Chiêm ngưỡng dàn vũ khí bảo vật quốc gia của Việt Nam

Chiêm ngưỡng dàn vũ khí bảo vật quốc gia của Việt Nam

(Kiến Thức) - 5 loại vũ khí gồm một khẩu pháo, hai máy bay chiến đấu MiG và hai xe tăng của QĐND Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Trong số hàng chục Bảo vật quốc gia đã được công nhân, đáng chú ý có 5 loại vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đầu tiên, pháo cao xạ 37mm M1939 (61-K) được coi là một trong những  Bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại bảo tàng Phòng không-Không quân tại Hà Nội.
Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Trong số hàng chục Bảo vật quốc gia đã được công nhân, đáng chú ý có 5 loại vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đầu tiên, pháo cao xạ 37mm M1939 (61-K) được coi là một trong những Bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại bảo tàng Phòng không-Không quân tại Hà Nội.
Đây là khẩu pháo được quân và dân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho Không quân Pháp, chặn đường tiếp tế không vận của chúng, góp phần lớn vào chiến thắng của chiến dịch này.
Đây là khẩu pháo được quân và dân ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho Không quân Pháp, chặn đường tiếp tế không vận của chúng, góp phần lớn vào chiến thắng của chiến dịch này.
Trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự tại Hà Nội cũng có trưng bày một Bảo vật quốc gia, đó chính là chiếc tiêm kích Mig 21 số hiệu 4324 với 14 ngôi sao trên mũi tương đương với 14 máy bay địch đã bị chiếc Mig hạ gục.
Trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự tại Hà Nội cũng có trưng bày một Bảo vật quốc gia, đó chính là chiếc tiêm kích Mig 21 số hiệu 4324 với 14 ngôi sao trên mũi tương đương với 14 máy bay địch đã bị chiếc Mig hạ gục.
Từ 30/4/1967 đến ngày 19/12/1967 chiếc Mig 21 này được điều khiển bởi nhiều phi công khác nhau đã có tổng cộng 16 lần xuất kích và bắn hạ tới 14 máy bay địch.
Từ 30/4/1967 đến ngày 19/12/1967 chiếc Mig 21 này được điều khiển bởi nhiều phi công khác nhau đã có tổng cộng 16 lần xuất kích và bắn hạ tới 14 máy bay địch.
Phía sân sau của Bảo tàng Lịch sử Quân sự tại Hà Nội là nơi tọa lạc của một Bảo vật quốc gia khác, đó chính là chiếc MiG-21F96, số hiệu 5121.
Phía sân sau của Bảo tàng Lịch sử Quân sự tại Hà Nội là nơi tọa lạc của một Bảo vật quốc gia khác, đó chính là chiếc MiG-21F96, số hiệu 5121.
Mặc dù trên mũi của chiếc máy bay này chỉ có 5 ngôi sao, tương đương với 5 chiếc máy bay địch đã bị nó hạ gục nhưng trong số 5 "nạn nhân" xấu số đó có một chiếc là siêu máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bị hạ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Cho tới hôm nay, Việt Nam vẫn là nước duy nhất trên thế giỏi sử dụng máy bay chiến đấu nói chung và MiG-21 nói riêng bắn rơi được B-52.
Mặc dù trên mũi của chiếc máy bay này chỉ có 5 ngôi sao, tương đương với 5 chiếc máy bay địch đã bị nó hạ gục nhưng trong số 5 "nạn nhân" xấu số đó có một chiếc là siêu máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bị hạ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Cho tới hôm nay, Việt Nam vẫn là nước duy nhất trên thế giỏi sử dụng máy bay chiến đấu nói chung và MiG-21 nói riêng bắn rơi được B-52.
Cặp Bảo vật quốc gia còn lại là hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 - đây là hai chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh độc lập vào trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm kéo dài 30 năm của quân dân Việt Nam.
Cặp Bảo vật quốc gia còn lại là hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 - đây là hai chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh độc lập vào trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm kéo dài 30 năm của quân dân Việt Nam.
T54B số hiệu 843 là chiếc xe tăng của Liên Xô viện trợ cho ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
T54B số hiệu 843 là chiếc xe tăng của Liên Xô viện trợ cho ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hiện chiếc xe tăng này được trưng bày tại vị trí trang trọng nhất trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội. Bảo tàng Lịch sử Quân sự cũng là nơi trưng bày Bảo vật quốc gia nhiều nhất cả nước với 3 hiện vật hiện đang được lưu trữ tại đây.
Hiện chiếc xe tăng này được trưng bày tại vị trí trang trọng nhất trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội. Bảo tàng Lịch sử Quân sự cũng là nơi trưng bày Bảo vật quốc gia nhiều nhất cả nước với 3 hiện vật hiện đang được lưu trữ tại đây.
Trong khi xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập được trưng bày bên trong Bảo tàng lực lượng Tăng – Thiết giáp. Đáng lưu ý, khác với 843, 390 lại là thiết kế của Trung Quốc, kiểu Type 59 (Việt Nam hay gọi là T-59) được chế tạo dựa trên mẫu T-54 Liên Xô.
Trong khi xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập được trưng bày bên trong Bảo tàng lực lượng Tăng – Thiết giáp. Đáng lưu ý, khác với 843, 390 lại là thiết kế của Trung Quốc, kiểu Type 59 (Việt Nam hay gọi là T-59) được chế tạo dựa trên mẫu T-54 Liên Xô.
Xe tăng Type 59 được Trung quốc chế tạo dựa theo phiên bản T-54A của Liên Xô, vì vậy không lạ khi nó nhìn không khác gì chiếc 843 T-54B. Điểm khác chỉ nằm ở hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: cận cảnh cửa ra vào của lái xe Type 59.
Xe tăng Type 59 được Trung quốc chế tạo dựa theo phiên bản T-54A của Liên Xô, vì vậy không lạ khi nó nhìn không khác gì chiếc 843 T-54B. Điểm khác chỉ nằm ở hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: cận cảnh cửa ra vào của lái xe Type 59.
Type 59 được trang bị pháo K59 100mm (với 34 viên đạn dự trữ) với uy lực tương tự pháo D-10 của Liên Xô, có thể xuyên phá giáp tăng M48 của Mỹ thời bấy giờ.
Type 59 được trang bị pháo K59 100mm (với 34 viên đạn dự trữ) với uy lực tương tự pháo D-10 của Liên Xô, có thể xuyên phá giáp tăng M48 của Mỹ thời bấy giờ.
Trên nóc tháp pháo được trang bị đại liên phòng không Type 54 cỡ 12,7mm sao chép mẫu DShK Liên Xô.
Trên nóc tháp pháo được trang bị đại liên phòng không Type 54 cỡ 12,7mm sao chép mẫu DShK Liên Xô.

GALLERY MỚI NHẤT