Chế độ thê thiếp cực kỳ nghiêm khắc trong thời cổ đại

Thời cổ đại thực hiện chế độ một vợ một chồng, nhiều thiếp. Để đảm bảo địa vị của chính thất, họ thực hiện chế độ thê thiếp vô cùng nghiêm khắc.

Nếu một người phụ nữ muốn có được địa vị bình đẳng với chồng, người đó bắt buộc phải là thê (vợ cả, chính thất). Nếu là thiếp (vợ lẽ) thì chỉ là “một nửa chủ nhân” mà thôi. Bên dưới sẽ nêu rõ đối với một người phụ nữ mà nói, làm thê và làm thiếp có gì khác nhau. Có ảnh hưởng như thế nào đối với tiền đồ của một người.
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai
 Ảnh minh họa
Thê là gì? Thiếp là gì?
Thê là người được thông qua các lễ nghi cưới hỏi chính thức, được dùng kiệu 8 người khiêng rước về bằng cửa chính. Nếu bối cảnh gia đình của vợ và chồng tương đương nhau thì được coi là môn đăng hộ đối. Ví dụ như trong “Hồng lâu mộng”, Giả Mẫu là con gái của Bảo Linh Hầu, chồng bà là Giả Đại Thiện, con trai của Vinh Quốc Công. Sau khi cha ông mất, ông kế thừa tước vị Vinh Quốc Công. Giả Mẫu và Giả Đại Thiện là một cặp vợ chồng môn đăng hộ đối. Con cháu lần lượt thành gia lập nghiệp, Giả Mẫu trở thành Lão Phong Quân. Là người phụ nữ có địa vị tôn quý nhất.
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai-Hinh-2
 
Thê có phân biệt đích thê (chính thất) và điền phòng
Đích thê chính là người vợ đầu tiên của chồng, là nữ chủ nhân của gia đình, nắm quyền quản lý, quán xuyến trong gia đình. Đương nhiên, các thiếp (vợ lẽ) cũng thuộc quản lý của thê. Điền phòng tức là người vợ khác sau khi người vợ đầu tiên người chồng qua đời, còn được gọi là kế thê, kế huyền. Xuất thân gia cảnh của điền phòng thông thường sẽ thấp hơn đích thê một chút. Điền phòng cũng là nữ chủ nhân của gia đình. Ví dụ như Hình phu nhân trong “Hồng lâu mộng” chính là điền phòng của Giả Xá. Long Thị là điền phòng của Giả Trân. Khi kết hôn, thê sẽ mang tới một khoản hồi môn rất lớn.
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai-Hinh-3
 
Thiếp thường là những người phụ nữ được mua về bằng tiền, họ không có hồi môn
Nguồn gốc của thiếp có nhiều kiểu như dùng tiền để mua trong “Hồng lâu mộng” từng đề cập, tiểu thiếp Yên Hồng của Giả Xá chính là người được mua về với 200 lượng bạc. Hoặc thiếp còn được cha mẹ, họ hàng, bạn bè, đồng liêu tặng cho. Tương truyền, Tô Thức thời Tống từng đem tiểu thiếp của mình tặng cho người khác.
Thôi Giao đã viết một bài thơ tặng cho người con gái mà mình yêu:
"Công tử vương tôn trục hậu trần
Lục châu thùy lệ tích la cân.
Hầu môn nhất nhập thâm như hải
Tòng thử tiêu lang thị lộ nhân".
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai-Hinh-4
 
Vị tú tài nghèo Thôi Giao sống ở nhà cô ruột để đi học, trong khoảng thời gian đó đã phải lòng một tỳ nữ xinh đẹp trong nhà cô mình. Nhưng tình yêu của họ là bí mật. Cô chàng không hề biết về suy nghĩ của cháu mình thế nên đã tặng tỳ nữ này cho Thích sứ Tương Châu là Vu Địch làm vợ lẽ. Vì thế Thôi Giao đã viết “Tặng khứ tì”. Vu Địch đọc xong, nghe được câu chuyện của tài tử và vợ lẽ của mình đã cảm động vô cùng. Vu Địch bèn tặng vợ lẽ của mình cho Thôi Giao, còn tặng cho không ít vàng bạc và hồi môn.
Vậy nên, nếu là thiếp thì sẽ không có tự do, có thể bị bán hay đem đi tặng một cách tùy tiện. Ngoài ra, thiếp còn có thể là tỳ nữ trong nhà. Nếu người chồng thích một tỳ nữ nào đó trong nhà mình sẽ có thể bắt họ làm nha đầu thông phòng (chuyên phục vụ nhu cầu sinh lý) hoặc làm thiếp. Địa vị của nha hoàn thông phòng thấp hơn cả tiểu thiếp, vì vẫn là phận nô tài.
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai-Hinh-5
 
Thời cổ đại nạp thiếp chỉ cần dùng một chiếc kiệu nhỏ đi vào bằng cửa sau là xong chuyện. Không có hôn lễ long trọng, không được mặc áo tân nương màu đỏ, nhà mẹ đẻ của tiểu thiếp cũng không phải là họ hàng thân thích của người chồng. Cha mẹ, anh chị em của tiểu thiếp đều không phải là người bề trên của con cái của tiểu thiếp. Chỉ có người nhà mẹ đẻ của đích mẫu (vợ cả) mới là bề trên của các con thứ (con của vợ lẽ).
Trong “Hồng lâu mộng”, Triệu Di Nương là mẹ ruột của Giả Hoàn, anh em và cháu trai của Triệu Di Nương đều là người hầu, phận nô tài của Giả Hoàn. Chỉ cần Giả Hoàn có mặt thì họ đều sẽ phải cung kính đứng một bên nghênh đón hầu hạ. Thám Xuân chỉ nhận anh trai Vương Tử Đằng của đích mẫu Vương Phu Nhân làm cậu, không hề nhận anh em Triệu Quốc Cơ của mẹ ruột làm cậu mình.
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai-Hinh-6
 
Thê thiếp phân biệt đẳng cấp nghiêm ngặt, người chồng không được sủng thiếp mà bỏ thê
Thê chiếm địa vị thống trị. Thê là nữ chủ nhân của gia đình, quản lý mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình. Còn thiếp tuy được coi là bậc chủ, nhưng cũng chỉ là một nửa, nửa còn lại là thân phận nô tài, cần phải phục tùng chồng, thê và con cái. Ví dụ trong “Hồng lâu mộng”, Triệu Di Nương là thiếp của Giả Chính, bà cần hầu hạ Vương Phu Nhân, Giả Chính. Giả Bảo Ngọc tới thì Triệu Di Nương cũng cần phải hầu hạ thiếu gia này. Cấp bậc thê thiếp trong thời cổ đại vô cùng khắt khe, người chồng không thể sủng thiếp mà bỏ thê, nếu không thì sẽ bị phạt.
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai-Hinh-7
 
Trong cuốn “Tuyển tập các điều luật thời Minh” có viết: “Cứ là người coi thê là thiếp, phạt 100 trượng, coi thiếp là thê phạt 90 trượng và cải chính. Nếu như có thê mà lấy thê khác cũng phạt 90 trượng, ly dị. Chỉ những ai 40 tuổi trở lên không có con trai mới được nạp thiếp. Kẻ nào vi phạm thì phạt 40 trượng”. Điều luật này nhằm tránh việc mất trật tự cấp bậc thê thiếp. Thiếp không có tư cách trở thành thê. Cả đời đều là một nửa nô tài. Thê của Tô Thức qua đời nhưng thiếp của ông vẫn chỉ là thiếp, không được chuyển thành thê.
Chỉ có làm thê mới có tư cách có con
Chỉ có thê tử mới xứng làm mẹ, mới có tư cách có con. Con mình sinh ra là con mình, con do thiếp sinh ra cũng là con của thê. Con trai hay con gái do thiếp sinh đều là con của thê, chẳng qua bị gọi là con trai thứ, con gái thứ mà thôi. Họ gọi mẹ ruột của mình là di nương, không được gọi là mẫu thân.
Che do the thiep cuc ky nghiem khac trong thoi co dai-Hinh-8
 
Trong thời cổ đại, nếu như phụ nữ muốn được người khác tôn trọng, muốn làm chủ gia đình, về già được hưởng phúc phận con cháu đầy đàn thì chỉ có thể làm thê, không được làm thiếp. Nếu như người chồng có bản lĩnh, làm quan có chức tước, người được phong hiệu kèm theo chỉ có thể là thê, không thể là thiếp. Nếu như con thứ có tài, có thể giành được phong hiệu cho mẹ thì người được nhận phong hiệu chỉ có thể là đích mẫu, không thể là mẹ ruột của mình.
Làm thiếp cả đời không ngẩng đầu lên được. Cả đời không có được quyền làm chủ gia đình, con cái là chủ, còn mình chỉ là nô tài. Nếu như phụ nữ làm thiếp, con cái cũng bị thấp hơn người khác một bậc. Con thứ thành thân cũng không được gả vào nhà tốt như con đích. Vì có những con đích của các gia đình không muốn lấy con thứ của nhà khác.

Quảng Nam: Mưa lớn khiến một điểm trường bị sập

Hiệu trưởng Trường tiểu học Trà Cang (Nam Trà My) cho biết, khoảng 23h ngày 17/11, mưa lớn đã khiến điểm trường Tak Cui ở thôn 5 bị hư hại do đất đá sạt lở, vùi lấp.

Theo đó, mưa lớn khiến đất đá từ quả đồi phía sau điểm trường đổ xuống khiến sập tường phòng học và gây hư hại nhiều thiết bị dạy và học.
Quang Nam: Mua lon khien mot diem truong bi sap
 Tường của một điểm trường ở Nam Trà My bị sụp.

Vụ chìm tàu câu mực: 83 ngư dân gặp nạn đã về đến đất liền

Chiều 20/10, Tàu 467 Hải quân chở 83 ngư dân gặp nạn khi câu mực trên biển đã cập Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3, (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Quân chủng Hải quân tiến hành bàn giao 83 ngư dân và 2 thi thể ngư dân bị nạn trên biển cho Bộ đội Biên phòng Quảng Nam và các cơ quan chức năng của địa phương theo quy định.

Trong 83 ngư dân được tàu 467 đưa về, có 78 ngư dân thuộc 2 tàu cá bị nạn, 5 ngư dân của các tàu cá khác gặp vấn đề về sức khỏe hoặc là người thân của các ngư dân bị nạn xin về cùng tàu.

Vu chim tau cau muc: 83 ngu dan gap nan da ve den dat lien
Tàu 467 Hải quân chở 83 ngư dân gặp nạn khi hành nghề câu mực trên biển cập bến chiều 20/10. 

Như đã thông tin, lúc 19h30 ngày 16/10, tàu cá QNa-90129 TS do ông Lương Văn Viên (47 tuổi, xã Tam Giang) làm thuyền trưởng, đang câu mực ở khu vực biển cách đảo Song Tử Tây khoảng 70 hải lý về hướng bắc đông bắc thì bị lốc xoáy làm chìm tàu. Trên tàu có 54 lao động.

Tàu cá QNa-90039 TS hoạt động gần khu vực đã cứu được 40 ngư dân tàu cá QNa-90129 TS, còn 14 ngư dân mất tích.

Đến trưa 17/10, lực lượng cứu hộ đã vớt được được 2 người trong số 14 người mất tích, song 2 ngư dân này đã tử vong.

Cũng trong khoảng thời gian này, tàu cá QNa-90927 TS có 39 lao động hoạt động tại vùng biển cách đảo Song Tử Tây khoảng 135 hải lý về hướng bắc tây bắc bị sóng đánh chìm.

Tàu cá QNa-91782 TS hoạt động gần đó đã vớt được 38 ngư dân tàu cá QNa-90927 TS, còn 1 ngư dân mất tích.

Nhận thông tin các tàu cá gặp nạn trên biển, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động các tàu 467, 471 và 735 đến hiện trường phối hợp tìm kiếm, cứu nạn ngư dân.

Đến 0h45 ngày 19/10, tàu 467 tiếp cận tàu QNa-90039 TS đón 43 ngư dân và 2 thi thể. Tiếp đó 10 giờ ngày 19/10, tàu 467 tiếp nhận đón 40 ngư dân trên tàu cá QNa-91782 TS.

Vu chim tau cau muc: 83 ngu dan gap nan da ve den dat lien-Hinh-2
Thi thể ngư dân được lực lượng chức năng đưa xuống tàu bàn giao gia đình 

Sau khi đón 83 ngư dân và 2 thi thể lên tàu, cán bộ, chiến sĩ tàu 467 Hải quân đã tổ chức thăm khám, hỗ trợ y tế, động viên ổn định tinh thần, bố trí nơi ăn nghỉ cho ngư dân và tổ chức bảo quản chặt chẽ, chu đáo 2 thi thể.

Tại buổi bàn giao, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, các cơ quan, ban ngành địa phương và Quân chủng Hải quân đã thăm hỏi và hỗ trợ các gia đình ngư dân gặp nạn với tổng giá trị gần 500 triệu đồng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ:

 

Đọc nhiều nhất

Tin mới