Chi tiết ngỡ ngàng về võ sư Vịnh Xuân quyền Diệp Vấn

(Kiến Thức) - Võ sư Vịnh Xuân quyền Diệp Vấn là ai mà vài năm trở lại đây người ta thi nhau làm phim về ông khiến tên tuổi ông được biết đến ở khắp nơi trên thế giới?
 

Chi tiết ngỡ ngàng về võ sư Vịnh Xuân quyền Diệp Vấn
Diệp Vấn và Vịnh Xuân
Có thể nói rằng trước năm 2009, ngoại trừ những người học võ Vịnh Xuân, rất ít người biết Diệp Vấn là ai. Nhưng sau thành công vang dội của bộ phim "Diệp Vấn 1" do Chân Tử Đan thủ vai chính, người người đều biết đến cái tên Diệp Vấn. Đồng thời hễ nhắc tới Vịnh Xuân Quyền là nhắc tới Diệp Vấn, ngược lại nhắc đến Diệp Vấn là nói tới Vịnh Xuân.
Trong sự thực, Diệp Vấn là truyền nhân đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Ông đã dành cả cuộc đời để theo đuổi sự nghiệp võ thuật. Chính ông là người có công truyền bá phái Vịnh Xuân ra khắp thế giới trong khi trước thời ông, môn võ này chỉ được lưu truyền trong các gia tộc là chính. Và cũng chính nhờ vào việc phát dương môn phái đó mà tên tuổi ông trở nên nổi bật. 
Chi tiet ngo ngang ve vo su Vinh Xuan quyen Diep Van
Sư phụ Diệp Vấn. 
Theo tiểu sử của Diệp Vấn trên Wikipedia và Baidu, ông tên thật là Diệp Kế Vấn, sinh ra tại Phật Sơn - tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình giàu có và được giáo dục theo Nho giáo từ nhỏ. Năm 7 tuổi, ông bái Trần Hoa Thuận làm sư phụ để học Vịnh Xuân Quyền. Lúc đó Trần Hoa Thuận đã 70 tuổi nên chủ yếu Diệp Vấn học võ với sư huynh là Ngô Trọng Tố. Diệp Vấn là học trò cuối cùng của Trần Hoa Thuận. Sau khi Diệp Vấn học được 3 năm thì Trần Hoa Thuận qua đời.
Vào năm 16 tuổi, Diệp Vấn từ Phật Sơn sang Hong Kong qua sự giúp đỡ của một người bà con. Một năm sau, ông vào học trong trường St. Stephen’s College – một trường trung học dành cho con cái những gia đình giàu có và người nước ngoài ở Hong Kong.
Thời gian ở Hồng Kông, Diệp Vấn đã có cơ duyên được gặp Lương Bích – là sư thúc của ông, và được học thêm những bí quyết về võ thuật mà ông không có điều kiện học từ sư phụ Trần Hoa Thuận. Năm 24 tuổi ông trở lại Phật Sơn làm một cảnh sát. Cho đến lúc đó, Diệp Vấn đã có 18 năm liên tục luyện tập và học hỏi về Vịnh Xuân và đã đạt đến một trình độ võ thuật ít người bì kịp.
Cuộc đời lưu lạc
Diệp Vấn ở Phật Sơn vẫn duy trì thời gian luyện tập võ thuật hàng ngày. Mặt khác, Phật Sơn là một địa phương rất phát triển về võ thuật nên đã có rất nhiều cao thủ các phái tìm đến ông giao lưu, trao đổi. Những cuộc tỉ thí của họ thường là đóng cửa trong nhà, người ngoài không biết. Trong thời gian này, Diệp Vấn cũng dạy Vịnh Xuân cho một số những cảnh sát thuộc hạ, bạn bè và người thân thích của mình nhưng ông không mở võ đường chính thức. 
Chi tiet ngo ngang ve vo su Vinh Xuan quyen Diep Van-Hinh-2
 Diệp sư phụ luyện tập với mộc nhân.
Khi quân Nhật phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Phật Sơn bị Nhật chiếm và nhà của Diệp Vấn trở thành chuồng ngựa của lính Nhật. Diệp Vấn đã tham gia vào hoạt động thu thập tin tình báo cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc.
Cuối năm 1949, sau khi Tưởng Giới Thạch bị thua phải chạy ra Đài Loan, Diệp Vấn cũng rời Phật Sơn sang Hồng Kông vì ông là một đảng viên Quốc Dân Đảng. Từ đây ông bắt đầu quãng thời gian sống trong khó khăn tài chính nhưng cũng là quãng thời gian ông phát dương môn phái Vịnh Xuân mạnh mẽ.
Theo website Kworkwingchun của một đệ tử đời thứ 3 của Diệp Vấn, ở Hồng Kông, năm 1950 lúc đã gần 60 tuổi, Diệp Vấn mở võ đường bắt đầu thu nhận đệ tử làm kế sinh nhai. Lớp đệ tử đầu tiên là các nhân viên phục vụ trong nhà hàng gồm 8 người, trong đó có Lương Xương là chủ tịch công đoàn của hội công nhân nhà hàng. Trong mấy năm đầu, việc dạy võ của Diệp Vấn không thuận lợi và phải chuyển địa điểm mấy lần nên cuộc sống của ông khá khó khăn. Sau cùng võ đường ổn định tại đường Lợi Đạt thuộc khu Du Ma Địa. Chính ở đó ông đã đào tạo ra nhiều cao thủ võ thuật thành danh sau này như Lý Tiểu Long. 
