Chi tiết đáng sợ xung quanh ngày hạ táng hoàng đế Chu Nguyên Chương

Là một trong các giai thoại ly kỳ nhất Nam Kinh, câu chuyện về 13 chiếc quan tài cùng xuất hiện trong ngày hạ táng Chu Nguyên Chương vẫn khiến hậu thế bàn tán.

Chu Nguyên Chương: Vị Hoàng đế xuất thân từ ăn mày
Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị Hoàng đế có xuất thân khiêm nhường nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông ở Tứ Châu (nay là huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô). Do kế sinh nhai thúc bách nên cả gia đình ông phải trôi nổi nhiều nơi. Bố mẹ ông có 8 người con nhưng 2 người không may chết yểu, còn 4 nam 2 nữ. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có.
Năm 16 tuổi, Chu Nguyên Chương đi chăn súc thuê nhưng không lâu sau đã bị chủ đuổi vì dám lén thui một con gia súc trong đàn để ăn. Cũng cùng năm đó, một bệnh dịch đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và anh chị của ông, khiến ông phải tá túc làm sư trong một ngôi chùa. Tuy nhiên, do chùa cũng không thể nuôi hết các sư nên ông phải rời chùa, đi ăn mày kiếm miếng cơm lót dạ trong vòng 3 năm. Sau đó, ông lại trở về chùa làm sư trong 3 năm nữa và trong thời gian này ông mới bắt đầu học đọc và viết.
Năm 1352, khi khí vận triều Nguyên sắp tận, Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân. Sau đó, từ một kẻ vô danh tiểu tốt, Chu Nguyên Chương đã trở thành người đứng đầu quân doanh, xuất quân Bắc phạt.
Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, khai quốc vương triều nhà Minh. Cùng năm đó, ông công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm 1398, Minh Thái Tổ bệnh mất, hưởng thọ 70 tuổi.
Chi tiet dang so xung quanh ngay ha tang hoang de Chu Nguyen Chuong
Ảnh minh họa. 
Giai thoại ly kỳ về 13 chiếc quan tài đồng loạt được đưa ra khỏi thành trong ngày hạ táng Hoàng đế
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) là vị Hoàng đế sáng lập nên vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân từ tầng lớp bình dân, Chu Nguyên Chương năm xưa đã từng tay không dựng nghiệp lớn, đánh đổ được người Mông Cổ và giành lại quyền tự chủ của người Hán ở Trung Nguyên.
Ông cũng chính là người khai sáng và đặt nền móng vững chắc cho vương triều Đại Minh nắm quyền cai trị Trung Hoa trong gần 3 thế kỷ. Bởi vậy mà mỗi khi nhắc tới thời kỳ tại vị của vị Hoàng đế này, các sử gia vẫn thường gọi đó là giai đoạn "Hồng Vũ chi trị".
Mặc dù sở hữu nhiều công lao và thường được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng Chu Nguyên Chương lúc lập nghiệp thường xuyên chinh chiến khắp nơi, sau khi lên ngôi lại tru diệt hàng loạt công thần, nên ông từng sở hữu không ít kẻ thù.
Có lẽ cũng bởi vậy mà vào ngày hạ táng vị vua nổi tiếng ấy, Minh triều đã làm ra những hành động kỳ lạ khiến bách tính bấy giờ không khỏi xôn xao.
Vào năm Hồng Vũ thứ 31, Minh Thái Tổ băng hà ở Nam Kinh, hưởng thọ 71 tuổi. Sau khi ông qua đời, toàn bộ ngự y từng chữa trị cho Hoàng đế đều lập tức bị lưu đày.
Chưa dừng lại ở đó, vào ngày đưa quan tài nhà vua đến nơi an táng tại Hiếu Lăng, dân chúng Nam Kinh còn xôn xao về một sự việc kỳ lạ.
Tương truyền rằng vào ngày hôm ấy, toàn bộ 13 cổng thành của kinh đô đều được mở ra đồng loạt, từ mỗi cổng lại có một chiếc quan tài được đưa ra ngoài.
Xung quanh sự việc kỳ lạ này cũng tồn tại không ít giai thoại ly kỳ, bí ẩn. Đa số các ý kiến đều cho rằng, đây là một hình thức hạ táng đặc biệt để che mắt thiên hạ và đánh lừa những kẻ trộm mộ.
Tuy nhiên điều mâu thuẫn lại nằm ở chỗ, nơi an táng Chu Nguyên Chương đã được công khai và đặt cố định ở Hiếu Lăng. Như vậy thì chiêu bài "tung hỏa mù" của triều đình phải chăng còn mục đích nào khác?
Cũng kể từ đó, việc 13 chiếc quan tài đồng loạt đi qua các cổng thành của Nam Kinh trong ngày an táng Chu Nguyên Chương đã trở thành một trong những sự kiện ly kỳ và quái dị nhất liên quan tới lịch sử của vùng đất cố đô Nam Kinh nổi tiếng.
Sự thật phía sau những chiếc quan tài bí ẩn: Chân tướng còn rùng rợn hơn hậu thế tưởng tượng!
Theo lý giải của tờ Sohu (Trung Quốc), 13 chiếc quan tài đồng loạt được đưa ra từ các cổng thành Nam Kinh trong ngày đại tang Hoàng đế rất có thể là của những người bị tuẫn táng theo ông.
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, tuẫn táng vốn là một chế độ có từ thời Tần Hán. Sử cũ cũng ghi lại rằng, năm xưa sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Tần Nhị Thế đã xử tử toàn bộ mỹ nhân trong hậu cung của vua cha để tuẫn táng theo Doanh Chính.
Mặc dù vào các triều đại sau đó, chế độ thiếu nhân văn này có xuất hiện thưa thớt hơn, thế nhưng tới thời nhà Minh, giai cấp thống trị một lần nữa lại đưa tục tuẫn táng vào một trong những luật lệ an táng các thành viên trong hoàng tộc.
Bằng chứng là năm xưa Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi qua đời cũng có hơn 30 cung tần bị tuẫn táng. Đa số họ đều phải chịu án thắt cổ để chôn chung lăng mộ với vị vua đã băng hà.
Do đó việc có nhiều cung tần, mỹ nữ hai nô tỳ buộc phải chết để tuẫn táng theo Hoàng đế Chu Nguyên Chương có lẽ cũng không phải là một điều khó hiểu.

