Châu Á chấn động trước khẩu chiến Mỹ-Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, Châu Á chấn động trước khẩu chiến Mỹ-Triều Tiên vì điều này làm cho khả năng xung đột quân sự dường như thực tế hơn.

Châu Á chấn động trước khẩu chiến Mỹ-Triều Tiên?
Khẩu chiến Mỹ-Triều Tiên ngày càng trở nên dữ dội, với việc Bình Nhưỡng tuyên bố đang lên kế hoạch tấn công tên lửa các lực lượng quân sự Mỹ ở đảo Guam, làm gia tăng khả năng xảy ra chiến tranh do tính toán sai lầm hoặc thái độ quá khích của hai bên.
Chau A chan dong truoc khau chien My-Trieu Tien?
“Khẩu chiến” Mỹ-Triều Tiên đang ngày càng trở nên dữ dội. Ảnh ghép: Sky News 
Một số nhà phân tích cho rằng lời đe dọa máu lửa của Tổng thống Donald Trump hôm 8/8 chỉ nhằm cảnh báo Triều Tiên chớ có liều lĩnh tấn công nước Mỹ, mặc dù lời lẽ lại giống giọng điệu tuyên truyền đặc trưng của Triều hơn là giống những tuyên bố thận trọng của các vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích trong khu vực lại cho rằng nguy cơ chiến tranh đang trở nên nhãn tiền.
Nhà phân tích Cheng Xiaohe, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói: "Sự đối đầu giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên sẽ trở nên tàn nhẫn, quyết liệt và đẫm máu”. Ông Cheng Xiaohe gọi tuyên bố của Tổng thống Donald Trump là "kích động" và cuộc “khẩu chiến” đe dọa lẫn nhau này dẫn đến một giai đoạn đối đầu mới.
Giáo sư Cheng nói rằng ông không hiểu vì sao Tổng thống Donald Trump đưa ra lời đe dọa nói trên, chỉ vài ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) áp đặt các hình phạt kinh tế khắc nghiệt nhất đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân-tên lửa của nước này. Cuộc bỏ phiếu đồng thuận trừng phạt Triều Tiên tại HĐBA LHQ vốn được coi là thành tựu ngoại giao lớn nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Giáo dư Cheng Xiaohe nói: "Thông thường, chính phủ Mỹ sẵn sàng dành nhiều thời gian cho nghị quyết này để xem hiệu lực của nó đau đớn đến mức nào (đối với Bình Nhưỡng)”.
Trên khắp khu vực Châu Á, các nhà phân tích đã phản ứng lo ngại trước tuyên bố “máu lửa” của Tổng thống Mỹ Donal cũng như trước tiến trình không bị cản trở của CHDCND Triều Tiên hướng tới việc trở thành một cường quốc hạt nhân có thể tấn công Mỹ hay các nước phương Tây khác.
Mặc dù lời cảnh báo của Tổng thống Donald Trump rằng Bình Nhưỡng sẽ bị đáp trả bằng “lửa và thịnh nộ chưa từng thấy”, nếu đe dọa nước Mỹ phản ánh rõ ràng sự thất vọng ngày càng tăng của người Mỹ trước những tiến bộ của CHDCND Triều Tiên, các nhà phân tích không rõ liệu ông Trump có hiểu hết ý nghĩa của ngôn từ mạnh mẽ như vậy.
Điều đó đặt ra nghi vấn về chiến lược của chính quyền Mỹ hiện nay và liệu Tổng thống Trump có nhận thức được cái giá mà một số đồng minh lâu năm của Mỹ, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể phải trả cho việc thực hiện lời đe dọa của ông hay không.
Nhà phân tích Lee Byong-chul, một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Hoà bình và Hợp tác tại Seoul, nói: "Ông Trump dường như không hiểu liên minh là gì và dường như không thèm đếm xỉa đến các nước đồng minh, khi tuyên bố điều đó. Không một tổng thống Mỹ nào lại nói đến lựa chọn quân sự dễ dàng như vậy. Ông ấy làm cho người dân Hàn Quốc lo lắng vì không mấy ai muốn có chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên”.
Các quan chức ở Châu Á và các nước khác có xu hướng phớt lờ những tuyên bố mà Tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter hoặc cho rằng những tuyên bố này không phản chính xác về chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tuyên bố “máu lửa” của Tổng thống Trump là nguy hiểm và không thể ngăn cản được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Euan Graham, một nhà phân tích thuộc Viện Lowy ở Sydney, Australia, đã viết trong thư điện tử: "Chúng ta vốn quen mô tả Bắc Triều Tiên là ‘không thể đoán trước’, nhưng chính Mỹ đang ngày càng đưa ra chiến lược khôn lường…”
Giáo sư Cheng của Đại học Nhân dân cho biết, phản ứng của Triều Tiên đối với các biện pháp trừng phạt mới nhất của Hội đồng Bảo an cho thấy Bình Nhưỡng không có ý định trì hoãn chương trình tên lửa-hạt nhân. Ông nói rằng các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, cần phải chuẩn bị đối phó với hậu quả xung đột. Ông nói: "Chúng ta đang ở vào một thời kỳ rất nguy hiểm và Trung Quốc cần phải ... chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất".

Vì sao Mỹ chưa dám tấn công quân sự Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Nếu Mỹ lựa chọn giải pháp tấn công quân sự Triều Tiên, thì đó chính là một sự lựa chọn xấu và dẫn đến hậu quả vô cùng tồi tệ.

Vì sao Mỹ chưa dám tấn công quân sự Triều Tiên?
Đó là nhận định của nhà phân tích Peter App trong một bài viết được hãng tin Reuters đăng tải.

Cuộc chiến nguy hiểm hơn xung đột Syria sắp cận kề?

Theo cựu quan chức tình báo Anh, nếu Mỹ lựa chọn giải pháp quân sự chống Triều Tiên, thì đây là cuộc chiến nguy hiểm hơn bất cứ thứ gì ở Syria.

Cuộc chiến nguy hiểm hơn xung đột Syria sắp cận kề?
Cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Anh (MI-6) John Sawers cảnh báo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dẫn đầu cuộc chiến nguy hiểm thảm khốc với Triều Tiên vì tính khí và sự thiếu kinh nghiệm của ông.
Cuoc chien nguy hiem hon xung dot Syria sap can ke?
Mỹ đã điều tàu sân bay USS Carl Vinson, hộ tống bởi nhiều tàu khu trục và tàu tuần dương trang bị hàng trăm quả tên lửa hành trình Tomahawk, áp sát Triều Tiên.  Ảnh Stars and Stripes 

Ông Trump như "gà mắc tóc” trong vấn đề Triều Tiên

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump như "gà mắc tóc" trong vấn đề Triều Tiên: tấn công thì lo bị giáng trả, còn khoanh tay đứng nhìn thì hậu quả khôn lường.

Ông Trump như "gà mắc tóc” trong vấn đề Triều Tiên
Vấn đề Triều Tiên đang nóng lên từng giờ. Chính quyền của ông Trump cảnh báo Bình Nhưỡng chớ có khiêu khích thên nữa và cử một nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu áp sát bán đảo Triều Tiên. Về phần mình, Triều Tiên tuyên bô sẵn sàng giáng trả đích đáng “mọi hình thức chiến tranh” mà Mỹ tiến hành. Trong khi đó, các chuyên gia của quân đội Đức cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sắp thử hạt nhân.
Ong Trump “nhu ga mac toc
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đơn phương “giải quyết vấn đề Triều Tiên”. Ảnh: Daily Express 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.