Chế độ ăn cho người mắc u tiền liệt tuyến

(Kiến Thức) - Đàn ông bước sang tuổi trung niên thường phải đối mặt với nhiều bệnh tật, trong đó có nỗi khổ của bệnh tiền liệt tuyến. 

Chế độ ăn cho người mắc u tiền liệt tuyến
Ảnh minh họa.
 Ảnh  minh họa.
Đàn ông bước sang tuổi trung niên thường phải đối mặt với nhiều bệnh tật, trong đó có nỗi khổ của bệnh tiền liệt tuyến (gồm u xơ, u phì, ung thư tiền liệt tuyến). Ngoài ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh này còn ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. 
Tuy nhiên, với chế độ ăn uống hợp lý, đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị tích cực cho người bệnh. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên chọn cho người bệnh mắc u tiền liệt tuyến.
1. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: Những thực phẩm, hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa nhiều beta-carotene và licopene là những chất trung hòa các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể, có thể ngăn chặn nguy cơ tạo thành các tế bào ung thư. Theo đó, các loại hoa quả như dưa hấu, quả lựu, cà chua, các loại rau xanh... là những thực phẩm nên sử dụng. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, vitamin, thì trong các loại thực phẩm này còn có các flavonoid có tính chất oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tim mạch và chống ung thư.
2. Bổ sung kẽm cho cơ thể: Theo các nghiên cứu, bệnh tiền liệt tuyến ít nhiều ảnh hưởng tới việc thiếu hụt nguyên tố kẽm trong cơ thể. Một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, những người này có hàm lượng kẽm thấp hơn 75% nhu cầu cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường của tuyến tiền liệt. Vì vậy, ngay từ bây giờ để phòng bệnh cũng như hạn chế tiến triển bệnh thì bạn nên bổ sung kẽm từ những thực phẩm như sò, huyết, hạt mè (vừng), hạt bí, hạnh nhân...
3. Thực phẩm giàu vitamin C và E: Vitamin C, E từ rau xanh là một chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Ớt chuông, bơ là một trong những thực phẩm dẫn đầu danh sách các loại rau giàu vitamin C và E.
4. Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Đây là những loại chất béo có lợi, giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh về tim mạch, ung thư tiền liệt tuyến. Sự thiếu hụt các axit béo có thể dẫn tới những rắc rối ở tuyến tiền liệt. Bạn nên bổ sung thường xuyên chất này qua các loại cá hồi, dầu hạt cải và đậu tây.
5. Hạn chế rượu, bia, tăng cường vận động: Rượu, bia không chỉ là yếu tố kích thích bệnh tiền liệt tuyến phát triển mà còn là kẻ thù của nhiều bệnh. Vì vậy, giảm những chất kích thích này, thay vào đó là tập vận động những môn thể thao như yoga, bơi lội, cầu lông, bóng truyền... để gia tăng sức đề kháng, chống viêm nhiễm cũng là cách phòng điều trị bệnh hữu hiệu.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về u tiền liệt tuyến

(Kiến Thức) - Mắc ung thư tiền liệt tuyến khiến không ít người lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến người bệnh thường thắc mắc.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về u tiền liệt tuyến
“Tôi thực sự mắc ung thư?”. Thử nghiệm PSA là phương pháp phổ biến nhằm phát hiện các vấn đề ở tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, việc xác định bạn có nồng độ PSA cao không đồng nghĩa 100% khả năng bạn mắc ung thư tiền liệt tuyến. Cách hiệu quả nhất để xác định liệu bạn có mắc ung thư không là tiến hành sinh thiết.
 “Tôi thực sự mắc ung thư?”. Thử nghiệm PSA là phương pháp phổ biến nhằm phát hiện các vấn đề ở tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, việc xác định bạn có nồng độ PSA cao không đồng nghĩa 100% khả năng bạn mắc ung thư tiền liệt tuyến. Cách hiệu quả nhất để xác định liệu bạn có mắc ung thư không là tiến hành sinh thiết.

Thiết bị phát hiện u tiền liệt tuyến chỉ trong 1 phút

(Kiến Thức) - Không cần các thủ tục rườm rà, sử dụng thiết bị này giúp các chuyên gia xác định bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến chỉ trong vòng 1 phút.

