Tường tận “họ hàng” xe tăng T-54/55 của Việt Nam

Tường tận “họ hàng” xe tăng T-54/55 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Xe tăng T-54/55 của Việt Nam có tới hàng chục “anh em, họ hàng” khác nhau, được cải tiến mạnh mẽ về giáp bảo vệ, hỏa lực, động cơ…

Dù đã qua gần nửa thế kỷ phục vụ, xe tăng T-54/55 vẫn là “xương sống” lực lượng tăng – thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các loại  xe tăng T-54/55 của Việt Nam hầu hết đều thuộc biến thể đời đầu (ví dụ như T-54A, T-54B, T-55). Vậy T-54/55 còn những biến thể nào khác? Hãy cùng Kiến Thức điểm qua một số biến thể T-54/55 do Liên Xô sản xuất.
Dù đã qua gần nửa thế kỷ phục vụ, xe tăng T-54/55 vẫn là “xương sống” lực lượng tăng – thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các loại xe tăng T-54/55 của Việt Nam hầu hết đều thuộc biến thể đời đầu (ví dụ như T-54A, T-54B, T-55). Vậy T-54/55 còn những biến thể nào khác? Hãy cùng Kiến Thức điểm qua một số biến thể T-54/55 do Liên Xô sản xuất.
Trong ảnh là nguyên mẫu đầu tiên của dòng xe tăng T-54 Việt Nam đang dùng được định danh là T-54-1 hoặc gọi là Object 137 hoặc T-54 Model 1946 với tháp pháo tương tự thế hệ T-44, trang bị pháo chính không có bộ ổn định D-10T 100mm, dùng động cơ V-54.
Trong ảnh là nguyên mẫu đầu tiên của dòng xe tăng T-54 Việt Nam đang dùng được định danh là T-54-1 hoặc gọi là Object 137 hoặc T-54 Model 1946 với tháp pháo tương tự thế hệ T-44, trang bị pháo chính không có bộ ổn định D-10T 100mm, dùng động cơ V-54.
Trong ảnh là mẫu sản xuất hàng loạt T-54A (hay gọi là Object 137G) được Liên Xô sản xuất số lượng lớn 1955-1957, ở Ba Lan từ 1956-1964, ở Tiệp Khắc từ 1957-1966... Việt Nam đã nhận không ít T-54A và hiện vẫn hoạt động tới ngày nay.
Trong ảnh là mẫu sản xuất hàng loạt T-54A (hay gọi là Object 137G) được Liên Xô sản xuất số lượng lớn 1955-1957, ở Ba Lan từ 1956-1964, ở Tiệp Khắc từ 1957-1966... Việt Nam đã nhận không ít T-54A và hiện vẫn hoạt động tới ngày nay.
Xe tăng T-54A được trang bị pháo D-10TG 100mm tích hợp bộ ổn định STP-1 Gorizont, kính ngắm TSh-2A-22, kính ngắm hồng ngoại cho lái xe TVN-1, đài vô tuyến R-113, cải tiến động cơ.
Xe tăng T-54A được trang bị pháo D-10TG 100mm tích hợp bộ ổn định STP-1 Gorizont, kính ngắm TSh-2A-22, kính ngắm hồng ngoại cho lái xe TVN-1, đài vô tuyến R-113, cải tiến động cơ.
Xe tăng T-55A (object 155A) là biến thể cải tiến của mẫu T-55 - cải tiến sâu rộng từ thế hệ T-54. T-55A được sản xuất tại Liên Xô từ 1963-1981, ở Ba Lan từ 164-1979.
Xe tăng T-55A (object 155A) là biến thể cải tiến của mẫu T-55 - cải tiến sâu rộng từ thế hệ T-54. T-55A được sản xuất tại Liên Xô từ 1963-1981, ở Ba Lan từ 164-1979.
T-55A được trang bị tháp pháo mới với pháo chính D-10T 100mm (kho đạn tăng lên 43 viên), sử dụng động cơ mới V-55 công suất 580 mã lực, hệ thống chống bức xạ/lọc chất độc hóa học mới. Từ những năm 1970, T-55A bắt đầu trang bị lại đại liên phòng không 12,7mm DShK 1938/46.
T-55A được trang bị tháp pháo mới với pháo chính D-10T 100mm (kho đạn tăng lên 43 viên), sử dụng động cơ mới V-55 công suất 580 mã lực, hệ thống chống bức xạ/lọc chất độc hóa học mới. Từ những năm 1970, T-55A bắt đầu trang bị lại đại liên phòng không 12,7mm DShK 1938/46.
Biến thể T-55A được cải tiến với thiết bị chỉ thị mục tiêu laser đặt ở nóc tháp pháo, vị trí ngay trên gốc pháo D-10T.
Biến thể T-55A được cải tiến với thiết bị chỉ thị mục tiêu laser đặt ở nóc tháp pháo, vị trí ngay trên gốc pháo D-10T.
