Chiến đấu cơ F-16 của Ukraine sẽ “đi đâu về đâu” khi Nga phong tỏa?

Chiến đấu cơ F-16 của Ukraine sẽ “đi đâu về đâu” khi Nga phong tỏa?

Việc Ukraine tiếp nhận chiến đấu cơ F-16 là chủ đề bàn luận sôi nổi mấy ngày qua, nhưng câu hỏi đặt ra là số F-16 này của Ukraine sẽ "đi đâu về đâu" khi Nga phong tỏa các sân bay trên toàn lãnh thổ Ukraine?

Khi thời điểm chuyển giao  máy bay chiến đấu F-16 từ phương Tây cho Ukraine đang đến gần, thì các cuộc không kích của Quân đội Nga vào các sân bay phía sau của Ukraine trở nên cực kỳ ác liệt và thường xuyên. Mục đích động thái của Quân đội Nga rất rõ ràng, đó là nhằm tận dụng điểm yếu của F-16 trong việc yêu cầu cao về cơ sở vật chất hỗ trợ hậu cần và phá hủy cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động của nó. Ngay cả khi Ukraine có được những chiếc F-16 này, họ cũng sẽ không thể thực hiện được việc cất cánh đi chiến đấu.
Khi thời điểm chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 từ phương Tây cho Ukraine đang đến gần, thì các cuộc không kích của Quân đội Nga vào các sân bay phía sau của Ukraine trở nên cực kỳ ác liệt và thường xuyên. Mục đích động thái của Quân đội Nga rất rõ ràng, đó là nhằm tận dụng điểm yếu của F-16 trong việc yêu cầu cao về cơ sở vật chất hỗ trợ hậu cần và phá hủy cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động của nó. Ngay cả khi Ukraine có được những chiếc F-16 này, họ cũng sẽ không thể thực hiện được việc cất cánh đi chiến đấu.
Tờ New York Times hôm 28/7 đưa tin, Ukraine đang háo hức bắt đầu triển khai lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên được phương Tây hỗ trợ vào mùa hè này, để chống lại sự thống trị trên không của Nga. Nhưng Nga gần đây đã tăng cường tấn công các căn cứ không quân ở miền trung và miền tây Ukraine, trong nỗ lực phá hủy cơ sở hạ tầng mà các máy bay chiến đấu này cần.
Tờ New York Times hôm 28/7 đưa tin, Ukraine đang háo hức bắt đầu triển khai lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên được phương Tây hỗ trợ vào mùa hè này, để chống lại sự thống trị trên không của Nga. Nhưng Nga gần đây đã tăng cường tấn công các căn cứ không quân ở miền trung và miền tây Ukraine, trong nỗ lực phá hủy cơ sở hạ tầng mà các máy bay chiến đấu này cần.
Mặc dù Ukraine luôn giữ bí mật về nơi F-16 sẽ được triển khai, nhưng Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói rằng, kể từ đầu tháng 7, Quân đội Nga đã sử UAV trinh sát tầm trung và tên lửa đạn đạo để phối hợp tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều căn cứ không quân ở Ukraine ở hậu phương Ukraine, bao gồm Mirgorod ở miền trung, Stara Konstantinov ở phía tây và Dorgintsevo ở vùng Dnipro.
Mặc dù Ukraine luôn giữ bí mật về nơi F-16 sẽ được triển khai, nhưng Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói rằng, kể từ đầu tháng 7, Quân đội Nga đã sử UAV trinh sát tầm trung và tên lửa đạn đạo để phối hợp tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều căn cứ không quân ở Ukraine ở hậu phương Ukraine, bao gồm Mirgorod ở miền trung, Stara Konstantinov ở phía tây và Dorgintsevo ở vùng Dnipro.
Quân đội Nga tuyên bố đã phá hủy một số máy bay chiến đấu của Ukraine trong cuộc không kích, nhưng các nhà phân tích quân sự cho rằng, ý định nhiều khả năng của Quân đội Nga là nhắm vào cơ sở hạ tầng của căn cứ không quân như đường băng và kho chứa.
Quân đội Nga tuyên bố đã phá hủy một số máy bay chiến đấu của Ukraine trong cuộc không kích, nhưng các nhà phân tích quân sự cho rằng, ý định nhiều khả năng của Quân đội Nga là nhắm vào cơ sở hạ tầng của căn cứ không quân như đường băng và kho chứa.
Một nguồn tin công nghiệp quốc phòng phương Tây nói với hãng tin Pháp AFP rằng, Căn cứ không quân Konstantinov cũ là lựa chọn lý tưởng để triển khai máy bay F-16, do nơi đây được xây dựng một số hầm ngầm từ thời Liên Xô và có thể đối phó tốt hơn với các cuộc tấn công của Nga.