Chi tiet ngo ngang ve vo su Vinh Xuan quyen Diep Van-Hinh-3
 Diệp Vấn và các đệ tử.
Diệp Vấn bắt đầu trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông trong thập niên 1960 bởi vì một số đệ tử và con cháu của ông sau 10 năm học võ đã tương đối trưởng thành. Họ đã đủ khả năng đứng ra mở lớp dạy võ. Trong quá trình hoạt động, họ có một số tranh cãi với những võ sư thuộc các phái khác dẫn đến tỉ thí. Hầu hết các trận đấu là họ thắng dẫn đến uy tín của cụ Diệp lên rất cao. Trên cơ sở đó, năm 1967, cụ Diệp và các học trò lập ra Vịnh Xuân Thể Dục Hội.
Tháng 12/1972, Diệp sư phụ qua đời tại Hồng Kông vì bệnh ung thư thanh quản. Ông ra đi để lại sự tiếc nuối cho nhiều môn sinh, đệ tử và cả giới võ thuật. Nhiều người đã nói ví rằng “một pho từ điển sống về Vịnh Xuân” đã mất đi. Sau khi ông mất, người ta cũng thống nhất tôn vinh ông là “bậc thầy Vịnh Xuân”.
Nhất đại tôn sư
Sau khi Diệp Vấn qua đời, các học trò của ông vẫn tiếp tục truyền bá Vịnh Xuân một cách rộng rãi. Cho đến nay, hệ thống Vịnh Xuân theo giáo trình của Diệp Vấn đã có mặt ở rất nhiều nước trên toàn thế giới. Theo một bài viết của võ sư Diệp Chuẩn thì đến sau khi Diệp Vấn qua đời đã có gần nửa triệu người học Vịnh Xuân Quyền. Còn theo Wikipedia, đến nay trên toàn thế giới có đến 2 triệu người đang luyện tập môn võ này, một con số khổng lồ. 
Chi tiet ngo ngang ve vo su Vinh Xuan quyen Diep Van-Hinh-4
 Hoàng Thuần Lương (áo đen), đại đệ tử của Diệp Vấn ở Hồng Kông.
Sự thành công của Diệp Vấn ngoài niềm đam mê và nỗ lực trọn đời, còn nhờ vào những phương pháp sư phạm rất độc đáo của ông. Trước hết, dù mở võ đường làm kế sinh nhai, Diệp sư phụ vẫn không thu nhận đệ tử theo kiểu càng nhiều càng tốt. Võ sư Diệp Chính (con trai cụ Diệp Vấn) trong một bài viết nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha mình nói rằng:
“Diệp sư phụ đặt trọng tâm lớn vào việc lựa chọn tài năng. Ông luôn nói: “Không có gì để bàn cãi khi nói rằng một đệ tử chọn được thầy đã khó nhưng một người thầy chọn được một đệ tử còn khó hơn”. Đó là một tâm lý bất bình thường đối với một người dạy võ để kiếm sống. Điều này có nghĩa rằng ông có thái độ rất nghiêm túc trong thái độ của mình và chịu trách nhiệm về các môn đồ mà ông dạy. Trong suốt cuộc đời, ông đã không treo lên một biển hiệu hay dòng tuyển sinh quảng cáo nào. Mục đích của việc này là để “giành quyền chủ động lựa chọn đệ tử”. Ông đã tôn trọng và giữ vững nguyên tắc này trong suốt 20 năm. Đó là một điều đáng khen ngợi đối với một người dạy võ để kiếm sống như ông”. 
Chi tiet ngo ngang ve vo su Vinh Xuan quyen Diep Van-Hinh-5
 Diệp Vấn vẫn chăm chỉ luyện công khi tuổi tác đã ngoài 70.
Bên cạnh đó, Diệp sư phụ cũng đã thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại. Khi giảng dạy Vịnh Xuân, ông đã loại bỏ hết những khái niệm siêu hình học như ngũ hành, bát quái. Thay vào đó ông ứng dụng các kiến thức công nghệ đương thời như cơ học, toán học để giải thích các quy tắc Vịnh Xuân. Điều này cũng là một bí quyết giúp người học dễ dàng tiếp nhận hơn.
Võ sư Diệp Chính còn kể: “Người đã không bao giờ nói và thậm chí căm ghét những ai khoe rằng: “Tôi đã được gặp một thiên tài hay một ẩn sĩ và người đó đã dạy cho tôi những kỹ năng phi thường hay độc chiêu trong võ thuật” nhằm lừa đệ tử của mình và nâng cao chính mình. Ông nghĩ rằng người đó không có niềm tin vào những gì mình đã học được và đã rất nông cạn trong các quy tắc của võ thuật và chỉ muốn mọi người sợ hãi bằng cách bịa ra các câu chuyện bí hiểm. Diệp sư phụ tin rằng một người sử dụng các phương tiện vô căn cứ để dạy võ thuật là những người thất bại”.

Những tên tuổi lớn nhất võ thuật Trung Quốc cận đại

(Kiến Thức) - Trung Quốc có hàng trăm môn phái võ thuật với rất nhiều nhân tài xuất chúng nhưng trong thời cận đại có 4 tên tuổi lớn nhất.

Những tên tuổi lớn nhất võ thuật Trung Quốc cận đại
Đầu tiên kể đến là Hoắc Nguyên Giáp. Ông sinh năm 1869 ở Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).
 Đầu tiên kể đến là  Hoắc Nguyên Giáp. Ông
sinh năm 1869 ở Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).

Hoắc Nguyên Giáp mất ở độ tuổi 40 nhưng tên tuổi ông luôn được nhắc đến như một anh hùng chấn hưng võ thuật Trung Quốc qua việc lập Tinh Võ thể dục hội ở Thượng Hải để khuyến khích người dân tập võ rèn luyện sức khỏe nhằm tự cường chống áp bức của phương Tây.
 Hoắc Nguyên Giáp mất ở độ tuổi 40 nhưng tên tuổi ông luôn được nhắc đến như một anh hùng chấn hưng võ thuật Trung Quốc qua việc lập Tinh Võ thể dục hội ở Thượng Hải để khuyến khích người dân tập võ rèn luyện sức khỏe nhằm tự cường chống áp bức của phương Tây.
Đặc biệt, thời Nguyên Giáp sống, nhiều võ sĩ Trung Quốc bị thua trước võ Nhật, quyền anh nên người Nhật khinh thường võ Trung Quốc và gọi người Trung Quốc là "Đông Á bệnh phu". Trong ảnh là một cảnh trong phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt thủ vai chính.
 Đặc biệt, thời Nguyên Giáp sống, nhiều võ sĩ Trung Quốc bị thua trước võ Nhật, quyền anh nên người Nhật khinh thường võ Trung Quốc và gọi người Trung Quốc là "Đông Á bệnh phu". Trong ảnh là một cảnh trong phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt thủ vai chính.
Qua một số trận thắng của Hoắc Nguyên Giáp trước các võ sĩ Nhật và nước ngoài, võ thuật Trung Quốc nói riêng, người Trung Quốc nói chung được cổ vũ mạnh mẽ. Do vậy Hoắc Nguyên Giáp được tôn thờ như một anh hùng trong lòng người Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Y Kiện (giữa) vào vai Hoắc Nguyên Giáp trong bộ phim cùng tên.
  Qua một số trận thắng của Hoắc Nguyên Giáp trước các võ sĩ Nhật và nước ngoài, võ thuật Trung Quốc nói riêng, người Trung Quốc nói chung được cổ vũ mạnh mẽ. Do vậy Hoắc Nguyên Giáp được tôn thờ như một anh hùng trong lòng người Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Y Kiện (giữa) vào vai Hoắc Nguyên Giáp trong bộ phim cùng tên.



Cùng thời đó có Hoàng Phi Hồng cũng là một võ sư nổi tiếng của môn Hồng Gia Quyền. Ông từng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan đánh Nhật. Trong Cách mạng Tân Hợi lại được Lưu Vĩnh Phúc mời về dạy võ cho dân đoàn tỉnh Quảng Đông.
 Cùng thời đó có

Hoàng Phi Hồng cũng là một võ sư nổi tiếng của môn Hồng Gia Quyền. Ông từng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan đánh Nhật. Trong Cách mạng Tân Hợi lại được Lưu Vĩnh Phúc mời về dạy võ cho dân đoàn tỉnh Quảng Đông.

Hoàng Phi Hồng là truyền nhân của Hồng Gia Quyền, loại quyền thuật tương truyền do Hồng Hy Quan, một cao đồ Thiếu Lâm tự sáng tạo ra. Tuy nhiên trong quá trình bôn tẩu, ông đã học hỏi thêm ngón vô ảnh cước và sau đó biến nó thành một kỹ thuật sở trường của mình. Trong ảnh là Lý Liên Kiệt đóng vai Hoàng Phi Hồng biểu diễn cước pháp.
 

Hoàng Phi Hồng là truyền nhân của Hồng Gia Quyền, loại quyền thuật tương truyền do Hồng Hy Quan, một cao đồ Thiếu Lâm tự sáng tạo ra. Tuy nhiên trong quá trình bôn tẩu, ông đã học hỏi thêm ngón vô ảnh cước và sau đó biến nó thành một kỹ thuật sở trường của mình. Trong ảnh là Lý Liên Kiệt đóng vai Hoàng Phi Hồng biểu diễn cước pháp.

Hồng gia quyền của Hoàng Phi Hồng ngày nay được xếp đứng đầu trong 4 môn võ thuật danh gia là Hồng Vịnh Châu Thái (Hồng gia, Vịnh xuân, Châu gia, Thái lý phật). Trong ảnh là võ sư Triệu Chí Linh sử dụng công phu Thiết tuyến quyền của Hồng gia đóng trong phim "Tuyệt đỉnh công phu".
 Hồng gia quyền của Hoàng Phi Hồng ngày nay được xếp đứng đầu trong 4 môn võ thuật danh gia là Hồng Vịnh Châu Thái (Hồng gia, Vịnh xuân, Châu gia, Thái lý phật). Trong ảnh là võ sư Triệu Chí Linh sử dụng công phu Thiết tuyến quyền của Hồng gia đóng trong phim "Tuyệt đỉnh công phu".
Thời gian gần đây cái tên Diệp Vấn được nhiều người biết đến sau thành công vang dội của bộ phim cùng tên do Chung Tử Đơn đóng. Nhưng Diệp Vấn ngoài đời vĩ đại hơn nhiều.
 Thời gian gần đây cái tên Diệp Vấn được nhiều người biết đến sau thành công vang dội của bộ phim cùng tên do Chung Tử Đơn đóng. Nhưng Diệp Vấn ngoài đời vĩ đại hơn nhiều.
Ông là trưởng môn đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Đồng thời ông cũng là người có công phát triển môn phái này ra thành phái lớn nhất thế giới. Đến nay có hàng triệu môn sinh với hàng chục chi phái ở hàng chục quốc gia theo học môn này.
 Ông là trưởng môn đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Đồng thời ông cũng là người có công phát triển môn phái này ra thành phái lớn nhất thế giới. Đến nay có hàng triệu môn sinh với hàng chục chi phái ở hàng chục quốc gia theo học môn này.
Ông cũng bỏ tâm sức đào tạo được nhiều học trò giỏi. Một trong số họ là Lý Tiểu Long - siêu sao võ thuật điện ảnh và cũng là người có công đầu trong việc quảng bá võ thuật Trung Quốc lên màn ảnh toàn thế giới.
 Ông cũng bỏ tâm sức đào tạo được nhiều học trò giỏi. Một trong số họ là Lý Tiểu Long - siêu sao võ thuật điện ảnh và cũng là người có công đầu trong việc quảng bá võ thuật Trung Quốc lên màn ảnh toàn thế giới.
Một bức ảnh chụp hai thầy trò Diệp Vấn và Lý Tiểu Long.
 Một bức ảnh chụp hai thầy trò Diệp Vấn và Lý Tiểu Long.
Đây là lúc Lý Tiểu Long đã thành danh ở Mỹ và trở về Hong Kong thăm thầy.
 Đây là lúc Lý Tiểu Long đã thành danh ở Mỹ và trở về Hong Kong thăm thầy.
Môn Thái Cực Quyền ngày nay là một môn võ phổ biến và được cả người trẻ lẫn già ham thích luyện tập. Công lao phổ biến môn đó thuộc về vị danh sư tên là Dương Trừng Phủ.
 Môn Thái Cực Quyền ngày nay là một môn võ phổ biến và được cả người trẻ lẫn già ham thích luyện tập. Công lao phổ biến môn đó thuộc về vị danh sư tên là Dương Trừng Phủ.
Ông là cháu nội Dương Lộ Thiền - người đặt nền móng đầu tiên cho hệ phái Thái Cực Quyền Dương thức.
 Ông là cháu nội Dương Lộ Thiền - người đặt nền móng đầu tiên cho hệ phái Thái Cực Quyền Dương thức.
Từ năm 1928 đến 1934 Dương Trừng Phủ đi khắp Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu rồi Quảng Châu, Thượng Hải để truyền bá Thái Cực Quyền. Ông cũng có thời gian dạy quyền trong quân đoàn Quảng Châu và quân đoàn Quảng Tây.
Từ năm 1928 đến 1934 Dương Trừng Phủ đi khắp Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu rồi Quảng Châu, Thượng Hải để truyền bá Thái Cực Quyền. Ông cũng có thời gian dạy quyền trong quân đoàn Quảng Châu và quân đoàn Quảng Tây. 
Dương Trừng Phủ để lại cuốn "Phương pháp sử dụng Thái Cực Quyền" và cuốn "Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư". Hai cuốn sách này đúc kết kinh nghiệm cả đời tập luyện và dạy võ của ông và là tài liệu căn bản để phổ biến Thái Cực Dương thức sau này.
 Dương Trừng Phủ để lại cuốn "Phương pháp sử dụng Thái Cực Quyền" và cuốn "Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư". Hai cuốn sách này đúc kết kinh nghiệm cả đời tập luyện và dạy võ của ông và là tài liệu căn bản để phổ biến Thái Cực Dương thức sau này. 

Giải mã Nam quyền: Lấy ý làm thần, lấy khí thúc lực

(Kiến Thức) - Đặc điểm chung của Nam quyền là lấy hình làm quyền, lấy ý làm thần, lấy khí thúc lực, lấy quan phát khí. 

Giải mã Nam quyền: Lấy ý làm thần, lấy khí thúc lực
Nam quyền có lịch sử từ lâu đời, nguồn gốc đến hơn 400 năm lưu hành ở các tỉnh bờ nam dòng Trường Giang (Trung Quốc). Nam quyền ở các nơi phát triển qua thời gian mà tự thành chỉnh thể và mang phong cách riêng. Sau khi nhà nước Trung Quốc thành lập năm 1949 đã thống nhất nhiều lưu phái võ thuật trong dân gian gọi chung là Wushu. Từ đó tới nay, Nam quyền và các bộ môn võ khí như Nam đao, Nam côn… là những nội dung thi đấu bắt buộc của võ sinh Wushu.

8 môn võ nổi tiếng trong lịch sử thế giới

Vịnh xuân quyền, quyền Anh, Karate là những môn võ phổ biến và nổi tiếng thế giới.

8 môn võ nổi tiếng trong lịch sử thế giới
Kick-boxing là môn võ phát triển từ quyền Thái, quyền Anh và karate. Nếu như boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kick-boxing kết hợp cả đấm và đá. Hiện môn võ này được được giới trẻ yêu chuộng không chỉ để tự vệ, đối kháng mà còn để rèn luyện sức khỏe. Trong môn này, các võ sĩ đánh tự do hơn môn boxing (quyền Anh) nhiều. Quá trình di chuyển bằng chân, quan sát và đấm đỡ bằng tay của kick-boxing tạo sự vận động tối đa cho mọi cơ bắp. Chính việc vừa vận động vừa quan sát sẽ giúp người tập rèn luyện thêm về độ nhanh nhạy - một sự khác biệt lớn so với việc tập thể hình hay chạy điền kinh. Ảnh: Conteninjection.
 Kick-boxing là môn võ phát triển từ quyền Thái, quyền Anh và karate. Nếu như boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kick-boxing kết hợp cả đấm và đá. Hiện môn võ này được được giới trẻ yêu chuộng không chỉ để tự vệ, đối kháng mà còn để rèn luyện sức khỏe. Trong môn này, các võ sĩ đánh tự do hơn môn boxing (quyền Anh) nhiều. Quá trình di chuyển bằng chân, quan sát và đấm đỡ bằng tay của kick-boxing tạo sự vận động tối đa cho mọi cơ bắp. Chính việc vừa vận động vừa quan sát sẽ giúp người tập rèn luyện thêm về độ nhanh nhạy - một sự khác biệt lớn so với việc tập thể hình hay chạy điền kinh. Ảnh: Conteninjection.

Đọc nhiều nhất

Tin mới