Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn

(Kiến Thức) - Nhà thờ Đức Bà được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố này.

Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1,  nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn.
Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn.
Tiền thân của nhà thờ Đức Bà vồn là một nhà thờ được dựng bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, nay là đường Nguyễn Huệ) vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Sài Gòn. Đến tháng 5/1870, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới.
Tiền thân của nhà thờ Đức Bà vồn là một nhà thờ được dựng bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, nay là đường Nguyễn Huệ) vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Sài Gòn. Đến tháng 5/1870, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới.
Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn. Vị trí nhà thờ được rời về khu vực hiện tại.
Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn. Vị trí nhà thờ được rời về khu vực hiện tại.
Sau khi đề án thiết kế được chọn, Thống đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư J. Bourard là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Nhà thờ khởi công từ ngày 7/10/1877, khánh thành ngày ngày 11/4/1880 nhân dịp Lễ Phục sinh.
Sau khi đề án thiết kế được chọn, Thống đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư J. Bourard là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Nhà thờ khởi công từ ngày 7/10/1877, khánh thành ngày ngày 11/4/1880 nhân dịp Lễ Phục sinh.
Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do chính quyền thuộc địa Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Nhà nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do chính quyền thuộc địa Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Nhà nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long). Năm 1945, tượng này bị chính phủ Trần Trọng Kim phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại.
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long). Năm 1945, tượng này bị chính phủ Trần Trọng Kim phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại.
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Bức tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959 đã được đặt lên bệ đá để trống vào ngày 16/2/1959. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm đặt tượng.
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Bức tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959 đã được đặt lên bệ đá để trống vào ngày 16/2/1959. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm đặt tượng.
Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Đức Bà. Ngày 5/12/1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Đức Bà. Ngày 5/12/1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Trong quá trình xây dựng nhà thờ Đức Bà, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Trong quá trình xây dựng nhà thờ Đức Bà, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Ba lòng của nhà thờ được ngăn cách bằng hai hàng cột chính hình, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Ba lòng của nhà thờ được ngăn cách bằng hai hàng cột chính hình, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối.
Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93 mét. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 mét. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93 mét. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 mét. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Tường nhà thờ được trang trí nổi 56 cửa kính màu rất đẹp mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy bị vỡ gần hết trong Thế chiến thứ 2.
Tường nhà thờ được trang trí nổi 56 cửa kính màu rất đẹp mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy bị vỡ gần hết trong Thế chiến thứ 2.
Trên cổng chính nhà thờ có dòng chữ Latin: DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIŒ VIRGINI IMMACULATŒ, nghĩa là: Thiên Chúa tối cao đã ban cho Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bên dưới ghi năm khánh thành 1880.
Trên cổng chính nhà thờ có dòng chữ Latin: DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIŒ VIRGINI IMMACULATŒ, nghĩa là: Thiên Chúa tối cao đã ban cho Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bên dưới ghi năm khánh thành 1880.
Mặt trước nhà thờ có một chiếc hồ đặt cách mặt đất chừng 15 m, được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A. Đến ngày nay đồng hồ vẫn hoạt động khá chính xác, mỗi tuần lên giây một lần. Đồng hồ còn có hệ thống báo giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
Mặt trước nhà thờ có một chiếc hồ đặt cách mặt đất chừng 15 m, được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A. Đến ngày nay đồng hồ vẫn hoạt động khá chính xác, mỗi tuần lên giây một lần. Đồng hồ còn có hệ thống báo giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
Bên phải của nhà thờ có Bưu điện trung tâm Sài Gòn, cũng là một công trình rất nổi tiếng thời thuộc địa.
Bên phải của nhà thờ có Bưu điện trung tâm Sài Gòn, cũng là một công trình rất nổi tiếng thời thuộc địa.
Ngày nay, nhà thờ Đức Bà được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố lịch sử này.
Ngày nay, nhà thờ Đức Bà được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố lịch sử này.
Một số hình ảnh khác về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Một số hình ảnh khác về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

GALLERY MỚI NHẤT