Chi tiết nội dung quan trọng trong phán quyết PCA về vụ kiện Biển Đông

Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII, Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Video tiến trình vụ kiện Biển Đông của Philippines lên Tòa trọng tài (Nguồn video VTV1):
Phán quyết Toà Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là "Philippines và "Trung Quốc") hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố "nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng". Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”. Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để bên bình luận.
Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12 năm 2014 cũng như các các tuyên bố chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Điều 288 của Công ước quy định: ‘Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc liệu một toà hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này sẽ do chính toà hay cơ quan trọng tài đó quyết định’. Theo đó, Toà Trọng tài đã tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào tháng 7 năm 2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, quyết định về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền và sẽ để lại một số vấn đề đê tiếp tục xem xét. Toà Trọng tài, sau đó, tiếp tục triệu tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30 tháng 11 năm 2015.
Chi tiet noi dung quan trong trong phan quyet PCA ve vu kien Bien Dong
 
Phán quyết được ban hành hôm 12/7 giải quyết các vấn đề về thẩm quyền mà Toà chưa quyết định trong Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc cũng như giải quyết các vấn đề về nội dung thực chất đối với các yêu cầu mà Philippines nằm trong thẩm quyền của Toà. Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.
Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn:
Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.
Quy chế của các cấu trúc:
Tiếp theo, Toà Trọng tài xem xét đến quyền hưởng các vùng biển và quy chế của các cấu trúc. Trước tiên, Toà tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi khi thuỷ triều lên đỉnh hay không. Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy. Toà nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Sau đó, Toà tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.
Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc. Toà cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác. Theo đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Toà nhận thấy Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.
Tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc: Tiếp theo, Toà xem xét tới tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines , Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines , (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng ngư dân từ Philippines (cũng như ngư dân từ Trung Quốc) đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines .
Gây hại cho môi trường biển
Toà xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa gần đây của Trung Quốc, và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt. Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc đã nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng với môi trường rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ của nước này trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.
Làm trầm trọng thêm tranh chấp: Cuối cùng, Toà xem xét liệu các hoạt động của Trung Quốc kể từ khi Toà bắt đầu xem xét vụ việc có làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các bên hay không. Toà nhận thấy rằng Toà thiếu thẩm quyền để xem xét tác động của vụ đối đầu giữa tàu hải quân của Philippines tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc ở Bãi cạn Second Thomas, cho rằng tranh chấp này liên quan đến các hoạt động quân sự và do vậy, nằm ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Tuy nhiên, Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên.
Tóm tắt mở rộng của phán quyết của Toà sẽ được trình bày dưới đây:
Toà được thành lập vào ngày 21 tháng 6 năm 2013, phù hợp với chu trình được quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, để đưa ra phán quyết về tranh chấp được đệ trình bởi Philippines. Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài. Toà Trọng tài thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử.
Thông tin thêm về vụ việc có thể được tìm thấy ở trang www.pcacases.com/web/view/7, bao gồm Phán quyết về Thẩm quyền, các Quy tắc về thủ tục, các Thông cáo báo chí trước đây, biên bản phiên toà và ảnh. Trình tự thủ tục, đệ trình bởi Philippines và các báo của của chuyên gia của Toà sẽ được công bố trong một thời gian thích hợp, cũng như bản dịch không chính thức bằng tiếng Trung của Phán quyết của Toà.

Ảnh “phố biến thành sông” ở Trung Quốc sau siêu bão Nepartak

(Kiến Thức) - Siêu bão Nepartak kèm theo mưa lớn đã đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) với sức gió mạnh khoảng 100 km/giờ.

Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak
 Các nhà chức trách cho hay, siêu bão Nepartak kèm theo mưa lớn đã đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến vào 13h45 ngày 9/7 với sức gió mạnh khoảng 100 km/giờ.
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-2
Ít nhất 420 nghìn người ở 4 thành phố của tỉnh, trong đó có Phúc Châu, đã phải khẩn trương sơ tán. Ảnh: Nước lũ ở làng Meifeng, huyện Youxi, tỉnh Phúc Kiến, ngày 9/7. 
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-3
 Bão Nepartak đã ảnh hưởng tới hơn 1.800 người , phá hủy 94 ngôi nhà và khoảng 400 ha đất trang trại ở Youxi.
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-4
Một nhân viên phân phát thực phẩm cho người dân tại nơi tránh bão tạm thời trong một ngôi trường ở huyện Licheng ở Putian. 
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-5
Một người phụ nữ bế con tại nơi tránh bão tạm thời.
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-6
 Đường phố biến thành sông ở Trung Quốc.
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-7
  Do ảnh hưởng của bão, 5 sân bay  đã phải đóng cửa, gần 400 chuyến bay và hơn 300 chuyến tàu cao tốc bị hủy bỏ. Hơn 33 nghìn tàu phải trở về cảng.
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-8
 Người dân di chuyển trên con đường ngập nước.
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-9
Chiếc xe bị chết máy giữa đường. 
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-10
Cảnh đổ nát nhìn từ trên cao.
Anh “pho bien thanh song” o Trung Quoc sau sieu bao Nepartak-Hinh-11
 Bão Nepartak khiến nhiều khu vực ở Trung Quốc bị ngập.

Khoảnh khắc phiến quân IS bắn hạ trực thăng quân sự ở Syria

(Kiến Thức) - Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, phiến quân IS đã bắn hạ một chiếc trực thăng quân sự ở Palmyra khiến hai phi công Nga trên máy bay thiệt mạng.

Khoanh khac phien quan IS ban ha truc thang quan su o Syria
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiếc trực thăng Mi-25 chở hai phi công Nga Evgeny Dolgin và Ryafagat Khabibulin đã bị bắn hạ khi đang trên đường trở về căn cứ sau chuyến bay sử dụng tên lửa để đẩy lui phiến quân IS theo đề nghị của quân đội Syria. 
Khoanh khac phien quan IS ban ha truc thang quan su o Syria-Hinh-2
"Ngày 8/7, khi đang trên đường trở về căn cứ sau khi đẩy lùi nhóm IS, trực thăng quân sự Mi-25 đã bị các tay súng khủng bố từ mặt đất bắn hạ và rơi ở một nơi thuộc quyền kiểm soát của quân đội Syria. Phi hành đoàn đã tử nạn", trích thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga. 
Khoanh khac phien quan IS ban ha truc thang quan su o Syria-Hinh-3
Chiếc trực thăng hết đạn và bị tấn công khi quay đầu trở về căn cứ.
Khoanh khac phien quan IS ban ha truc thang quan su o Syria-Hinh-4
 Trang tin Amaq của nhóm IS đã đăng tải một đoạn video ghi lại cảnh trực thăng Mi-25 trúng tên lửa và tiếng hò reo của các tay súng IS khi bắn hạ được chiếc trực thăng.
Khoanh khac phien quan IS ban ha truc thang quan su o Syria-Hinh-5
 Một nguồn tin quân sự Nga nói với hãng Interfax rằng, chiếc trực thăng đã trúng tên lửa của hệ thống tên lửa chống tăng TOW do Mỹ sản xuất.
Khoanh khac phien quan IS ban ha truc thang quan su o Syria-Hinh-6
 Chiếc trực thăng quân sự Mi-25 rơi ở khu vực gần thành phố Palmyra.
Khoanh khac phien quan IS ban ha truc thang quan su o Syria-Hinh-7
Được biết, kể từ khi bắt đầu chiến dịch chống khủng bố tại Syria hồi tháng 9/2015, ít nhất 12 binh sĩ Nga đã thiệt mạng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.