Chi tiết ba câu chuyện động trời nhất lịch sử nhân loại

Chi tiết ba câu chuyện động trời nhất lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Một số sự thật khó tin nhất lịch sử khiến nhiều người bất ngờ và cảm thấy thú vị.

 Ngôi nhà của Wilmer McLean: Ngôi nhà của Wilmer McLean tại Appomattox, Virginia, Mỹ là nơi Nội chiến Mỹ bắt đầu và cũng là nơi kết thúc cuộc chiến. Đây cũng là nơi diễn ra một  sự thật khó tin nhất lịch sử. Cụ thể, trận chiến đầu tiên trong Nội chiến Mỹ là trận Bull Run diễn ra tại trang trại của Wilmer McLean. Ảnh: Wikipedia.
Ngôi nhà của Wilmer McLean: Ngôi nhà của Wilmer McLean tại Appomattox, Virginia, Mỹ là nơi Nội chiến Mỹ bắt đầu và cũng là nơi kết thúc cuộc chiến. Đây cũng là nơi diễn ra một sự thật khó tin nhất lịch sử. Cụ thể, trận chiến đầu tiên trong Nội chiến Mỹ là trận Bull Run diễn ra tại trang trại của Wilmer McLean. Ảnh: Wikipedia.
Trước tình hình chiến sự ác liệt, gia đình của McLean chuyển đến Appomattox Court House cách đó hơn 100 dặm. Đến ngày 9/4/1865, phe miền Nam đầu hàng tại trận chiến Appomattox Court House. Hai bên trong Nội chiến Mỹ đã tiến hành thương lượng ngay tại ngôi nhà của McLean. Ảnh: History.com.
Trước tình hình chiến sự ác liệt, gia đình của McLean chuyển đến Appomattox Court House cách đó hơn 100 dặm. Đến ngày 9/4/1865, phe miền Nam đầu hàng tại trận chiến Appomattox Court House. Hai bên trong Nội chiến Mỹ đã tiến hành thương lượng ngay tại ngôi nhà của McLean. Ảnh: History.com.
 Tycho Brahe: Tycho Brahe là nhà quý tộc người Đan Mạch. Ông cũng là nhà thiên văn nổi tiếng với đời sống khá lập dị và qua đời một cách kỳ lạ. Câu chuyện ly kỳ về cuộc đời của nhà quý tộc này khiến nhiều người bất ngờ. Ảnh: Wikipedia.
Tycho Brahe: Tycho Brahe là nhà quý tộc người Đan Mạch. Ông cũng là nhà thiên văn nổi tiếng với đời sống khá lập dị và qua đời một cách kỳ lạ. Câu chuyện ly kỳ về cuộc đời của nhà quý tộc này khiến nhiều người bất ngờ. Ảnh: Wikipedia.
Nhà thiên văn này mất mũi trong một trận đấu kiếm ở trường đại học và phải đeo một chiếc mũi giả làm bằng kim loại. Ảnh: Biography.com.
Nhà thiên văn này mất mũi trong một trận đấu kiếm ở trường đại học và phải đeo một chiếc mũi giả làm bằng kim loại. Ảnh: Biography.com.
Ông Brahe thường tổ chức những bữa tiệc tại lâu đài và mời bạn bè tới dự tiệc. Chính buổi tiệc tùng đã vô tình dẫn đến cái chết của nhà quý tộc này. Cụ thể, trong một buổi tiệc ở Prague, Brahe khăng khăng đòi ở lại tại bàn trong khi cần đi tiểu bởi vì rời khỏi bàn đồng nghĩa với kém cỏi và thua cuộc trong một trò chơi. Chính điều này khiến nhà thiên văn người Đan Mạch bị nhiễm trùng thận, bàng quang của ông bị vỡ sau đó 11 ngày. Ông qua đời năm 1601. Cho đến nay, câu chuyện lạ như tiểu thuyết về cái chết của ông Brahe khiến không ít người kinh ngạc.
