Chi tiết tàu chiến Mỹ đóng từ thép của toà nhà WTC sau vụ 11/9

Chi tiết tàu chiến Mỹ đóng từ thép của toà nhà WTC sau vụ 11/9

(Kiến Thức) - Sau khi toà nhà WTC (Trung tâm Thương mại Thế giới) tại New York bị khủng bố tấn công và đánh sập, hàng tấn thép còn sót lại đã được sử dụng để đóng một tàu chiến cho Hải quân Mỹ.

Tàu đổ bộ tấn công được đóng từ thép của toà nhà Trung tâm Thương mại thế giới - WTC sau khi toà tháp đôi này bị đánh sập hồi năm 2001 bởi khủng bố được đặt tên là USS New York - thành phố nơi xảy ra vụ  khủng bố 11/9. Nguồn ảnh: USnavy.
Tàu đổ bộ tấn công được đóng từ thép của toà nhà Trung tâm Thương mại thế giới - WTC sau khi toà tháp đôi này bị đánh sập hồi năm 2001 bởi khủng bố được đặt tên là USS New York - thành phố nơi xảy ra vụ khủng bố 11/9. Nguồn ảnh: USnavy.
Đây là một tàu đổ bộ được đóng theo lớp San Antonio - lớp tàu đổ bộ có số lượng đông bậc nhất trong biên chế Hải quân Mỹ hiện nay. Tàu được coi là một trong những biểu tượng của thành phố New York. Nguồn ảnh: USnavy.
Đây là một tàu đổ bộ được đóng theo lớp San Antonio - lớp tàu đổ bộ có số lượng đông bậc nhất trong biên chế Hải quân Mỹ hiện nay. Tàu được coi là một trong những biểu tượng của thành phố New York. Nguồn ảnh: USnavy.
Do thép được sử dụng để xây dựng toà nhà WTC là thép xây dựng và có tuổi đời đã cao, việc đóng tàu USS New York diễn ra rất khó khăn. Thay vì sử dụng thép chất lượng cao có sẵn, Hải quân Mỹ phải luyện lại thép từ toà nhà WTC và sau đó lại sử dụng loại thép ý vào việc đóng tàu. Nguồn ảnh: USnavy.
Do thép được sử dụng để xây dựng toà nhà WTC là thép xây dựng và có tuổi đời đã cao, việc đóng tàu USS New York diễn ra rất khó khăn. Thay vì sử dụng thép chất lượng cao có sẵn, Hải quân Mỹ phải luyện lại thép từ toà nhà WTC và sau đó lại sử dụng loại thép ý vào việc đóng tàu. Nguồn ảnh: USnavy.
Quá trình đóng mới tàu USS New York bắt đầu được thực hiện từ ngày 10/9/2004 - ba năm sau khi xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng. Tới năm 2007, tàu được hạ thuỷ và được nhập biên vào ngày 7/11/2009. Nguồn ảnh: USnavy.
Quá trình đóng mới tàu USS New York bắt đầu được thực hiện từ ngày 10/9/2004 - ba năm sau khi xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng. Tới năm 2007, tàu được hạ thuỷ và được nhập biên vào ngày 7/11/2009. Nguồn ảnh: USnavy.
Chưa từng có một lễ nhập biên tàu chiến nào của Hải quân Mỹ có số người đến dự và quy mô lớn như lễ nhập biên tàu USS New York. Trong lễ nhập biên này, ước tính đã có tới vài chục nghìn người trong đó bao gồm thân nhân của những người thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9, lực lượng cảnh sát, cứu hoả, cứu hộ có mặt để tri ân đồng đội đã thiệt mạng, những người sống sót sau thảm hoạ và thân nhân của họ cùng với quân đội, hải quân, không quân, thuỷ quân lục chiến,... Nguồn ảnh: USnavy.