Khủng khiếp hình phạt “thiết quần” của bạo chúa Chu Nguyên Chương

(Kiến Thức) - Hình phạt "thiết quần" của bạo chúa Chu Nguyên Chương luôn là nỗi ám ảnh của các phi tần phạm tội ngoại tình. Khi bị dùng hình, nạn nhân sẽ chịu nỗi đau cháy da cháy thịt cho đến khi chết vì bị nướng chín.

Khung khiep hinh phat “thiet quan” cua bao chua Chu Nguyen Chuong
 Chu Nguyên Chương là một trong những hoàng đế nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Giống như nhiều ông hoàng khác, Chu Nguyên Chương có rất nhiều phi tần, mỹ nữ vây quanh hầu hạ.

Cái chết bí ẩn của vị Hoàng đế Trung Quốc nối nghiệp Chu Nguyên Chương

Có một Hoàng đế Trung Quốc, vào đời nhà Minh, thậm chí cho tới tận ngày nay, các sử gia cũng không thể xác định ông qua đời vào thời điểm nào và chết như thế nào.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, nguyên nhân dẫn tới cái chết của một vị hoàng đế thì nhiều vô kể. Có người sống thọ rồi băng hà theo đúng quy luật sinh lão bệnh tử. Có người bị chết bởi ám sát. Có người vì chìm đắm trong tử sắc mà chết yểu. Nhưng trong tất cả, có một Hoàng đế Trung Quốc, vào đời nhà Minh, thậm chí cho tới tận ngày nay, các sử gia cũng không thể xác định ông qua đời vào thời điểm nào và chết như thế nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới