người chịu nhiều tác động nhất của chiến dịch này. Chính những người lính Mỹ khi biết về nội dung của những cuốn băng trong chiến dịch OWS đã nghĩ rằng dường như nó nói về cuộc sống của họ chứ không phải của những người lính Giải phóng.
Ngược lại, chính quân đội Mỹ lại là những người chịu nhiều tác động nhất của chiến dịch này. Chính những người lính Mỹ khi biết về nội dung của những cuốn băng trong chiến dịch OWS đã nghĩ rằng dường như nó nói về cuộc sống của họ chứ không phải của những người lính Giải phóng.
Hình ảnh những người dân Việt Nam và người lính ra trận phải chết khiến họ liên tưởng đến chính bản thân họ. Chiến dịch OWS được triển khai phổ biến trong khoảng từ 1968 - 1970, lúc này là thời điểm phong trào phản chiến tại Mỹ tăng cao, số binh lính Mỹ thiệt mại tại chiến trường Việt Nam lên tới đỉnh điểm với khoảng 5000 - 6000 bính lính/năm.
Hình ảnh những người dân Việt Nam và người lính ra trận phải chết khiến họ liên tưởng đến chính bản thân họ. Chiến dịch OWS được triển khai phổ biến trong khoảng từ 1968 - 1970, lúc này là thời điểm phong trào phản chiến tại Mỹ tăng cao, số binh lính Mỹ thiệt mại tại chiến trường Việt Nam lên tới đỉnh điểm với khoảng 5000 - 6000 bính lính/năm.
Ngoài ra, cách triển khai của chiến dịch OWS rất có vấn đề. Khi quân đội Mỹ sử dụng trực thăng hoặc xe kéo loa công suất cao, phát vào nửa đêm, rạng sáng hoặc chiều tối muộn, điều này tự nhiên lại khiến quân Giải phóng dễ dàng phát hiện ra địa điểm tập kết của lính Mỹ và đánh trả rất mạnh mẽ.
Ngoài ra, cách triển khai của chiến dịch OWS rất có vấn đề. Khi quân đội Mỹ sử dụng trực thăng hoặc xe kéo loa công suất cao, phát vào nửa đêm, rạng sáng hoặc chiều tối muộn, điều này tự nhiên lại khiến quân Giải phóng dễ dàng phát hiện ra địa điểm tập kết của lính Mỹ và đánh trả rất mạnh mẽ.
Hãy thử nghĩ xem đang giữa đêm tối rừng rậm, kẻ thù tự nhiên lại tiết lộ ra vị trí, mà lại tiết lộ một cách công khai. Thì giữa lúc đoạn băng được phát, là thời điểm hỏa lực của Quân giải phóng đáp trả đối phương.
Hãy thử nghĩ xem đang giữa đêm tối rừng rậm, kẻ thù tự nhiên lại tiết lộ ra vị trí, mà lại tiết lộ một cách công khai. Thì giữa lúc đoạn băng được phát, là thời điểm hỏa lực của Quân giải phóng đáp trả đối phương.
Một yếu tố nữa khiến cho chiến dịch này bị “dìm” là việc Mỹ dường như đã hiểu sai về văn hóa tâm linh của người Việt. Một bình luận nổi tiếng trên diễn đàn Reddit nói về chiến dịch này: “Người Việt không khờ khạo như cách người Mỹ lầm tưởng. Bất kỳ một người lính nào đi bộ xuyên rừng với quãng đường hơn 1.000 cây số để vào mặt trận thì họ chẳng sợ gì hết”.
Một yếu tố nữa khiến cho chiến dịch này bị “dìm” là việc Mỹ dường như đã hiểu sai về văn hóa tâm linh của người Việt. Một bình luận nổi tiếng trên diễn đàn Reddit nói về chiến dịch này: “Người Việt không khờ khạo như cách người Mỹ lầm tưởng. Bất kỳ một người lính nào đi bộ xuyên rừng với quãng đường hơn 1.000 cây số để vào mặt trận thì họ chẳng sợ gì hết”.
Thực tế, những người lính Giải phóng đã chứng kiến những âm thanh ghê rợn hơn thế rất nhiều. Ví dụ như tiếng B-52 gào rú ném bom, tiếng bom Napalm, tiếng máy bay ném bom bổ nhào,... Và những người lính Giải phóng đã được hun đúc bằng nỗi sợ và biến thành một ý chí chiến đấu sắt đá.
Thực tế, những người lính Giải phóng đã chứng kiến những âm thanh ghê rợn hơn thế rất nhiều. Ví dụ như tiếng B-52 gào rú ném bom, tiếng bom Napalm, tiếng máy bay ném bom bổ nhào,... Và những người lính Giải phóng đã được hun đúc bằng nỗi sợ và biến thành một ý chí chiến đấu sắt đá.
Chiến dịch thoáng qua nghe có vẻ hay. Nhưng người Mỹ không hiểu người Việt, không hiểu văn hóa tâm linh của đất nước ta, khiến chiến dịch này trở thành một màn kịch vụng về, tốn kém.
Chiến dịch thoáng qua nghe có vẻ hay. Nhưng người Mỹ không hiểu người Việt, không hiểu văn hóa tâm linh của đất nước ta, khiến chiến dịch này trở thành một màn kịch vụng về, tốn kém.
Chiến dịch OWS trở thành một trong những chiến dịch “tâm lý chiến” thất bại nhất lịch sử quân sự Mỹ. Cho tới nay, đây vẫn là chiến dịch "dọa ma" quy mô lớn nhất mà Mỹ từng thực hiện, và tất nhiên là với kết quả thảm hại nó mang lại, sẽ không ai dám nghĩ tới việc thực hiện lại chiến dịch này ở bất cứ đâu. Nguồn ảnh: TL.
Chiến dịch OWS trở thành một trong những chiến dịch “tâm lý chiến” thất bại nhất lịch sử quân sự Mỹ. Cho tới nay, đây vẫn là chiến dịch "dọa ma" quy mô lớn nhất mà Mỹ từng thực hiện, và tất nhiên là với kết quả thảm hại nó mang lại, sẽ không ai dám nghĩ tới việc thực hiện lại chiến dịch này ở bất cứ đâu. Nguồn ảnh: TL.
Âm thanh hoảng loạn gọi cứu viện của lính Mỹ khi bị lọt vào ổ phục kích của bộ đội ta. Nguồn: TheArchive.

GALLERY MỚI NHẤT