Thiết bị phát hiện u tiền liệt tuyến chỉ trong 1 phút
Đặc biệt, thiết bị khá nhỏ gọn với kích thước 54 x 60 x 43cm. Nó từng được đưa vào thử nghiệm và thu được nhiều kết quả khả quan.

10 lưu ý để ăn lẩu ngon, bổ dưỡng

(Kiến Thức) - Trong cái rét ngọt của mùa đông, lẩu là món ăn vừa hấp dẫn vừa bổ dưỡng. Nhưng phải ăn đúng cách để vừa bổ dưỡng vừa không gây bệnh.  

10 lưu ý để ăn lẩu ngon, bổ dưỡng
Ăn lẩu giúp chúng ta chống chọi lại cái lạnh của mùa đông, kích thích vị giác, hạn chế được việc mất chất dinh dưỡng và giữ nguyên được hương vị vốn có của thực phẩm. Tuy có rất nhiều lợi ích mang lại, nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây bệnh.
Ăn lẩu giúp chúng ta chống chọi lại cái lạnh của mùa đông, kích thích vị giác, hạn chế được việc mất chất dinh dưỡng và giữ nguyên được hương vị vốn có của thực phẩm. Tuy có rất nhiều lợi ích mang lại, nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây bệnh. 
Một số bệnh thường gặp khi ăn lẩu: Nhiệt độ của nồi lẩu cao, nước lẩu thường cay nóng và quá nhiều chất, nên ăn xong thường bị hiện tượng “bốc hỏa”, nhiệt lưỡi, miệng, sưng nướu. Thực phẩm ăn với lẩu thường là hải sản, các loại thịt và nội tạng động vật nên lượng acid uric rất cao, dễ bị gút hoặc một số bệnh về khớp.
Một số bệnh thường gặp khi ăn lẩu: Nhiệt độ của nồi lẩu cao, nước lẩu thường cay nóng và quá nhiều chất, nên ăn xong thường bị hiện tượng “bốc hỏa”, nhiệt lưỡi, miệng, sưng nướu. Thực phẩm ăn với lẩu thường là hải sản, các loại thịt và  nội tạng động vật nên lượng acid uric rất cao,  dễ bị gút hoặc một số bệnh về khớp.
Ăn lẩu nóng, uống bia lạnh hoặc đồ uống mát vào sẽ không tốt cho tiêu hóa, dễ viêm dạ dày và ruột. Khi cho nhiều loại thịt, nội tạng động vật, hải sản sống vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải ăn đúng cách để vừa ngon, bổ và tránh những bệnh tật
Ăn lẩu nóng, uống bia lạnh hoặc đồ uống mát  vào sẽ không tốt cho tiêu hóa, dễ  viêm dạ dày và ruột. Khi cho nhiều loại thịt, nội tạng động vật, hải sản sống vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải ăn đúng cách để vừa ngon, bổ và tránh những bệnh tật 
Không nên ăn quá cay, quá nhiều dầu mỡ. Mùa đông khí hậu lạnh nhưng hanh khô, nếu ăn quá cay nóng sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước lẩu nên thanh đạm, ít cay.
Không nên ăn quá cay, quá nhiều dầu mỡ. 
Mùa đông khí hậu lạnh nhưng hanh khô, nếu ăn quá cay nóng sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước lẩu nên  thanh đạm, ít cay.
Nên ăn các thực phẩm chính trước. Trước khi thịt và rau nhúng trong lẩu bạn nên ăn một chút thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang trước. Cách này vừa kiểm soát lượng thức ăn cũng như bảo vệ dạ dày.
Nên ăn các thực phẩm chính trước. Trước khi thịt và rau nhúng trong lẩu bạn nên ăn một chút thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang trước. Cách này vừa kiểm soát lượng thức ăn cũng như bảo vệ dạ dày.
Nên ăn nhiều rau xanh hơn thịt. Do t hời gian ăn lẩu thường lâu, không khí rất thoải mái, nên chúng ta thường ăn nhiều. Bạn nên ăn rau nhiều để hạn chế nạp các loại thực phẩm nhiều khác.
Nên ăn nhiều rau xanh hơn thịt. Do t
hời gian ăn lẩu thường lâu, không khí rất thoải mái, nên chúng ta thường ăn nhiều. Bạn nên ăn rau nhiều để hạn chế nạp các loại thực phẩm nhiều khác.
Không nên uống rượu hay đồ uống lạnh. Rượu trắng , đồ uống lạnh rất có hại cho dạ dày, nếu uống khi ăn lẩu nóng, càng tăng kích thích dạ dày. Vì vậy, khi chọn đồ uống để ăn cùng lẩu có thể uống sữa đậu nành hoặc sữa chua để bảo vệ bao tử của bạn
Không nên uống rượu hay đồ uống lạnh.  Rượu trắng , đồ uống lạnh rất có hại cho dạ dày, nếu uống khi ăn lẩu nóng, càng tăng kích thích dạ dày. Vì vậy, khi chọn đồ uống để ăn cùng lẩu có thể uống sữa đậu nành hoặc sữa chua để bảo vệ bao tử của bạn
Thực phẩm phải được nhúng chín. Đặc biệt là các loại thịt, hải sản, nội tạng động vật phải được nhúng chín hẳn mới ăn. Tùy theo các loại thực phẩm khác nhau mà thời gian nấu chín cũng khác: Các loại thịt ít nhất từ 10 phút trở lên, hải sản 15 phút, nội tạng 5 phút, rau xanh từ 1-2 phút tùy loại.
Thực phẩm phải được nhúng chín. 
Đặc biệt là các loại thịt, hải sản, nội tạng động vật phải được nhúng chín hẳn mới ăn. Tùy theo các loại thực phẩm khác nhau mà thời gian nấu chín cũng khác: Các loại thịt ít nhất từ 10 phút trở lên, hải sản 15 phút, nội tạng 5 phút, rau xanh từ 1-2 phút tùy loại.
Người già, người có bệnh mãn tính càng phải lưu ý. Người già có chỉ số uric trong máu cao nên chú ý khi ăn lẩu, đặc biệt không được uống nước lẩu nóng. Người cao huyết áp nên ăn ít thịt, hải sản, không được ăn nội tạng, không ăn quá mặn hay quá nhiều dầu mỡ. Nên ăn thanh đạm như nhiều rau xanh, đậu phụ, lẩu chay.
Người già, người có bệnh mãn tính càng phải lưu ý. 
Người già có chỉ số uric trong máu cao nên chú ý khi ăn lẩu, đặc biệt không được uống nước lẩu nóng. Người cao huyết áp nên ăn ít thịt, hải sản, không được ăn nội tạng, không ăn quá mặn hay quá nhiều dầu mỡ. Nên ăn thanh đạm như nhiều rau xanh, đậu phụ, lẩu chay.
Nước lẩu, các loại thịt, hải sản nhúng vào lẩu đều rất nóng. Chúng ta nên ăn với một số loại rau mang tính hàn và để cân bằng như: rau chân vịt, cải thảo, nấm, củ sen, củ niễng, măng… Nên cho một chút gừng tươi vào nồi lẩu vừa có vị thơm lại tốt. Gừng không nên cạo vỏ vì vỏ gừng tính hàn.
Nước lẩu, các loại thịt, hải sản nhúng vào lẩu đều rất nóng. Chúng ta nên ăn với một số loại rau mang tính hàn và để cân bằng như: rau chân vịt, cải thảo, nấm, củ sen, củ niễng, măng… Nên cho một chút gừng tươi vào nồi lẩu vừa có vị thơm lại tốt. Gừng không nên cạo vỏ vì vỏ gừng tính hàn. 
Ăn lẩu xong cũng có thể ăn trái cây, nhưng nên đợi sau 30~40 phút. Trái cây giàu vitamin có vai trò giải nhiệt.
Ăn lẩu xong cũng có thể ăn trái cây, nhưng nên đợi sau 30~40 phút. Trái cây  giàu vitamin có vai trò giải nhiệt.
 

Tin mới

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.