Chiêm ngưỡng món quà chất lừ vua Thái Lan tặng nhà Nguyễn

Chiêm ngưỡng món quà chất lừ vua Thái Lan tặng nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Đây chính là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách đây 8 thập kỷ...

Trên mảnh đất Sài Gòn có một tác phẩm điêu khắc đặc biệt mà bất kỳ ai cũng biết tới, đó là một tượng voi bằng đồng cao 1,5m, nặng khoảng một tấn, được đặt trên một cái bệ hình chữ nhật cao 1,6m cạnh đền thờ các vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Trên mảnh đất Sài Gòn có một tác phẩm điêu khắc đặc biệt mà bất kỳ ai cũng biết tới, đó là một tượng voi bằng đồng cao 1,5m, nặng khoảng một tấn, được đặt trên một cái bệ hình chữ nhật cao 1,6m cạnh đền thờ các vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Đây chính là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách đây 8 thập kỷ. Với nguồn gốc lịch sử như vậy, bức tượng này được coi là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
Đây chính là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách đây 8 thập kỷ. Với nguồn gốc lịch sử như vậy, bức tượng này được coi là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
Theo các tư liệu được lưu giữ , vào năm 1934, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã gửi bản thiết kế, dự toán sơ bộ và ảnh minh họa tượng voi đồng sẽ tặng cho Việt Nam. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ đã yêu cầu thống đốc Nam Kỳ lựa chọn một địa điểm rộng rãi để đặt tượng.
Theo các tư liệu được lưu giữ , vào năm 1934, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã gửi bản thiết kế, dự toán sơ bộ và ảnh minh họa tượng voi đồng sẽ tặng cho Việt Nam. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ đã yêu cầu thống đốc Nam Kỳ lựa chọn một địa điểm rộng rãi để đặt tượng.
Sau các cuộc thảo luận, hội đồng Chính quyền Sài Gòn - khu vực Chợ Lớn quyết định dựng tượng ở phía trước đền Tưởng Niệm (nay là đền Vua Hùng) bên trong Thảo Cầm Viên. Vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok.
Sau các cuộc thảo luận, hội đồng Chính quyền Sài Gòn - khu vực Chợ Lớn quyết định dựng tượng ở phía trước đền Tưởng Niệm (nay là đền Vua Hùng) bên trong Thảo Cầm Viên. Vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok.
Bốn mặt của bệ tượng đều có khắc dòng chữ ghi lại sự kiện ngoại giao này bằng 4 thứ tiếng: Việt, Thái, Anh, Pháp.
Bốn mặt của bệ tượng đều có khắc dòng chữ ghi lại sự kiện ngoại giao này bằng 4 thứ tiếng: Việt, Thái, Anh, Pháp.
Dòng chữ tiếng Việt có nội dung: "Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng làm kỷ niệm trong việc ngài ngự qua lên nước Indo China lần đầu lên Sài Gòn ngày 14 April 1930".
Dòng chữ tiếng Việt có nội dung: "Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng làm kỷ niệm trong việc ngài ngự qua lên nước Indo China lần đầu lên Sài Gòn ngày 14 April 1930".
Tượng voi được chạm khắc rất tinh xảo, có thể coi là một tác phẩm tiêu biểu cho nền thủ công nổi tiếng của Thái Lan.
Tượng voi được chạm khắc rất tinh xảo, có thể coi là một tác phẩm tiêu biểu cho nền thủ công nổi tiếng của Thái Lan.
Kể từ khi tượng voi Hoàng gia được đặt ở Sài Gòn, những nhân vật trong hoàng cung Thái Lan đều đến thăm tượng mỗi lần đến thành phố này.
Kể từ khi tượng voi Hoàng gia được đặt ở Sài Gòn, những nhân vật trong hoàng cung Thái Lan đều đến thăm tượng mỗi lần đến thành phố này.
Bên cạnh ý nghĩa nghệ thuật và lịch sử, tượng voi đồng còn gắn với kỷ niệm thời thơ ấu của nhiều thế hệ người Sài Gòn.
Bên cạnh ý nghĩa nghệ thuật và lịch sử, tượng voi đồng còn gắn với kỷ niệm thời thơ ấu của nhiều thế hệ người Sài Gòn.
Bức tượng là một điểm chụp ảnh lưu niệm ưa thích của trẻ em mỗi khi ghé thăm Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Bức tượng là một điểm chụp ảnh lưu niệm ưa thích của trẻ em mỗi khi ghé thăm Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

GALLERY MỚI NHẤT