Một nguồn tin công nghiệp quốc phòng phương Tây nói với hãng tin Pháp AFP rằng, Căn cứ không quân Konstantinov cũ là lựa chọn lý tưởng để triển khai máy bay F-16, do nơi đây được xây dựng một số hầm ngầm từ thời Liên Xô và có thể đối phó tốt hơn với các cuộc tấn công của Nga.
Trong khi đó, hãng tin Nga Sputnik dẫn lời Đại tá Quân đội Nga đã nghỉ hưu và nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin ngày 28/7 nói rằng, nếu muốn triển khai máy bay chiến đấu F-16, Ukraine cần một sân bay có đường băng đủ dài, cũng như các tháp kiểm soát hỗ trợ sân bay, trạm radar và trang bị khí tài khác.
Trong khi đó, hãng tin Nga Sputnik dẫn lời Đại tá Quân đội Nga đã nghỉ hưu và nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin ngày 28/7 nói rằng, nếu muốn triển khai máy bay chiến đấu F-16, Ukraine cần một sân bay có đường băng đủ dài, cũng như các tháp kiểm soát hỗ trợ sân bay, trạm radar và trang bị khí tài khác.
Ukraine cũng cần các nhà máy nhỏ để lọc dầu hỏa hàng không, ngoài ra các căn cứ này cần có nhà chứa máy bay hoặc nhà kho để chứa vũ khí, tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất cũng như nhà chứa máy bay bằng bê tông, để đảm bảo F-16 không bị phá hủy, nếu gặp phải các cuộc tấn công của đối phương trên mặt đất.
Ukraine cũng cần các nhà máy nhỏ để lọc dầu hỏa hàng không, ngoài ra các căn cứ này cần có nhà chứa máy bay hoặc nhà kho để chứa vũ khí, tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất cũng như nhà chứa máy bay bằng bê tông, để đảm bảo F-16 không bị phá hủy, nếu gặp phải các cuộc tấn công của đối phương trên mặt đất.
Ông Litovkin nói rằng, Căn cứ không quân Konstantinov cũ có tất cả cơ sở hạ tầng này. Ông giải thích rằng, các cuộc tấn công liên tục của Nga vào Căn cứ Konstantinov và các căn cứ không quân khác của Ukraine, có nghĩa là giới chức cấp cao của Moscow biết ý định triển khai F-16 của Ukraine và đang rất chú ý đến động thái của các sân bay này.
Ông Litovkin nói rằng, Căn cứ không quân Konstantinov cũ có tất cả cơ sở hạ tầng này. Ông giải thích rằng, các cuộc tấn công liên tục của Nga vào Căn cứ Konstantinov và các căn cứ không quân khác của Ukraine, có nghĩa là giới chức cấp cao của Moscow biết ý định triển khai F-16 của Ukraine và đang rất chú ý đến động thái của các sân bay này.
Chuyên gia Litovkin cho rằng, mục tiêu chính của cuộc không kích là phá hủy các cơ sở liên quan. Để đạt được mục đích này, Quân đội Nga có thể sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander cực mạnh để gây thiệt hại tối đa cho các sân bay quân sự Ukraine.
Chuyên gia Litovkin cho rằng, mục tiêu chính của cuộc không kích là phá hủy các cơ sở liên quan. Để đạt được mục đích này, Quân đội Nga có thể sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander cực mạnh để gây thiệt hại tối đa cho các sân bay quân sự Ukraine.
Tờ New York Times đề cập, để đối phó với các sân bay hậu phương Ukraine này, Quân đội Nga cũng áp dụng một chiến thuật hoàn toàn mới. Thông thường, một UAV trinh sát tầm trung của Nga bí mật xuất hiện phía ở căn cứ không quân Ukraine. Chỉ vài phút sau khi truyền dữ liệu mục tiêu về trung tâm chỉ huy hậu phương của Nga, một loạt tên lửa đạn đạo đã tấn công căn cứ quân sự Ukraine.
Tờ New York Times đề cập, để đối phó với các sân bay hậu phương Ukraine này, Quân đội Nga cũng áp dụng một chiến thuật hoàn toàn mới. Thông thường, một UAV trinh sát tầm trung của Nga bí mật xuất hiện phía ở căn cứ không quân Ukraine. Chỉ vài phút sau khi truyền dữ liệu mục tiêu về trung tâm chỉ huy hậu phương của Nga, một loạt tên lửa đạn đạo đã tấn công căn cứ quân sự Ukraine.