Ông Brahe thường tổ chức những bữa tiệc tại lâu đài và mời bạn bè tới dự tiệc. Chính buổi tiệc tùng đã vô tình dẫn đến cái chết của nhà quý tộc này. Cụ thể, trong một buổi tiệc ở Prague, Brahe khăng khăng đòi ở lại tại bàn trong khi cần đi tiểu bởi vì rời khỏi bàn đồng nghĩa với kém cỏi và thua cuộc trong một trò chơi. Chính điều này khiến nhà thiên văn người Đan Mạch bị nhiễm trùng thận, bàng quang của ông bị vỡ sau đó 11 ngày. Ông qua đời năm 1601. Cho đến nay, câu chuyện lạ như tiểu thuyết về cái chết của ông Brahe khiến không ít người kinh ngạc.
 Chiến dịch Mincemeat: Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Anh đã có chiêu lạ để đánh lạc hướng kẻ thù và đạt được thành công. Anh đã thực hiện kế hoạch gây nhiễu thông tin có tên Chiến dịch Mincemeat nhằm khiến phe phát xít lầm tưởng rằng quân Đồng minh sẽ tiến đánh, chiếm Hy Lạp thay vì đảo Sicily - nơi họ thực sự đổ bộ vào tháng 7/1943. Ảnh: Wikipedia.
Chiến dịch Mincemeat: Trong Chiến tranh thế giới 2, quân đội Anh đã có chiêu lạ để đánh lạc hướng kẻ thù và đạt được thành công. Anh đã thực hiện kế hoạch gây nhiễu thông tin có tên Chiến dịch Mincemeat nhằm khiến phe phát xít lầm tưởng rằng quân Đồng minh sẽ tiến đánh, chiếm Hy Lạp thay vì đảo Sicily - nơi họ thực sự đổ bộ vào tháng 7/1943. Ảnh: Wikipedia.
Để thực hiện kế hoạch này, quân đội Anh đã sử dụng thi thể một người đàn ông vô gia cư và hóa trang xác chết đó thành một thiếu tá thủy quân lục chiến. Họ nhét vào túi người đàn ông này một bộ tài liệu giả về “kế hoạch đổ quân vào Hy Lạp” trước khi thả xuống vùng biển ngoài khơi Tây Ban Nha. Sau đó, chính phủ London liên hệ với chính quyền Madrid nhờ tìm kiếm và thu hồi giúp thi thể “một quân nhân Anh mang tài liệu quan trọng”. Trong ảnh là quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily (Ý) vào tháng 7/1943. Nguồn: Infonet.vn.
Để thực hiện kế hoạch này, quân đội Anh đã sử dụng thi thể một người đàn ông vô gia cư và hóa trang xác chết đó thành một thiếu tá thủy quân lục chiến. Họ nhét vào túi người đàn ông này một bộ tài liệu giả về “kế hoạch đổ quân vào Hy Lạp” trước khi thả xuống vùng biển ngoài khơi Tây Ban Nha. Sau đó, chính phủ London liên hệ với chính quyền Madrid nhờ tìm kiếm và thu hồi giúp thi thể “một quân nhân Anh mang tài liệu quan trọng”. Trong ảnh là quân Đồng minh đổ bộ lên đảo Sicily (Ý) vào tháng 7/1943. Nguồn: Infonet.vn.
Nhận được thông tin quan trọng trên, Tây Ban Nha dưới thời nhà độc tài Franco đã chuyển số tài liệu "cơ mật" trên cho Đức quốc xã. Nhận được tin tức giả mạo mà không hay biết, trùm phát xít Hitler ra lệnh điều quân khỏi Sicily sang bảo vệ Hy Lạp. Chính vì vậy, phát xít Đức đã trở tay không kịp khi quân Đồng minh đổ bộ chiếm đảo này trong Chiến dịch Husky. Ảnh minh họa. Nguồn: Soha.
Nhận được thông tin quan trọng trên, Tây Ban Nha dưới thời nhà độc tài Franco đã chuyển số tài liệu "cơ mật" trên cho Đức quốc xã. Nhận được tin tức giả mạo mà không hay biết, trùm phát xít Hitler ra lệnh điều quân khỏi Sicily sang bảo vệ Hy Lạp. Chính vì vậy, phát xít Đức đã trở tay không kịp khi quân Đồng minh đổ bộ chiếm đảo này trong Chiến dịch Husky. Ảnh minh họa. Nguồn: Soha.

GALLERY MỚI NHẤT