Chiến dịch Campuchia: “Gậy ông đập lưng ông” của Mỹ ở Việt Nam

Chiến dịch Campuchia: “Gậy ông đập lưng ông” của Mỹ ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Năm 1970, Quân đội Mỹ cùng phối hợp với quân đội Sài Gòn đã tổ chức một cuộc tấn công sang đất Campuchia nhắm vào các căn cứ của quân giải phóng.

 Chiến dịch Campuchia hay còn gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia là tên chiến dịch tấn công vào miền Đông Campuchia năm 1970 được Quân đội Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn thực hiện. Mục tiêu của Mỹ và Sài Gòn trong kế hoạch này đó là truy quét và tiêu diệt các lực lượng của Trung ương cục miền Nam đang đóng ở lãnh thổ Campuchia. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Chiến dịch Campuchia hay còn gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia là tên chiến dịch tấn công vào miền Đông Campuchia năm 1970 được Quân đội Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn thực hiện. Mục tiêu của Mỹ và Sài Gòn trong kế hoạch này đó là truy quét và tiêu diệt các lực lượng của Trung ương cục miền Nam đang đóng ở lãnh thổ Campuchia. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Nixon đã coi Campuchia là một chiến trường cực kỳ trọng yếu trong Chiến tranh Việt Nam. Nixon cho rằng, nếu chặn được tiếp tế của ta trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn vắt qua Campuchia và phía Nam Lào, các lực lượng quân giải phóng ở Nam Bộ sẽ đánh thẳng vào "cái dạ dày" của quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Army.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Nixon đã coi Campuchia là một chiến trường cực kỳ trọng yếu trong Chiến tranh Việt Nam. Nixon cho rằng, nếu chặn được tiếp tế của ta trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn vắt qua Campuchia và phía Nam Lào, các lực lượng quân giải phóng ở Nam Bộ sẽ đánh thẳng vào "cái dạ dày" của quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Army.
Sau khi dựng lên một chính phủ bù nhìn thân Mỹ ở Campuchia do Lon Nol đứng đầu, Mỹ bắt đầu hỗ trợ đội quân tự phong này tấn công các căn cứ của ta nằm trong lãnh thổ campuchia. Để bảo vệ "thể diện Mỹ", thời gian đầu Mỹ chỉ sử dụng Không quân để ném bom. Nguồn ảnh: Broken.
Sau khi dựng lên một chính phủ bù nhìn thân Mỹ ở Campuchia do Lon Nol đứng đầu, Mỹ bắt đầu hỗ trợ đội quân tự phong này tấn công các căn cứ của ta nằm trong lãnh thổ campuchia. Để bảo vệ "thể diện Mỹ", thời gian đầu Mỹ chỉ sử dụng Không quân để ném bom. Nguồn ảnh: Broken.
Tuy nhiên hiệu quả của ném bom rải thảm là không cao, nhất là ở các khu vực như Mot Vẹt và Móc Câu, nơi được Mỹ cho là có các cơ quan chỉ đạo đầu não của Quân giải phóng. Vì vậy, Mỹ quyết định phát động tấn công trên bộ ở Campuchia để xóa sổ các cơ quan của ta, mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương. Ảnh: Tổng thống Nixon trên truyền hình trực tiếp mô tả vị trí của Campuchia, một đất nước xa lạ với những người dân Mỹ. Nguồn ảnh: Time.
Tuy nhiên hiệu quả của ném bom rải thảm là không cao, nhất là ở các khu vực như Mot Vẹt và Móc Câu, nơi được Mỹ cho là có các cơ quan chỉ đạo đầu não của Quân giải phóng. Vì vậy, Mỹ quyết định phát động tấn công trên bộ ở Campuchia để xóa sổ các cơ quan của ta, mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương. Ảnh: Tổng thống Nixon trên truyền hình trực tiếp mô tả vị trí của Campuchia, một đất nước xa lạ với những người dân Mỹ. Nguồn ảnh: Time.
Ngay lập tức, tình báo của ta đã gửi những thông tin quan trọng về trung ương, trong đó nhấn mạnh, Mỹ và Sài Gòn định mở rộng chiến tranh sang Campuchia, tiến hành một chiến lược mới - chiến lược "Khơme hóa chiến tranh" theo đúng "Học thuyết Nixon" đã đề ra trước đây. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngay lập tức, tình báo của ta đã gửi những thông tin quan trọng về trung ương, trong đó nhấn mạnh, Mỹ và Sài Gòn định mở rộng chiến tranh sang Campuchia, tiến hành một chiến lược mới - chiến lược "Khơme hóa chiến tranh" theo đúng "Học thuyết Nixon" đã đề ra trước đây. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước thế lực của địch ngày càng mạnh với sự tham gia của cả Quân đội Mỹ cùng quân đội ngụy Sài Gòn, ta không những chủ chương đẩy mạnh tấn công ở miền Nam mà còn yêu cầu các lực lượng tại chỗ của ta tích cực giúp đỡ những người bạn Campuchia lật đổ chết độ ngụy Lon Nol. Nguồn ảnh: Webdoc.
