Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ. Ảnh: Vi Thảo |
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng. |
Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ. Ảnh: Vi Thảo |
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng. |
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2025.
Theo đó, dự thảo Luật gồm 8 chương, 58 điều, bổ sung và quy định bao quát hơn các nội dung có liên quan đến quản lý về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
So với quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013, Điều 10 dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã bổ sung thêm một số hành vi bị cấm trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Cụ thể như: Xúc phạm, đe dọa lực lượng PCCC&CNCH thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ PCCC&CNCH để thực hiện hành vi nhũng nhiễu; chế tạo, hoán cải phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm định; đưa phương tiện giao thông thuộc diện phải thẩm định thiết kế vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu...
Xúc phạm, đe dọa lực lượng PCCC&CNCH thực hiện nhiệm vụ là hành vi bị cấm theo dự thảo Luật PCCC&CNCH. |
Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng bổ sung quy định về nghiệm thu, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó, sau khi tổ chức nghiệm thu dự án, công trình thuộc danh mục phải thẩm định thiết kế theo quy định thì chủ đầu tư phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành để kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC
Đặc biệt, doanh nghiệp chỉ được phép đưa hạng mục công trình, công trình đã được xây dựng hoàn thành vào khai thác, sử dụng sau khi được cơ quan quản lý chuyên ngành đã thẩm định thiết kế kiểm tra và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.
Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 60 đến 100 triệu đồng (căn cứ khoản 4 Điều 38 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Dự thảo Luật cũng điều chỉnh một số yêu cầu cơ bản về phòng cháy đối với cơ sở kinh doanh.
Theo đề xuất mới, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại, địa điểm làm việc, công trình phải bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy sau đây:
Có biện pháp phòng cháy như thực hiện và duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt; trang bị phương tiện phòng cháy; kiểm tra phát hiện sơ hở, thiếu sót, vi phạm về phòng cháy...
Có quy định, nội quy về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Bảo đảm an toàn phòng cháy đối với từng loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh: Có phương tiện, hệ thống PCCC&CNCH; hệ thống kỹ thuật; hệ thống liên lạc; thiết bị truyền tin báo cháy, sự cố, hệ thống cập nhật, khai báo dữ liệu về PCCC&CNCH; giải pháp ngăn cháy, chống khói, thoát nạn. Có phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Có lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
Bên cạnh đó, Điều 19 của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bổ sung thêm một số nội dung về phòng cháy trong sử dụng, cung ứng điện; bảo đảm chất lượng đối với thiết bị điện.
Cụ thể, đơn vị điện lực có trách nhiệm thực hiện và duy trì các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC đối với hệ thống điện truyền tải; kiểm tra, đánh giá, khuyến nghị kịp thời việc lắp đặt, sử dụng bảo đảm an toàn đối với hệ thống, thiết bị điện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi ký hợp đồng bán điện và trong quá trình sử dụng điện; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về an toàn PCCC trong sử dụng điện.
Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh thiết bị điện phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật...
>>> Mời độc giả xem thêm video Chàng shipper lao vào biển lửa cứu người vụ cháy chung cư mini:
Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác đã kiểm tra thi công và tặng quà động viên các lực lượng thi công tại 4 vị trí ở 4 tỉnh gồm: vị trí 201 trên địa bàn xã Châu Sơn, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; vị trí 13 trên địa bàn xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; vị trí 41 ở xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; vị trí 100 ở xã Hà Hải, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác nghe báo cáo tiến độ thi công dự án - Ảnh: Nhật Bắc |
Tại các nơi đến kiểm tra, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài là dự án trọng điểm, cấp bách, có vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với khu vực miền Bắc; cũng như vai trò chính trị, an ninh, an toàn quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan đã nỗ lực vượt qua khó khăn, giải quyết kịp thời các vướng mắc theo chỉ đạo, khởi công dự án và tập trung thi công công trình.
Các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519 km, đi qua địa bàn 211 xã, phường của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên.
Tổng số móng cột là 1.179 móng cột, tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng, do EVNNPT thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Trước đó, đường dây 500 kV mạch 3 (Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2) được đóng điện mang tải vào giữa tháng 8/2022.
Thủ tướng động viên, tặng quà người lao động trên công trường dự án đường dây 500 kV. Ảnh: Nhật Bắc |
Tiếp theo đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 hoàn thành năm 1994, mạch 2 hoàn thành năm 2005, dự án đường dây 500 kV mạch 3 là dự án trọng điểm, cấp bách, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, nhất là đối với khu vực miền Bắc.
Dự án có ý nghĩa rất quan trọng để tăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500 kV Bắc - Trung, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc ngay ở thời điểm hiện tại và trong những năm tới.
Dự án giúp nâng cao ổn định – vận hành hệ thống điện quốc gia, góp phần tăng cường truyền tải điện từ các nguồn điện khu vực Bắc Trung Bộ về trung tâm phụ tải khu vực miền Bắc.
Bên cạnh đó, dự án góp phần giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây 500 kV hiện hữu đảm bảo tiêu chí N-1, đặc biệt khi công suất truyền tải cao theo giao diện Bắc - Trung ở thời điểm các nhà máy thủy điện miền Bắc phát thấp.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, Tập đoàn Điện lực phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương và các đơn vị liên quan huy động tối đa nhân lực, vật lực, trong đó huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, khẩn trương thi công, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm, an toàn và đảm bảo tiến độ; với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca, 4 kíp”, “vượt nắng, thắng mưa”, “không có ngày nghỉ, xuyên Tết”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt hơn nữa, phối hợp chặt chẽ hơn, chủ động giải quyết nhanh nhất các thủ tục, hồ sơ, công việc liên quan đến dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm hoàn thành dự án, đưa vào vận hành theo mục tiêu phấn đấu.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm:
(Nguồn: VTV4)
Người dân lo sợ kẹt xe nên xuất phát sớm từ quê về các thành phố lớn. Đoạn cuối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã chật kín phương tiện dồn về Hà Nội trong đêm 13/2. |