Chưa từng có một lễ nhập biên tàu chiến nào của Hải quân Mỹ có số người đến dự và quy mô lớn như lễ nhập biên tàu USS New York. Trong lễ nhập biên này, ước tính đã có tới vài chục nghìn người trong đó bao gồm thân nhân của những người thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9, lực lượng cảnh sát, cứu hoả, cứu hộ có mặt để tri ân đồng đội đã thiệt mạng, những người sống sót sau thảm hoạ và thân nhân của họ cùng với quân đội, hải quân, không quân, thuỷ quân lục chiến,... Nguồn ảnh: USnavy.
Về cơ bản, tàu USS New York có trang bị tương tự với các tàu lớp San Antonio khác trong biên chế Hải quân Mỹ hiện tại. Tàu có độ giãn nước 24.900 tấn, dài 208,5 mét, rộng 31,9 mét và có mớm nước tối đa 7 mét. Nguồn ảnh: USnavy.
Về cơ bản, tàu USS New York có trang bị tương tự với các tàu lớp San Antonio khác trong biên chế Hải quân Mỹ hiện tại. Tàu có độ giãn nước 24.900 tấn, dài 208,5 mét, rộng 31,9 mét và có mớm nước tối đa 7 mét. Nguồn ảnh: USnavy.
Tàu được trang bị bốn động cơ với mỗi động cơ cung cấp 10.400 mã lực cùng với hai trục dẫn động, cho phép nó di chuyển được với tốc độ 22 hải lý giờ tương đương 41 km/h. Nguồn ảnh: USnavy.
Tàu được trang bị bốn động cơ với mỗi động cơ cung cấp 10.400 mã lực cùng với hai trục dẫn động, cho phép nó di chuyển được với tốc độ 22 hải lý giờ tương đương 41 km/h. Nguồn ảnh: USnavy.
USS New York có thể mang theo được 2 tàu đổ bộ đệm khí cùng với 1 tàu há mồm hoặc 14 thiết giáp lưỡng cư AAV. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ bao gồm 28 sĩ quan chỉ huy và 332 thuỷ thủ. Nguồn ảnh: USnavy.
USS New York có thể mang theo được 2 tàu đổ bộ đệm khí cùng với 1 tàu há mồm hoặc 14 thiết giáp lưỡng cư AAV. Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn đầy đủ bao gồm 28 sĩ quan chỉ huy và 332 thuỷ thủ. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong quá khứ, tàu USS New York đã tham chiến trực tiếp vào năm 2012 tại Vịnh Ba Tư và vào năm 2014 tại Benghazi. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong quá khứ, tàu USS New York đã tham chiến trực tiếp vào năm 2012 tại Vịnh Ba Tư và vào năm 2014 tại Benghazi. Nguồn ảnh: USnavy.
Khi được hỏi tại sao thép từ WTC lại được sử dụng để đóng tàu đổ bộ tấn công chứ không phải khu trục hạm hay tàu ngầm, Hải quân Mỹ đã cho biết do tàu đổ bộ tấn công không bao giờ đi một mình, nó luôn được hạm đội yểm trợ - giống như cách quân đội Mỹ luôn hành động để bảo vệ người dân của quốc gia này - kể cả linh hồn của những người đã khuất sau vụ 11/9. Nguồn ảnh: USnavy.
Khi được hỏi tại sao thép từ WTC lại được sử dụng để đóng tàu đổ bộ tấn công chứ không phải khu trục hạm hay tàu ngầm, Hải quân Mỹ đã cho biết do tàu đổ bộ tấn công không bao giờ đi một mình, nó luôn được hạm đội yểm trợ - giống như cách quân đội Mỹ luôn hành động để bảo vệ người dân của quốc gia này - kể cả linh hồn của những người đã khuất sau vụ 11/9. Nguồn ảnh: USnavy.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh toà tháp đôi WTC - Trung tâm Thương mại Thế giới đổ xập sau vụ tấn công khủng bố hôm 11/9.