Chất lượng không khí Hà Nội ở ngưỡng cảnh báo tím

Sáng nay (11/11), chỉ số đánh giá chất lượng môi trường không khí (AQI) của Hà Nội là trên 200, có hại cho sức khỏe. Nhiều tỉnh lân cận chất lượng không khí cũng ở mức xấu...

Chất lượng không khí của Thủ đô Hà Nội diễn biến xấu từ đầu tháng 10 và cho tới hiện tại vẫn còn rất đáng lo ngại. Theo chỉ số AQI, vào giai đoạn chuyển mùa năm 2024 mức độ ô nhiễm không khí diễn biến từ ngày 1/10 đến nay có thời điểm dao động ở mức "kém" hoặc "xấu". AQI trung bình 24h từ 101 - 150 là mức "kém", từ 151 - 200 là mức "xấu" trong thang 6 mức của chỉ số. Bên cạnh đó, tình trạng nghịch nhiệt, sương mù dày đặc khiến bụi mịn ở Hà Nội tăng cao.
Sáng 11/11, theo Cổng thông tin quan trắc chất lượng không khí của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài Nguyên- Môi trường các điểm quan trắc tại đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) và đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) lúc 9h sáng chất lượng không khí đều rất kém - ở ngưỡng cảnh báo tím. 
Chat luong khong khi Ha Noi o nguong canh bao tim
Chất lượng không khí tại nhiều điểm ở Hà Nội vào 13h ngày 11/11 vẫn ở ngưỡng xấu 
Nhiều khu vực ở Hà Nội ở mức kém với chỉ số AQI cao từ 152 đến 191. Cá biệt có khu vực Phú Thượng (quận Tây Hồ), chỉ số AQI vào 5h sáng nay lên đến mức 217, đến 9h sáng nay là 213 vẫn ở mức rất có hại cho sức khỏe. Các khu vực còn lại ở mức trung bình.
Đến 13h cùng ngày, nhiều điểm quan trắc vẫn cảnh báo chất lượng không khí ở mức xấu như điểm đo 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên; điểm đo ở Đại học Bách khoa Hà Nội...
Theo các chuyên gia khí tượng, thời tiết là một trong những nguyên nhân tác động lớn đến chất lượng không khí của Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội đang bước vào mùa đông với thời tiết hanh khô, nắng nóng vào ban ngày, đêm và sáng sớm trời lạnh, khiến chất lượng không khí không được cải thiện.

Còn theo đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, phát thải ô nhiễm không khí ở Hà Nội đến từ hoạt động giao thông vận tải bao gồm cả bụi đường, khí thải từ số lượng lớn các xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Bên cạnh đó hoạt động xây dựng nhà ở, công trình giao thông, công ích chưa nghiêm túc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, quản lý như che chắn, rửa xe, vệ sinh... làm phát sinh bụi.

Không chỉ Hà Nội mà nhiều tỉnh lân cận ở mức xấu,gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điểm quan trắc tại đường Nguyễn Văn Linh (TP Hưng Yên, Hưng Yên) và đường Trần Thái Tông (TP Thái Bình, Thái Bình) chất lượng không khí cũng ở ngưỡng rất kém.
Một số nơi khác ở Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Thái Nguyên cũng có chất lượng không khí xấu (cảnh báo đỏ).
>>> Mời độc giả xem thêm video TP. HCM xuất hiện sương mù: Báo động ô nhiễm không khí:

(Nguồn: VTV24)

Những địa điểm dự báo ô nhiễm không khí cao ở Hà Nội ngày 7/10

Lúc 8h50 sáng nay (7/10), chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 174, ô nhiễm nhất thế giới. Một số điểm ghi nhận chất lượng không khí có hại cho sức khỏe.

Sáng nay 7/10, Hà Nội, TP HCM nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, xếp hạng theo dữ liệu của trang IQAir.
Lúc 8h50, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội là 174, ô nhiễm nhất thế giới, chất lượng không khí không lành mạnh.
Nhung dia diem du bao o nhiem khong khi cao o Ha Noi ngay 7/10
Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng trong sáng nay.Ảnh minh hoạ. Nguồn khoahoc.tv
Cùng thời điểm này, chỉ số ô nhiễm không khí tại TP.HCM là 147, đứng thứ 7 thế giới, chất lượng không khí không tốt cho các nhóm nhạy cảm.
Theo số liệu quan trắc ô nhiễm không khí Pam Air (kênh thông tin tham khảo chất lượng không khí) lúc 8h, một số điểm tại Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí có hại cho sức khỏe như Chùa Láng, Thành Công (quận Đống Đa), Kim Mã, Đội Cấn (quận Ba Đình)... Chỉ số ô nhiễm không khí tại các điểm này thấp nhất 160, cao nhất 183.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hình thái thời tiết này dự báo kéo dài trong những ngày tới, người dân cần chú ý vấn đề sức khỏe.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, những ngày ô nhiễm không khí nghiêm trọng người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức rất có hại

Tình trạng ô nhiễm không khí đã quay trở lại Hà Nội làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân khi hàng loạt các điểm đo cảnh báo nguy hại.

Theo trang iqair.com (Xếp hạng chỉ số chất lượng không khí thế giới), ngày 12/10, chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức rất có hại với chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức khoảng 160 (ngưỡng tốt là 0-50). Với chỉ số chất lượng không khí này, những người nhạy cảm được khuyến cáo tránh hoạt động ngoài trời.

Khoảng hơn 1 tuần nay, thủ đô Hà Nội đã trải qua tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng với chỉ số AQI trung bình mỗi ngày từ 154 - 177 đơn vị (mức xấu, người dân cần hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết). Cùng với đó, chỉ số bụi mịn PM2.5 cũng ở mức rất cao, gấp hàng chục lần so với giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Ha Noi: Chat luong khong khi o muc rat co hai
Ngày 12/10 vào lúc15h25 giờ địa phương,  Hà Nội xếp ô nhiễm thứ 3 trong số các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ảnh nguồn iqair.com.
Trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí theo thời gian thực PamAir, 11h30 sáng ngày 11/10, nhiều điểm ở Hà Nội ô nhiễm không khí đạt đến mức màu tím - mức nguy hại cho sức khỏe. Theo đó, tại điểm đo Cụm chung cư Văn phòng Quốc hội ở Nam Từ Liêm có chỉ số AQI lên đến 203. Phố Đội Cấn có mức độ ô nhiễm không khí rất cao khi AQI lên đến 22. Một số điểm ô nhiễm không khí nghiêm trọng khác như Kim Mã có AQI 184, phố Chùa Láng có AQI là 176, phố Nguyễn Chế Nghĩa có AQI là 153...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.