Thế hệ đầu biến thể nâng cấp T-55AM (Object 155AM) cải tiến trên cơ sở T-55 và T-55A với hệ thống kiểm soát hỏa lực Volna, tổ hợp tên lửa chống tăng 9K116-1 Bastion với kính ngắm/bộ dẫn đường 1K13 BOM (tích hợp phóng qua nòng pháo chính 100mm), hệ thống ổn định nòng Tsiklon-M1 cải tiến, động cơ V-55U.
Thế hệ đầu biến thể nâng cấp T-55AM (Object 155AM) cải tiến trên cơ sở T-55 và T-55A với hệ thống kiểm soát hỏa lực Volna, tổ hợp tên lửa chống tăng 9K116-1 Bastion với kính ngắm/bộ dẫn đường 1K13 BOM (tích hợp phóng qua nòng pháo chính 100mm), hệ thống ổn định nòng Tsiklon-M1 cải tiến, động cơ V-55U.
Biến thể nâng cấp T-55AD (Object 155AD), trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Drozd được thiết kế để chống lại tên lửa chống tăng và súng RPG. Drozd sử dụng radar Doppler 24,5 GHz phát hiện các viên đạn di chuyển ở cỡ 70-700m/s, sau đó máy tính điều khiển phóng đạn 107mm (đặt dọc hai bên tháp pháo) chứa đầu nổ phá mảnh tạo màn bảo vệ đánh chặn đạn đang lao tới.
Biến thể nâng cấp T-55AD (Object 155AD), trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Drozd được thiết kế để chống lại tên lửa chống tăng và súng RPG. Drozd sử dụng radar Doppler 24,5 GHz phát hiện các viên đạn di chuyển ở cỡ 70-700m/s, sau đó máy tính điều khiển phóng đạn 107mm (đặt dọc hai bên tháp pháo) chứa đầu nổ phá mảnh tạo màn bảo vệ đánh chặn đạn đang lao tới.
T-55AD vẫn sử dụng pháo chính D-10T với hệ thống điều khiển hỏa lực cũ, nhưng trang bị bộ ổn định mới Tsiklon-M1, kính ngắm TShSM-32PV.
T-55AD vẫn sử dụng pháo chính D-10T với hệ thống điều khiển hỏa lực cũ, nhưng trang bị bộ ổn định mới Tsiklon-M1, kính ngắm TShSM-32PV.
T-55AMV được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-1 bảo vệ mặt trước thân, tháp pháo và hai bên hông xe.
T-55AMV được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-1 bảo vệ mặt trước thân, tháp pháo và hai bên hông xe.
T-55AMV-1 với cải tiến tương tự AMV nhưng trang bị động cơ V-46-5M công suất 691 mã lực.
T-55AMV-1 với cải tiến tương tự AMV nhưng trang bị động cơ V-46-5M công suất 691 mã lực.
Biến thể T-55AM với giáp yếm BDD bọc quanh tháp pháo, bảo vệ 180 độ, có trang bị máy chỉ thị mục tiêu laser.
Biến thể T-55AM với giáp yếm BDD bọc quanh tháp pháo, bảo vệ 180 độ, có trang bị máy chỉ thị mục tiêu laser.
Nó cũng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực Volna với khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, trang bị động cơ mới mạnh hơn.
Nó cũng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực Volna với khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, trang bị động cơ mới mạnh hơn.
Việc cải tiến T-55 tạo ra nhiều biến thể mới không chỉ diễn ra ở Liên Xô mà còn thực hiện ở hàng chục quốc gia khác. Thậm chí những quốc gia không thuộc khối XHCN cũng tham gia cải tiến T-55. Trong ảnh là mẫu tăng Tiran-5Sh do Israel thực hiện cải tiến trên cơ sở T-55 với pháo chính Sharir 105mm, trang bị đại liên 12,7mm M2 Browning, hệ thống điều khiển hỏa lực và kính ngắm đêm mới.
Việc cải tiến T-55 tạo ra nhiều biến thể mới không chỉ diễn ra ở Liên Xô mà còn thực hiện ở hàng chục quốc gia khác. Thậm chí những quốc gia không thuộc khối XHCN cũng tham gia cải tiến T-55. Trong ảnh là mẫu tăng Tiran-5Sh do Israel thực hiện cải tiến trên cơ sở T-55 với pháo chính Sharir 105mm, trang bị đại liên 12,7mm M2 Browning, hệ thống điều khiển hỏa lực và kính ngắm đêm mới.

GALLERY MỚI NHẤT