Theo thông tin, trước kia Nga không thể triển khai UAV trinh sát tầm trung trên bầu trời Ukraine, vì tầm bay bị hạn chế; do vậy Nga chủ yếu dựa vào vệ tinh do thám để giám sát các căn cứ không quân Ukraine. Do các máy bay chiến đấu có thể được triển khai linh hoạt, nên các vệ tinh trinh sát của Nga không thể cung cấp thông tin cập nhật mới nhấ, về các căn cứ này theo thời gian thực.
Theo thông tin, trước kia Nga không thể triển khai UAV trinh sát tầm trung trên bầu trời Ukraine, vì tầm bay bị hạn chế; do vậy Nga chủ yếu dựa vào vệ tinh do thám để giám sát các căn cứ không quân Ukraine. Do các máy bay chiến đấu có thể được triển khai linh hoạt, nên các vệ tinh trinh sát của Nga không thể cung cấp thông tin cập nhật mới nhấ, về các căn cứ này theo thời gian thực.
Nhưng giờ đây, kỹ, chiến thuật sử dụng UAV của Nga đã thay đổi, người phát ngôn Không quân Ukraine, ông Yury Ignat cho biết, Nga đang cải tiến phương thức chiến đấu của UAV trinh sát, “để chúng tôi không thể sử dụng tác chiến điện tử để can thiệp”. Đồng thời, Quân đội Nga cũng đã lập trình sẵn cho UAV trinh sát tầm xa, giúp nó xâm nhập sâu vào Ukraine mà không phát ra tín hiệu điện tử rõ ràng, khiến khó bị phát hiện hơn.
Nhưng giờ đây, kỹ, chiến thuật sử dụng UAV của Nga đã thay đổi, người phát ngôn Không quân Ukraine, ông Yury Ignat cho biết, Nga đang cải tiến phương thức chiến đấu của UAV trinh sát, “để chúng tôi không thể sử dụng tác chiến điện tử để can thiệp”. Đồng thời, Quân đội Nga cũng đã lập trình sẵn cho UAV trinh sát tầm xa, giúp nó xâm nhập sâu vào Ukraine mà không phát ra tín hiệu điện tử rõ ràng, khiến khó bị phát hiện hơn.
Liên quan đến ý định của Quân đội Nga nhằm phá hủy căn cứ không quân bằng các cuộc không kích, Ukraine đã phát động “trò chơi mèo vờn chuột”. Tờ New York Times cho rằng, Quân đội Ukraine đã sử dụng chiến thuật đánh lừa cổ điển để gây nhầm lẫn cho lực lượng trinh sát Nga.
Liên quan đến ý định của Quân đội Nga nhằm phá hủy căn cứ không quân bằng các cuộc không kích, Ukraine đã phát động “trò chơi mèo vờn chuột”. Tờ New York Times cho rằng, Quân đội Ukraine đã sử dụng chiến thuật đánh lừa cổ điển để gây nhầm lẫn cho lực lượng trinh sát Nga.
Ông Ignat cho biết, Không quân Ukraine đã áp dụng hiệu quả các chiến thuật đánh lừa, chẳng hạn như sử dụng máy bay mô hình có cùng kích thước làm mục tiêu giả để tạo ra hiệu ứng ngụy trang chân thực nhất có thể. Ngoài ra, chúng cũng cần phải được di chuyển thường xuyên để bảo vệ những máy bay thật hiện có.
Ông Ignat cho biết, Không quân Ukraine đã áp dụng hiệu quả các chiến thuật đánh lừa, chẳng hạn như sử dụng máy bay mô hình có cùng kích thước làm mục tiêu giả để tạo ra hiệu ứng ngụy trang chân thực nhất có thể. Ngoài ra, chúng cũng cần phải được di chuyển thường xuyên để bảo vệ những máy bay thật hiện có.
Về việc bảo vệ máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine và máy bay chiến đấu F-16 sắp ra mắt, ông Ignat cho biết: "Nhờ những mẫu máy bay giả này mà địch đã mất hàng chục, thậm chí hàng trăm tên lửa". Đồng thời, Không quân Ukraine còn sử dụng máy bay huấn luyện Yak-52 cũ từ những năm 1970 để săn lùng UAV trinh sát của Nga ở tuyến sau.
Về việc bảo vệ máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine và máy bay chiến đấu F-16 sắp ra mắt, ông Ignat cho biết: "Nhờ những mẫu máy bay giả này mà địch đã mất hàng chục, thậm chí hàng trăm tên lửa". Đồng thời, Không quân Ukraine còn sử dụng máy bay huấn luyện Yak-52 cũ từ những năm 1970 để săn lùng UAV trinh sát của Nga ở tuyến sau.
Còn Justin Bronk, chuyên gia quân sự tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) cho biết, cho đến nay, Không quân Ukraine chủ yếu dựa vào "các hoạt động phân tán" để bảo vệ máy bay chiến đấu của họ. Ông giải thích rằng, bằng cách di chuyển máy bay chiến đấu không thường xuyên trong căn cứ hoặc giữa các căn cứ, có thể gây khó khăn cho các cuộc không kích của Nga trong việc tìm kiếm mục tiêu.
Còn Justin Bronk, chuyên gia quân sự tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) cho biết, cho đến nay, Không quân Ukraine chủ yếu dựa vào "các hoạt động phân tán" để bảo vệ máy bay chiến đấu của họ. Ông giải thích rằng, bằng cách di chuyển máy bay chiến đấu không thường xuyên trong căn cứ hoặc giữa các căn cứ, có thể gây khó khăn cho các cuộc không kích của Nga trong việc tìm kiếm mục tiêu.
Bronk cho biết: “Nếu Ukraine muốn đảm bảo tiêm kích F-16 của mình có thể cất cánh và chiến đấu, thì tình hình này phải thay đổi. Bởi vì máy bay chiến đấu F-16 có yêu cầu cao đối với các phương tiện hỗ trợ sân bay, chẳng hạn như đường băng hoàn toàn bằng phẳng và việc loại bỏ những viên đá nhỏ gần đó, cũng như các mảnh vụn khác để tránh nguy cơ chúng bị hút vào động cơ”.
Bronk cho biết: “Nếu Ukraine muốn đảm bảo tiêm kích F-16 của mình có thể cất cánh và chiến đấu, thì tình hình này phải thay đổi. Bởi vì máy bay chiến đấu F-16 có yêu cầu cao đối với các phương tiện hỗ trợ sân bay, chẳng hạn như đường băng hoàn toàn bằng phẳng và việc loại bỏ những viên đá nhỏ gần đó, cũng như các mảnh vụn khác để tránh nguy cơ chúng bị hút vào động cơ”.
Nhưng Bronk thừa nhận rằng, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng căn cứ hiện có sẽ bị lực lượng trinh sát Nga phát hiện và dẫn đến các cuộc tấn công tiếp theo.
Nhưng Bronk thừa nhận rằng, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng căn cứ hiện có sẽ bị lực lượng trinh sát Nga phát hiện và dẫn đến các cuộc tấn công tiếp theo.
Ukraine đã đề xuất một biện pháp khác nhưng mạo hiểm hơn mà khó có quốc gia nào ngoài Ukraine chấp nhận. Hãng tin Sputnik đưa tin, để đáp trả cuộc tấn công của Nga vào các căn cứ không quân Ukraine, Kiev đề xuất triển khai F-16 ở các nước thứ ba như Ba Lan hay Rumania, và cho rằng Nga sẽ không dám tấn công vào đó, vì lo ngại xảy ra xung đột trực tiếp với NATO. Còn các căn cứ không quân của Ukraine chỉ được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu và bổ sung vũ khí.
Ukraine đã đề xuất một biện pháp khác nhưng mạo hiểm hơn mà khó có quốc gia nào ngoài Ukraine chấp nhận. Hãng tin Sputnik đưa tin, để đáp trả cuộc tấn công của Nga vào các căn cứ không quân Ukraine, Kiev đề xuất triển khai F-16 ở các nước thứ ba như Ba Lan hay Rumania, và cho rằng Nga sẽ không dám tấn công vào đó, vì lo ngại xảy ra xung đột trực tiếp với NATO. Còn các căn cứ không quân của Ukraine chỉ được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu và bổ sung vũ khí.
Tờ New York Times (NYT) cũng đề cập rằng, Ukraine sẽ cất giữ một số máy bay F-16 của mình tại "các căn cứ không quân an toàn" bên ngoài Ukraine, để ngăn chúng trở thành mục tiêu của Nga. Tuy nhiên, NYT cũng thừa nhận rằng, Tổng thống Nga Putin trước đó đã “cảnh báo rắn”, việc cất giữ máy bay chiến đấu hoặc vũ khí khác của Ukraine bên ngoài Ukraine, có thể "gây ra nguy cơ nghiêm trọng, khi NATO tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột". (Nguồn ảnh: Sputnik, NYT, CNN).
Tờ New York Times (NYT) cũng đề cập rằng, Ukraine sẽ cất giữ một số máy bay F-16 của mình tại "các căn cứ không quân an toàn" bên ngoài Ukraine, để ngăn chúng trở thành mục tiêu của Nga. Tuy nhiên, NYT cũng thừa nhận rằng, Tổng thống Nga Putin trước đó đã “cảnh báo rắn”, việc cất giữ máy bay chiến đấu hoặc vũ khí khác của Ukraine bên ngoài Ukraine, có thể "gây ra nguy cơ nghiêm trọng, khi NATO tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột". (Nguồn ảnh: Sputnik, NYT, CNN).

GALLERY MỚI NHẤT