Trước thế lực của địch ngày càng mạnh với sự tham gia của cả Quân đội Mỹ cùng quân đội ngụy Sài Gòn, ta không những chủ chương đẩy mạnh tấn công ở miền Nam mà còn yêu cầu các lực lượng tại chỗ của ta tích cực giúp đỡ những người bạn Campuchia lật đổ chết độ ngụy Lon Nol. Nguồn ảnh: Webdoc.
Trong giai đoạn từ ngày 30/4 tới ngày 30/6/1970, Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn đã mở tổng cộng 23 cuộc hành quân, đánh sâu vào lãnh thổ Campuchia từ 30 tới 40 km, cá biệt có những nơi chúng tiến sâu tới hàng trăm kilomet. Chiến dịch của Mỹ và Sài Gòn diễn ra trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia và có thể coi đây là một hành động xâm lược Campuchia của Mỹ và tay sai. Nguồn ảnh: Tumblr.
Trong giai đoạn từ ngày 30/4 tới ngày 30/6/1970, Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn đã mở tổng cộng 23 cuộc hành quân, đánh sâu vào lãnh thổ Campuchia từ 30 tới 40 km, cá biệt có những nơi chúng tiến sâu tới hàng trăm kilomet. Chiến dịch của Mỹ và Sài Gòn diễn ra trên toàn tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia và có thể coi đây là một hành động xâm lược Campuchia của Mỹ và tay sai. Nguồn ảnh: Tumblr.
Quân ta chủ trương không chặn địch ở biên giới mà tiến hành chống trả quyết liệt ở những thị xã, thị trấn lớn. Nổi bật nhất là cuộc đụng độ giữa Mỹ và Quân giải phóng ở thị trấn Snoul. Nguồn ảnh: National.
Quân ta chủ trương không chặn địch ở biên giới mà tiến hành chống trả quyết liệt ở những thị xã, thị trấn lớn. Nổi bật nhất là cuộc đụng độ giữa Mỹ và Quân giải phóng ở thị trấn Snoul. Nguồn ảnh: National.
Thậm chí, tới tháng 5/1970 phía ta còn chủ trương phản công lại địch. Với sự giúp sức của các đơn vị du kích, dân quân Campuchia, bộ đội Việt Nam đã tấn công vào các thị trấn, chi khu quân sự đang nằm trong tay địch, giành lại được nhiều đất đai và thậm chí còn đẩy lùi được địch ở những hướng trọng điểm. Nguồn ảnh: Asia.
Thậm chí, tới tháng 5/1970 phía ta còn chủ trương phản công lại địch. Với sự giúp sức của các đơn vị du kích, dân quân Campuchia, bộ đội Việt Nam đã tấn công vào các thị trấn, chi khu quân sự đang nằm trong tay địch, giành lại được nhiều đất đai và thậm chí còn đẩy lùi được địch ở những hướng trọng điểm. Nguồn ảnh: Asia.
Tới tháng 7/1970, trước sức ép của dư luận Mỹ về một cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia mà quân đội nước này đang thực hiện cũng như cảm thấy việc gây chiến với quân giải phóng trên đất Campuchia thậm chí còn... khó hơn khi giao tranh ở miền Nam Việt Nam, Nixon quyết định lui quân. Nguồn ảnh: Politi.
Tới tháng 7/1970, trước sức ép của dư luận Mỹ về một cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia mà quân đội nước này đang thực hiện cũng như cảm thấy việc gây chiến với quân giải phóng trên đất Campuchia thậm chí còn... khó hơn khi giao tranh ở miền Nam Việt Nam, Nixon quyết định lui quân. Nguồn ảnh: Politi.
Sau khi Mỹ rút khỏi Campuchia, quân đội ngụy Sài Gòn vẫn tiếp tục các đợt hành quân qua Campuchia dưới sự yểm trợ của Không quân Mỹ. Tuy nhiên sức chiến đấu của quân đội ngụy Sài Gòn đã gần như không còn và bị đánh bật khỏi toàn bộ lãnh thổ Campuchia vào cuối năm 1970. Nguồn ảnh: United.
Sau khi Mỹ rút khỏi Campuchia, quân đội ngụy Sài Gòn vẫn tiếp tục các đợt hành quân qua Campuchia dưới sự yểm trợ của Không quân Mỹ. Tuy nhiên sức chiến đấu của quân đội ngụy Sài Gòn đã gần như không còn và bị đánh bật khỏi toàn bộ lãnh thổ Campuchia vào cuối năm 1970. Nguồn ảnh: United.
Kết quả chiến dịch, Mỹ chỉ giành được vài chiến thắng "danh dự" khi thu được nhiều kho tàng, vật tư của ta nhưng lại chịu thương vong khoảng 2000 lính. Trong khi đó, uy tín của bộ đội Việt Nam trong lòng người dân Campuchia lại ngày càng tăng và đặc biệt, các vùng giải phóng của ta không những bị thu hẹp mà còn... mở rộng thêm sau chiến dịch này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kết quả chiến dịch, Mỹ chỉ giành được vài chiến thắng "danh dự" khi thu được nhiều kho tàng, vật tư của ta nhưng lại chịu thương vong khoảng 2000 lính. Trong khi đó, uy tín của bộ đội Việt Nam trong lòng người dân Campuchia lại ngày càng tăng và đặc biệt, các vùng giải phóng của ta không những bị thu hẹp mà còn... mở rộng thêm sau chiến dịch này. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT