Chiêm ngưỡng xe tăng hạng nặng IS-10 Liên Xô chiến đấu

(Kiến Thức) - Xe tăng hạng nặng IS-10 được bọc giáp dày 203mm trên tháp pháo, trang bị pháo 122mm D-25TA có thể xuyên thủng bất kỳ dòng tăng nào cùng thời.

Chiêm ngưỡng xe tăng hạng nặng IS-10 Liên Xô chiến đấu
Mời độc giả xem clip xe tăng IS-10 chiến đấu:
IS-10 (sau năm 1953 thì đổi thành T-10) là thế hệ tăng hạng nặng sản xuất hàng loạt cuối cùng của Liên Xô, nó được coi là "chốt hạ" thế hệ tăng hạng nặng huyền thoại KV và IS từng tung hoành suốt những năm 1940-1950.
Xe tăng hạng nặng IS-10 do Zhozef Kotin thiết kế trong giai đoạn từ 1948-1952, sản xuất tại nhà máy 185 và 174 từ 1956-1966 với số lượng lên tới 8.000 chiếc.
Nó được phát triển dựa trên mẫu tăng hạng nặng nổi tiếng IS-3, với việc kéo dài thân xe, số bánh xe tăng lên thành 7 cặp thay vì 6 trên IS-3, trang bị tháp pháo lớn hơn với pháo kiểu mới có bọng hút khói, dùng động cơ diesel cải tiến, tăng độ dày của giáp.
Chiem nguong xe tang hang nang IS-10 Lien Xo chien dau
 Xe tăng hạng nặng IS-10 (hoặc T-10).
Xe tăng hạng nặng IS-10 nặng khoảng 52 tấn, dài tổng thể 9,87m, rộng 3,56m, cao 2,43m. Về giáp bảo vệ, phần tháp pháo dày tới 203-230mm tùy biến thể, mặt trước thân 120mm, phần đuôi 60mm.
Hỏa lực của IS-10 gồm pháo 122mm D-25TA/2A17 và đại liên đồng trục 14,5mm KPVT cùng đại liên DShKM 12,7mm lắp trên nóc tháp pháo. Biến thể cải tiến năm 1957 thay pháo D-25TA bằng pháo 122mm nòng dài hơn M-62-T2 L/46, thay đại liên KPVT 14,5mm, ngoài ra được bổ sung kính ngắm tác chiến đêm và hệ thống phòng vệ NBC. Đến biến thể năm 1967, pháo chính được trang bị thêm đạn nổ mạnh chống tăng HEAT và đạn xuyên APDS.
Để di chuyển con quái vật này, nhà thiết kế đã trang bị cho xe tăng IS-10 động cơ diesel V-2-IS công suất 700 mã lực cho tốc độ tối đa 42km/h, tầm hoạt động chỉ 250km.
Xe tăng hạng nặng IS-10 không được Liên Xô xuất khẩu cho các nước thuộc khối Warsaw, mặc dù các trung đoàn xe tăng Liên Xô đồn trú tại Đông Âu sở hữu các xe này.
Theo một số nguồn tin, IS-10 được Liên Xô xuất khẩu cho Ai Cập và Syria nhưng không có bất kỳ bằng chứng hình ảnh nào xác thực.
Sự xuất hiện của các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, T-62, cùng bước đột phá về công nghệ giáp phức hợp đã khiến các dòng xe tăng hạng nặng chậm chạp, nặng nề thất thế và dần bị loại bỏ. Các xe tăng hạng nặng IS-10 bị rút khỏi đơn vị tiền tuyến Liên Xô vào năm 1967 và chính thức loại biên chế năm 1993.

IS-2: Át chủ bài xe tăng hạng nặng Hồng quân Liên Xô

(Kiến Thức) - Giáp dày, pháo 122mm mạnh mẽ, xe tăng hạng nặng IS-2 đã khuất phúc hoàn toàn các dòng tăng hạng nặng Tiger, Panther của phát xít Đức.

IS-2: Át chủ bài xe tăng hạng nặng Hồng quân Liên Xô

Trước việc KV-1 hỏa lực không tệ nhưng quá chậm chạp, và người Đức đã có những xe tăng hạng nặng mạnh mẽ, Liên Xô không thể đứng nhìn cục diện thay đổi, đó là cơ sở đầu ra đời xe tăng hạng nặng IS-2 - "át chủ bài" Hồng quân Liên Xô chống lại mọi tăng hạng nặng Đức.

Ra đời theo nhu cầu của chiến trường

Sức mạnh xe tăng hạng nặng nổi nhất Liên Xô sau 1945

(Kiến Thức) - Không kịp tham dự trận đánh nào trong CTTG 2, nhưng xe tăng hạng nặng IS-3 vẫn chiếm giữ vị trí lớn trong lịch sử tăng Liên Xô.

Sức mạnh xe tăng hạng nặng nổi nhất Liên Xô sau 1945
Sức mạnh quái vật IS-3
Xe tăng hạng nặng IS-3 (Iosef Stalin hay Josef Stalin JS-3) là sự nối tiếp của dòng xe tăng hạng nặng IS rất thành công của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tháng 10/1944, mẫu thiết kế mang tên “Đề án 703” được trình lên tướng Zhukov và Vasilevski, họ báo cáo lên nguyên soái Stalin về mẫu xe tăng mới và được Stalin chấp nhận đưa vào biên chế với tên gọi IS-3.

Điều chưa biết về súng ngắn K14 Việt Nam sản xuất

(Kiến Thức) - Súng ngắn K14 được phát triển dựa trên khẩu K54-VN với nòng dài hơn tăng độ chính xác, thân súng làm lớn lên cho phép chứa băng đạn 13 viên.

Điều chưa biết về súng ngắn K14 Việt Nam sản xuất

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới