Chi tiết tính năng đại bác tự hành MCV của Nhật Bản

(Kiến Thức) - Pháo tự hành diệt tăng MCV ra đời đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản về xe chiến đấu cơ động cao, hỏa lực mạnh, dễ dàng vận chuyển bằng đường không.

Chi tiết tính năng đại bác tự hành MCV của Nhật Bản
Viện Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật (TRDI) của Nhật Bản vừa cho ra mắt mẫu thử nghiệm xe thiết giáp hạng nặng được trang bị pháo 105mm mới, được gọi là phương tiện chiến đấu cơ động (Maneuver Combat Vehicle-MCV). Dù vậy, theo các chuyên gia quốc tế thì MCV có thể được xếp vào dạng pháo tự hành diệt tăng.
Mẫu xe chiến đấu mới này sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh lốp 8x8, được giới thiệu tại Trung tâm Nghiên cứu các hệ thống mặt đất của TRDI tại thành phố Sagamihara, tỉnh Kanagawa. MCV được phát triển để đáp ứng yêu cầu của Bộ quốc phòng Nhật Bản về một mẫu xe bọc thép mới có tính cơ động cao và trang bị hỏa lực mạnh, có thể được triển khai nhanh chóng bằng bằng đường biển hoặc đường không hay đường bộ.
Phương tiện xe chiến đấu hạng nặng cơ động cao MCV.
 Phương tiện xe chiến đấu hạng nặng cơ động cao MCV.
Theo các phương tiện truyền thông của Nhật bản, doanh nghiệp sẽ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất dòng xe này sẽ là Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, với các đơn vị đầu tiên dự kiến sẽ gia nhập Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) trong năm tài khóa 2016.
Hiện nay, JGSDF triển khai các loại pháo có cỡ nòng 105mm trên xe tăng Type 74 và pháo 120mm trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90 và Type 10. Nhưng hiện tại, các loại xe tăng này của Nhật bản không thể sử dụng trên tất cả các loại địa hình khác nhau, một phần vì trọng lượng nặng.
Về phần MCV, nó có tốc độ tối đa lên đến 100km/h và nặng 26 tấn. Vì thế, MCV nhẹ hơn và hoạt động nhanh hơn những người tiền nhiệm của nó. Với trọng lượng như trên, MCV hoàn toàn phù hợp với tải trọng tối thiểu của máy bay vận tải chiến thuật Kawasaki C-2 mà Nhật Bản đang phát triển.
Tháp pháo của MCV được gắn phía sau của thân xe và trang bị một pháo nòng xoắn 105mm có các lỗ triệt khí dạng hạt tiêu ở đầu nòng pháo, có ốp tản nhiệt và thiết bị khử khói. Pháo 105mm có thể tiêu diệt các mục tiêu bằng một hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính bao gồm các thiết bị quan sát quang ảnh nhiệt trong cả ban ngày lẫn ban đêm cho chỉ huy xe lẫn pháo thủ.
Chỉ huy xe có thể quan sát một cách toàn diện chiến trường bằng hệ thống quan sát bên trong bằng cách sử dụng các hệ thống tìm và diệt các mục tiêu tiềm năng.
MCV trang bị hỏa lực tương đương xe tăng Type 74 nhưng cơ động hơn nhiều với trọng lượng chỉ 26 tấn.
 MCV trang bị hỏa lực tương đương xe tăng Type 74 nhưng cơ động hơn nhiều với trọng lượng chỉ 26 tấn.
Ngoài ra trên xe còn được trang bị một súng máy 7,62mm (MG) được gắn đồng trục với pháo chính và một khẩu 12,7mm trên tháp pháo. Phần thân và tháo pháo được lắp các miếng giáp hàn và tích hợp máy dò lade như một lớp đầu tiên của hệ thống bảo vệ chủ động.
Khái niệm pháo tự hành MCV mới của Nhật Bản được các chuyên gia quân sự đánh giá nó tương đồng như hệ thống pháo cơ động bánh lốp 105mm Centauro của Italy đang được sử dụng rất rộng rãi trong Quân đội Italy và Tây Ban Nha hiện nay. Centauro cũng được giới chuyên gia phương Tây xếp vào dạng pháo tự hành diệt tăng, trong khi người Nga gọi là xe tăng bánh lốp.
Có khả năng Nhật Bản sẽ sử dụng khung gầm cơ bản của MCV để phát triển một cách toàn diện các xe bọc thép chiến đấu dựa trên khung xe bánh lốp 8x8 và với tương lai không xa là các biến thể được trang bị pháo 120mm uy lực.

JDS Izumo: “sát thủ săn ngầm” lớn nhất Nhật Bản

(Kiến Thức) - Với lượng giãn nước 27.000 tấn, JDS Izumo không chỉ là tàu chiến lớn nhất Nhật Bản kể từ sau Thế chiến thứ 2 mà còn là “sát thủ săn ngầm” lớn nhất.

JDS Izumo: “sát thủ săn ngầm” lớn nhất Nhật Bản
Theo truyền thông Nhật Bản, lực lượng phòng vệ nước này vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên JDS Izuma (DDH-183) thuộc lớp cùng tên (Izumo) vào ngày hôm qua.
 Theo truyền thông Nhật Bản, lực lượng phòng vệ nước này vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên JDS Izuma (DDH-183) thuộc lớp cùng tên (Izumo) vào ngày hôm qua. 
JDS Izumo được hạ thủy tại nhà máy Yokohama thuộc Tập đoàn đóng tàu IHI Marine United.
JDS Izumo được hạ thủy tại nhà máy Yokohama thuộc Tập đoàn đóng tàu IHI Marine United. 

Yamato: tàu chiến lớn nhất lịch sử quân đội Nhật Bản

(Kiến Thức) - Với lượng giãn nước toàn tải lên tới 72.000 tấn, thiết giáp hạm lớp Yamato được xem là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử hải quân Nhật Bản.

Yamato: tàu chiến lớn nhất lịch sử quân đội Nhật Bản
Thiết giáp hạm (tiếng Anh là battleship) là một loại tàu chiến cực lớn được bọc thép với dàn pháo có cỡ nòng lớn. Trong lịch sử, thiết giáp hạm thường to hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương, khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ 19 cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.
  Thiết giáp hạm (tiếng Anh là battleship) là một loại tàu chiến cực lớn được bọc thép với dàn pháo có cỡ nòng lớn. Trong lịch sử, thiết giáp hạm thường to hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương, khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ 19 cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong lịch sử phát triển của thiết giáp hạm thì lớp Yamato được xem là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Năm 1937, chiếc đầu tiên mang tên Yamato bắt đầu được khởi đóng ở Xưởng đóng tàu hải quân Kure, Nhật Bản. Chiếc thứ 2 mang tên Musashi được khởi đóng vào tháng 3/1938 tại Nagasaki.
Trong lịch sử phát triển của thiết giáp hạm thì lớp Yamato được xem là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Năm 1937, chiếc đầu tiên mang tên Yamato bắt đầu được khởi đóng ở Xưởng đóng tàu hải quân Kure, Nhật Bản. Chiếc thứ 2 mang tên Musashi được khởi đóng vào tháng 3/1938 tại Nagasaki. 

Nhật Bản khoe nhiều vũ khí “khủng” trong tập trận

(Kiến Thức) - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) vừa mở cuộc tập trận với sự tham gia của nhiều vũ khí tối tân như xe tăng Type 10, trực thăng Apache, OH-1.

Nhật Bản khoe nhiều vũ khí “khủng” trong tập trận
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ngày 20/8 đã triển khai cuộc tập trận bắn đạn thật thường niên lớn nhất trong năm tại chân núi Phú Sĩ, Shizuoka của Nhật Bản. Đây được coi là một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ tới bất kỳ thế lực nào đang nhăm nhe tới lãnh thổ của Nhật.
 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ngày 20/8 đã triển khai cuộc tập trận bắn đạn thật thường niên lớn nhất trong năm tại chân núi Phú Sĩ, Shizuoka của Nhật Bản. Đây được coi là một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ tới bất kỳ thế lực nào đang nhăm nhe tới lãnh thổ của Nhật.
Cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của khoảng 2.400 binh lính và sĩ quan của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng với 80 xe bọc thép, xe tăng, xe thiết giáp, khoảng 50 pháo các loại, 30 trực thăng cùng khoảng 600 xe quân sự khác. Theo Japan Daily Press, tình huống giả định được đặt ra là một cuộc tấn công từ biển nhằm vào Nhật Bản.
 Cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của khoảng 2.400 binh lính và sĩ quan của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng với 80 xe bọc thép, xe tăng, xe thiết giáp, khoảng 50 pháo các loại, 30 trực thăng cùng khoảng 600 xe quân sự khác. Theo Japan Daily Press, tình huống giả định được đặt ra là một cuộc tấn công từ biển nhằm vào Nhật Bản.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới