Chiến cơ phản lực đầu tiên của quân Đồng Minh ra đời thế nào?

Chiến cơ phản lực đầu tiên của quân Đồng Minh ra đời thế nào?

Dựa trên động cơ do Whittle phát triển, nước Anh đã sản xuất hàng loạt máy bay phản lực Gloster Meteor để chống lại máy bay phản lực Messerschmitt Me 262 của Đức trên bầu trời châu Âu.

Vào ngày 15/5/1941,  máy bay phản lực Gloster-Whittle E 28/39 đã bay thành công trên không phận Cranwell, Anh, mở đường cho sự ra mắt của loại máy bay chiến đầu phản lực đầu tiên và duy nhất được quân Đồng minh sử dụng trong Thế chiến II.
Vào ngày 15/5/1941, máy bay phản lực Gloster-Whittle E 28/39 đã bay thành công trên không phận Cranwell, Anh, mở đường cho sự ra mắt của loại máy bay chiến đầu phản lực đầu tiên và duy nhất được quân Đồng minh sử dụng trong Thế chiến II.
"Trái tim" của chiếc máy bay là loại động cơ hoạt động nhờ lực đẩy mạnh với không khí nóng được tạo ra bởi Frank Whittle, kỹ sư hàng không Anh, người thường được coi là cha đẻ của động cơ phản lực.
"Trái tim" của chiếc máy bay là loại động cơ hoạt động nhờ lực đẩy mạnh với không khí nóng được tạo ra bởi Frank Whittle, kỹ sư hàng không Anh, người thường được coi là cha đẻ của động cơ phản lực.
Trước khi tham gia vào hoạt động thiết kế động cơ máy bay, Frank Whittle từng là một phi công gan dạ phục vụ Không lực Hoàng gia Anh. Năm 1928, ông đã nêu ra ý tưởng về một loại động cơ phản lực mới.
Trước khi tham gia vào hoạt động thiết kế động cơ máy bay, Frank Whittle từng là một phi công gan dạ phục vụ Không lực Hoàng gia Anh. Năm 1928, ông đã nêu ra ý tưởng về một loại động cơ phản lực mới.
Trước đó, thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên đã được thực hiện năm 1910 và thất bại hoàn toàn. Khoảng ba thập niên sau đó, tất cả máy bay đều được đẩy bằng cánh quạt với những hạn chế về tốc độ.
Trước đó, thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên đã được thực hiện năm 1910 và thất bại hoàn toàn. Khoảng ba thập niên sau đó, tất cả máy bay đều được đẩy bằng cánh quạt với những hạn chế về tốc độ.
Khi còn ở phi đội chiến đấu, trong thời gian rảnh rỗi, Whittle đã tìm ra những yếu tố cần thiết của động cơ phản lực hiện đại.
Khi còn ở phi đội chiến đấu, trong thời gian rảnh rỗi, Whittle đã tìm ra những yếu tố cần thiết của động cơ phản lực hiện đại.
Một người hướng dẫn bay do ấn tượng với những ý tưởng của Whittle đã giới thiệu ông với Bộ Hàng không và một công ty kỹ thuật tuabin tư nhân. Tại hai nơi này, ông đều bị chế nhạo vì "không thực tế".
Một người hướng dẫn bay do ấn tượng với những ý tưởng của Whittle đã giới thiệu ông với Bộ Hàng không và một công ty kỹ thuật tuabin tư nhân. Tại hai nơi này, ông đều bị chế nhạo vì "không thực tế".
Năm 1930, Whittle nhận được bằng sáng chế cho ý tưởng động cơ phản lực, và năm 1936 ông thành lập công ty Power Jets Ltd. Dù vậy, do kinh phí hạn chế, các thử nghiệm của ông vào năm 1937 đã thất bại.
Năm 1930, Whittle nhận được bằng sáng chế cho ý tưởng động cơ phản lực, và năm 1936 ông thành lập công ty Power Jets Ltd. Dù vậy, do kinh phí hạn chế, các thử nghiệm của ông vào năm 1937 đã thất bại.
Trong giai đoạn đó, người Đức đã phát triển các mẫu máy bay phản lực của riêng mình. Ngày 27/8/1939, phản lực cơ Heinkel He 178 của Đức, được Hans Joachim Pabst von Ohain thiết kế, đã bay thành công.
Trong giai đoạn đó, người Đức đã phát triển các mẫu máy bay phản lực của riêng mình. Ngày 27/8/1939, phản lực cơ Heinkel He 178 của Đức, được Hans Joachim Pabst von Ohain thiết kế, đã bay thành công.
Một tuần sau đó, Thế chiến II nổ ra, và dự án của Whittle đã nhận được một cơ hội mới. Bộ Hàng không đã đặt làm một động cơ phản lực mới từ Power Jets và cho chế tạo một máy bay thử nghiệm.
Một tuần sau đó, Thế chiến II nổ ra, và dự án của Whittle đã nhận được một cơ hội mới. Bộ Hàng không đã đặt làm một động cơ phản lực mới từ Power Jets và cho chế tạo một máy bay thử nghiệm.
Sau gần 2 năm phát triển, vào ngày 15/5/1941, chiếc Gloster-Whittle E 28/39 được đẩy bởi động cơ phản lực của Power Jets đã cất cánh. Nó đạt tốc độ tối đa 595km/giờ, nhanh hơn mọi loại máy bay cánh quạt thời đó.
Sau gần 2 năm phát triển, vào ngày 15/5/1941, chiếc Gloster-Whittle E 28/39 được đẩy bởi động cơ phản lực của Power Jets đã cất cánh. Nó đạt tốc độ tối đa 595km/giờ, nhanh hơn mọi loại máy bay cánh quạt thời đó.
Dựa trên động cơ do Whittle phát triển, nước Anh đã sản xuất hàng loạt máy bay phản lực Gloster Meteor để chống lại máy bay phản lực Messerschmitt Me 262 của Đức trên bầu trời châu Âu. Những chiếc Gloster Meteor đầu tiên tham chiến vào tháng 7/1944.
Dựa trên động cơ do Whittle phát triển, nước Anh đã sản xuất hàng loạt máy bay phản lực Gloster Meteor để chống lại máy bay phản lực Messerschmitt Me 262 của Đức trên bầu trời châu Âu. Những chiếc Gloster Meteor đầu tiên tham chiến vào tháng 7/1944.
Nhờ Gloster Meteor, sức mạnh không quân của Anh tăng lên đáng kể. Loại máy bay chiến đấu mới này đã góp phần ngăn chặn thành công nhiều cuộc tấn công đường không của quân Đức, làm âm mưu không chế bầu trời nước Anh của đối phương tan vỡ.
Nhờ Gloster Meteor, sức mạnh không quân của Anh tăng lên đáng kể. Loại máy bay chiến đấu mới này đã góp phần ngăn chặn thành công nhiều cuộc tấn công đường không của quân Đức, làm âm mưu không chế bầu trời nước Anh của đối phương tan vỡ.
Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.

GALLERY MỚI NHẤT