Chắt bóp từng đồng với mức lương 7 triệu/tháng tại Hà Nội

Với mức lương dưới 10 triệu đồng/tháng, cô gái này vẫn có thể sống tốt ở thành phố lớn, đồng thời gửi ít tiền về biếu bố mẹ.

Lương 7 triệu đồng/tháng vẫn gửi được tiền biếu bố mẹ
Trịnh Hằng (24 tuổi, Hà Nội) đang làm công việc nhân viên văn phòng trong một công ty xuất nhập khẩu, nhận lương 6,5 - 7 triệu đồng/tháng.
Cô nàng đang ở ghép cùng một người bạn tại căn chung cư mini ở quận Hai Bà Trưng, rộng khoảng 40m2, với tổng chi phí thuê nhà là 2,5 triệu đồng/tháng/người. Trịnh Hằng và hai người bạn đã ở cùng nhau từ thời sinh viên nên đã có sự hiểu nhau nhất định, do đó việc ở ghép sẽ dễ dàng hơn.
Mỗi tháng, Trịnh Hằng dành thêm 3 triệu đồng cho tiền ăn và các khoản chi tiêu khác. Khoảng 2 triệu đồng còn lại cô dùng để tích luỹ, phòng rủi ro khi ốm đau và hỏng xe hoặc mua thêm quần áo phục vụ công việc.
“Ba mẹ mình ở quê, vẫn còn đi làm được nên mình không gặp áp lực phải gửi tiền về hàng tháng. Mình chỉ gửi thêm tiền cho phụ huynh vào dịp lễ Tết hoặc trường hợp thật sự cần thiết, như gia đình có đám hiếu hỷ…”, Trịnh Hằng nói thêm. Khoảng tầm 1 quý, cô nàng có thể gửi cho bố mẹ 2-4 triệu đồng tuỳ tình hình tài chính và mức chi tiêu cá nhân.
Chat bop tung dong voi muc luong 7 trieu/thang tai Ha Noi
Ảnh minh hoạ. 
Với Trịnh Hằng, lương tháng 7 triệu đồng chỉ có thể “sống đủ" chứ không thể “sống tốt". Bởi lẽ ở thời điểm hiện tại, khi có mức thu nhập không cao, cô nàng chỉ có thể quản lý tài chính tốt bằng cách tiết kiệm chi tiêu chứ không thể dành tiền đi học hay đầu tư để tiền đẻ ra tiền.
“Mình tự nhận thức mức lương này chỉ phù hợp với một người trẻ chưa có gia đình và con cái, không bệnh tật, hạn chế giao du với bạn bè và không dự nhiều đám cưới. Chỉ trong 2-3 năm sau, nếu lạm phát tăng cao thì mức lương này rất khó sống ở thành phố lớn.
Mình vẫn đang tìm kiếm cơ hội để nhân đôi thu nhập bằng Affiliate Marketing, hoặc thăng tiến trong công việc chính thức. Hiện tại, chỉ với nguồn thu nhập 7 triệu/tháng thì mình thấy hơi khó sống".
Lương 7 triệu đồng/tháng “sống đủ” ở Hà Nội thế nào?
“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" là nguyên tắc chi tiêu của cô nàng với mức thu nhập khiêm tốn hiện tại. Dù có tiền lương không cao song trong thời buổi bão sa thải như hiện nay, Trịnh Hằng vẫn thấy may mắn khi cô chưa cần vay nợ, không bị mất việc và không cần xin tiền hàng tháng từ bố mẹ.
Với mức lương hiện tại, Trịnh Hằng đã cắt giảm nhiều thói quen mua sắm mà người trẻ thường theo đuổi như gội đầu dưỡng sinh, ăn ngoài hàng… hoặc chỉ thay điện thoại mới 3 năm/lần. Bên cạnh đó, cô nàng vẫn luôn tự nhắc nhở phải duy trì chính sách tiết kiệm tiền chặt chẽ như sau:
- So sánh kỹ giá cả khi mua hàng hoá:
Trước khi mua các sản phẩm từ 300 ngàn đồng trở lại như quần áo hay điện thoại… cô nàng thường so sánh mức giá trên các sàn thương mại điện tử hay tại cửa hàng trực tiếp.
“Một cái bẫy tiêu dùng mà các cửa hàng hay lừa chúng ta là nâng mức giá cao hơn, khiến mình lầm tưởng đang mua hàng chất lượng cao. Mình từng nhiều lần phân vân giữa mua cái áo khoảng 500 ngàn đồng với một cái áo 300 ngàn đồng nhưng kiểu dáng tương tự.
Sau đó, mình chọn mua cái rẻ hơn vì mình nghèo. Kết quả là mình thấy cái áo 300 ngàn đồng chất lượng không kém so với áo 500 ngàn đồng, trong khi bản thân còn tiết kiệm được nhiều tiền hơn".
- Chi tiêu có kế hoạch
Với Trịnh Hằng, để người trẻ sống tốt với mức thu nhập ít ỏi thì họ cần phải tuân theo kế hoạch tài chính đã đề ra. Bởi chỉ cần một lần vung tay quá chán cũng có thể tiêu sạch hết nửa tháng tiền lương. Cô nàng chi tiêu có kế hoạch bằng cách nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí, lựa chọn quần áo tối giản và mua đồ bình dân.
- Quy tắc 24 giờ
Khi lướt các sàn thương mại điện tử, đặc biệt vào ban đêm, chúng ta thường dễ mua những món đồ không thật sự cần thiết. Trịnh Hằng đã giảm bớt sự chi tiêu hoang phí này bằng quy tắc 24 giờ. Cụ thể, nếu vẫn còn do dự khi mua món đồ nào đó, cô nàng sẽ để chúng qua một ngày sau, nếu thấy đồ vẫn còn đáng tiền thì mới mua về.
Cuối cùng, Trịnh Hằng cho rằng dù có mức lương cao hơn, bản thân vẫn cần cắt giảm các chi phí sinh hoạt không cần thiết. “Mình biết nhiều người cho rằng tiêu tiền là động lực của việc kiếm tiền. Tuy nhiên, nếu chỉ biết tiêu tiền theo bản năng, không cần suy nghĩ thì đến một ngày tài chính của bạn cũng dần cạn kiệt.
Hơn nữa, không phải ai cũng đoán trước được tình hình tài chính cá nhân trong 2-3 năm tới. Vậy nên với mình, tiết kiệm còn để phòng những trường hợp bất trắc, tạo thói quen tốt cho tương lai”.

Đừng lầm tưởng lương tháng 13 là thưởng tết!

Trên thực tế, nhiều người vẫn nhầm lẫn về bản chất của lương tháng 13 là thưởng tết, nguyên nhân vì sao?

Hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa, quy định về lương tháng thứ 13. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều chi thêm một khoản lương gửi người lao động (NLĐ) vào dịp cuối năm nhằm quyết định thưởng cho NLĐ có khoảng thời gian gắn bó cống hiến cho công ty.

3 năm sống với nhau như vợ chồng, tôi phẫn uất khi nhận “quà cưới” từ em

Hiện tại cô ấy làm công ty tư nhân, tôi cũng vậy. Lương tháng của tôi cao hơn cô ấy một chút nhưng so với thiên hạ thì chẳng thấm vào đâu.

Chúng tôi yêu nhau đến giờ đã 3 năm, tôi nghĩ đó không phải là một thời gian ngắn. Chuyện tình cảm của chúng tôi cả hai nhà đều biết. Tôi về quê cô ấy chơi suốt. Hai đứa cũng ăn ở với nhau, dù không sống cùng một nhà nhưng chẳng khác nào vợ chồng. Có lẽ chúng tôi chỉ còn đợi một đám cưới chính thức để công khai là vợ chồng mà thôi.

Hai đứa cũng ăn ở với nhau, dù không sống cùng một nhà nhưng chẳng khác nào vợ chồng. (ảnh minh họa)

Nói về gia đình, tôi thấy hai bên đều tương xứng. Nhà tôi và nhà cô ấy đều kinh tế bình thường, không giàu có gì. Ban đầu tôi đã nghĩ điều này là cơ sở để hai đứa tiến tới với nhau dễ dàng hơn, không phải lo chuyện môn đăng hậu đối. Thế mà giờ đây, nó lại chính là thứ khiến cô ấy bỏ tôi.

Hiện tại cô ấy làm công ty tư nhân, tôi cũng vậy. Lương tháng của tôi cao hơn cô ấy một chút nhưng so với thiên hạ thì chẳng thấm vào đâu. Hàng tháng sau khi trừ các khoản chi tiêu đi cũng chỉ để được một vài triệu, đấy là không có gì bất thường xảy ra. Nếu chúng tôi lấy nhau, hai đứa sẽ phải nỗ lực và tự lập khá nhiều vì gia đình hai bên đều không có gì để giúp đỡ.

Mọi việc diễn ra nhanh tới mức tôi còn không hiểu nổi sự tình. Hóa ra trước đấy cả cô ấy và gia đình đều đã chuẩn bị cho đám cưới, đám hỏi cả rồi, tất cả chỉ còn đợi thông báo cho tôi là xong. Số tiền mà cô ấy đưa tôi coi như mua một sự im lặng. Đó cũng là khoản mà người đàn ông kia cho cô ấy trước ngày cưới. Thấy bạn gái mới đêm qua còn đầu gối tay ấp với mình mặn nồng mà ngày hôm sau đã tíu tít khoác tay người đàn ông khác đi mua đồ cưới khiến tôi đau không kể xiết.

Số tiền cô ấy cho tôi, tôi vẫn cầm. Càng nghĩ tôi càng thấy cay cú. Thân là đàn ông mà bị bỏ phũ phàng, nhục nhã quá. Tôi tự hỏi cái số tiền này có nên cầm không, hay mang trả. Nó thực sự là một khoản lớn, nó sẽ giúp ích tôi được nhiều trong cuộc sống, hơn nữa cũng là cái an ủi khi tôi bị đối xử như thế. Nhưng nghĩ cầm thì sao mà nhục quá…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.